Ung thư vú kiêng ăn gì nên ăn gì để bệnh không tiến triển là vấn đề mà chắc hẳn rất người quan tâm. Bởi chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh ung thư vú. Vậy hãy cùng với Khơi Xuân Khang Linh cùng giải đáp câu hỏi “Bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?” thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
-
Ung thư vú ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả?
-
Ung thư vú có chữa được không? dấu hiệu nhân biết sớm và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả
-
05 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và những điều cần lưu ý
1. Mối liên hệ của người mắc ung thư vú với chế độ ăn
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị ung thư vú thì việc luyện tập cũng như chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người ung thư vú cũng rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Theo các thống kê đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện thì bệnh nhân ung thư có nguy cơ tử vong do thực phẩm cao hơn người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Điều đó giải thích tại sao việc lựa chọn một chế độ ăn khoa học là vô cùng quan trọng.
Từ đó có thể đưa ra kết luận nếu bệnh nhân ung thư vú ăn uống không đúng cách sẽ có thể dẫn đến 2 hậu quả sau:
- Người bệnh không có đủ sức khỏe để có thể tiếp tục điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị.
- Nguy cơ tử vong do các bệnh khác từ thực phẩm bẩn gây ra sẽ tăng cao hơn.
Do đó, đối với bệnh nhân ung thư vú thì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là vô cùng cần thiết để tăng cường sức khỏe cho người ung thư vú chống chọi với bệnh tật.
2. Ung thư vú nên kiêng ăn gì?
Những căn bệnh không lây nhiễm như ung thư vú thường là hậu quả của những thói quen ăn uống không khoa học và lành mạnh. Do đó, căn bệnh này cũng có thể ngăn chặn được nếu như áp dụng chế độ ăn uống phù hợp.
Vậy bệnh nhân ung thư vú nên kiêng những loại thực phẩm nào?
2.1. Rượu
Các nghiên cứu đã chỉ rằng việc uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú gấp nhiều lần.
Điều này có thể giải thích là do thức uống này sẽ góp phần làm tăng nồng độ estrogen. Đồng thời, uống nhiều rượu cũng sẽ gây tổn hại DNA của tế bào.
Các chuyên gia khuyến cáo các chị em phụ nữ mà uống đồ uống có cồn 3 lần trong 1 tuần sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 15%. Đồng thời nguy cơ này sẽ tăng lên là 10% nếu chị em uống rượu mỗi ngày.
2.2. Thịt gà
Trước đây, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều thịt đỏ có thể nguyên nhân làm cho bệnh ung thư vú chuyển nặng. Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu của Đại học Cambridge của Anh đã cho thấy thịt trắng cũng rất nguy hiểm. Thịt gà hay thịt cá cũng có thể làm cho bệnh ung thư vú trầm trọng hơn rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thịt gà có chứa rất nhiều asparagine. Đây là một trong những acid amin là thành phần cấu tạo của Protein. Và chính chất asparagine này là “thủ phạm” khiến cho tế bào ung thư vú di căn sang cơ quan khác nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bệnh mà có gen sản sinh asparagine ít hơn thì có tỉ lệ sống sót cao hơn.
Ngoài thịt gà, thì chất asparagine còn được tìm thấy nhiều trong thịt bò, cá, hải sản, sữa.
2.3. Đường
Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã phát hiện rằng khi loài động vật này ăn chế độ nhiều đường thì chúng sẽ có xu hướng phát triển các khối u tuyến vú.
Mặt khác, những khối u như này sẽ thường di căn nhiều hơn.
2.4. Chất béo
Chất béo rất không tốt cho bệnh nhân ung thư vú.
Đặc biệt, các chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như đồ chiên rán, bánh quy giòn, bánh ngọt đóng gói, bánh cookies.
3. Ung thư vú nên ăn gì?
Một số lựa chọn thực phẩm tốt đối với những người bị ung thư vú:
3.1. Gừng
Việc điều trị ung thư vú có thể gây ra một số tác dụng phụ buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể làm cho bệnh nhân bị sút cân và suy dinh dưỡng.
Do đó, để làm giảm triệu chứng buồn nôn thì người bệnh có thể dùng gừng để cảm thấy dễ chịu hơn.
3.2. Đậu nành
Trong hạt đậu nành có chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Cùng với đó, trong đậu nành còn chứa các chất axit phytic và chất genistein giúp ngăn chặn khối u di căn vào các mạch máu.
3.3. Rau củ
Theo các nhà nghiên cứu, thì lượng Estrogen dư thừa trong cơ thể có thể là một trong những yếu tố làm tăng khả năng tiến triển và di căn của bệnh ung thư vú.
Một số loại rau củ như bông cải xanh, rau cải xoăn, cà rốt, khoai tây, bưởi, cam, lựu,… đều chứa hàm lượng chất xơ lớn.
Các chất xơ có tác dụng làm giảm tác động của Estrogen tới các tế bào ung thư và đẩy nhanh quá trình loại bỏ estrogen dư thừa trong cơ thể.
Không chỉ vậy, chất xơ còn giúp hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân dễ dàng đào thải các chất độc hại cũng như các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Từ đó, sẽ giúp cơ thể của bệnh nhân khỏe mạnh hơn.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 91.779 phụ nữ đã cho thấy chế độ ăn uống có nhiều rau củ, trái cây hàng ngày có thể làm giảm 15% nguy cơ tiến triển thành ung thư vú.
3.4. Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Theo một nghiên cứu được tiến hành trên hơn 3.000 phụ nữ đã chỉ ra rằng những người sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa omega-3 có sẽ tỷ lệ tái phát ung thư vú thấp hơn 25% trong khoảng thời gian 7 năm sau điều trị.
Những thực phẩm có chứa omega-3 mà người bệnh ung thư vú nên ăn để cải thiện bệnh tốt hơn là: cá hồi, cá trích, bơ, dầu oliu,…
3.5. Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư.
Thành phần chống oxy hóa trong trà xanh có hoạt lực mạnh hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E. Do đó, có thể giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy bởi bệnh ung thư.
3.6. Thịt, trứng, sữa
Theo như nghiên cứu hiệp hội Ung thư của Canada, protein có nhiều trong thịt (thịt gà, vịt, lợn), trứng hay sữa là các hợp chất rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vú.
Các loại thực phẩm này có thể giúp hồi phục các tế bào bị tổn thương và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ protein, cơ thể có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau khi điều trị bệnh ung thư.
3.7. Tỏi
Hoạt chất sulfide allyl có trong tỏi có tác dụng làm giảm sự chuyển động của các gốc tự do và do đó kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
4. Lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư vú
4.1.Chia nhỏ bữa ăn của bạn
Có thể nói thật khó để có thể đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú chỉ với 3 bữa ăn mỗi ngày.
Do đó, người bệnh có thể chia nhỏ thành khoảng 5 – 6 bữa ăn/ngày để thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
4.2. Xin ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng
Nếu bạn cảm thấy rất khó khăn trong việc xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày thì bạn nên tìm gặp đến chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ có thể giúp người bệnh thiết kế một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với sở thích, nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bạn.
4.3. Tự xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cho bản thân
Việc điều trị ung thư đã chiếm rất nhiều thời gian của bệnh nhân và khiến người bệnh cảm thấy dường như mệt mỏi và không còn quá quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình.
Do vậy, người bệnh ung thư vú cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về dinh dưỡng để tránh bị quên và giúp tăng cường khả năng hồi phục cho cơ thể.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì nên ăn gì để bệnh không tiến triển?”. Hy vọng rằng nhờ đó mà bạn có thể xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân trước căn bệnh này.