Ung thư vú có chữa được không? dấu hiệu nhân biết sớm và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Ung thư vú có chữa được không là chủ đề ngày càng được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này trở nên phổ biến hơn mỗi ngày. Có rất nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này khiến người bệnh hoang mang. Chính vì thế Khơi Xuân Khang Linh muốn thông qua bài viết này đưa đến cho các bạn đọc câu trả lời chính xác nhất về thắc mắc ung thư vú có chữa được không?

Xem thêm:

1. Các giai đoạn của bệnh ung thư vú

Tình trạng xuất hiện những khối u ác tính ở vú và vùng ngực và các khối u này có khả năng lan rộng ra các bộ phận khác được gọi là ung thư vú. Bệnh này thường được chia làm 5 giai đoạn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 0 – Tiền ung thư

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư mới chỉ bắt đầu phát triển bất thường trong ống dẫn sữa, chưa có tính xâm lấn. 

Ung thư vú giai đoạn I

Ở giai đoạn này, xuất hiện khối u thường có kích thước nhỏ dưới 2cm, tương đương với nhân lạc đã bóc vỏ. Lúc này ung thư chưa di căn ra các hạch bạch huyết và ra ngoài vú.

Giai đoạn II

Khối u ở giai đoạn này đã phát triển lớn hơn giai đoạn đầu và có thể có một số đặc điểm như:

  • Đường kính của khối u rơi vào khoảng 2 – 5 cm và có thể có hoặc chưa di căn đến các hạch ở dưới cánh tay.
  • Khối u có đường kính dưới 5cm ( gần bằng quả chanh) nhưng chưa lan xuống các hạch bạch huyết ở nách.
  • Đường kính khối u nhỏ hơn 2cm nhưng đã có di căn xuống nách với số hạch bạch huyết không quá 3.
  • Không tìm thấy khối u nhưng phát hiện các tế bào ung thư vú ở không quá 3 hạch bạch huyết nách.

Nói chung ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu có sự gia tăng về số lượng nhưng vẫn tương đối lành tính, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến các bộ phận khác.

Giai đoạn III

Khi đã bước đến giai đoạn này, tình trạng bệnh sẽ được đánh giá là khá nguy hiểm. Bởi vì các tế bào ung thư đã có di căn mạnh mẽ hơn đến các hạch bạch huyết ở nách và cánh tay nhưng chưa đến các phần xa của cơ thể. Số lượng hạch bị di căn có thể lên tới 4-9 hạch, các khối u nguyên phát có kích thước lớn trên 5cm cũng có thể được tìm thấy.

Ung thư vú giai đoạn IV – Di căn

Khi bị ung thư vú ở giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Tới lúc này, các tế bào ung thư đã lan tỏa đi khắp các khu vực của cơ thể, thường gặp là di căn tới các cơ quan xương, não, phổi và gan. 

sieu-am-vú
Siêu âm vú

2. Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vú

Các triệu chứng của bệnh đa dạng và thay đổi khác nhau ở mỗi người. Nhưng một số dấu hiệu cảnh báo thường được tìm thấy ở người mắc bệnh là:

  • Ngứa rát thường xuyên ở quanh núm vú.
  • Đau tức ở ngực, lưng, vai gáy.
  • Vùng da ở trên vú trở nên sần sùi, có nếp gấp, dày hơn bình thường hoặc bị lún xuống.
  • Sờ thấy khối u không đau ở ngực.
  • Hạch nách sưng hoặc phát hiện khối u ở nách.
  • Núm vú tụt vào trong, rỉ dịch hoặc chảy máu bất thường.

Khi bạn phát hiện sự xuất hiện của một vài hoặc nhiều các dấu hiệu trên thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả điều trị cũng như khả năng hồi phục. 

3. Ung thư vú có chữa được không – Đi tìm lời giải đáp từ chuyên gia

Một tin vui đó là ung thư vú hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm từ đầu.

Theo các thống kê cho thấy, có tới 80% người bệnh có thể khỏi bệnh nếu được chữa từ giai đoạn đầu (0 và I) của ung thư vú. Tỷ lệ này giảm xuống ở giai đoạn II là 60 % và sẽ càng giảm thấp hơn nữa khi bệnh tiến triển sang các thời kỳ sau. Cho đến khi ung thư vú đã di căn thì việc điều trị chỉ còn ý nghĩa để giảm đau đớn, kéo dài thời gian sống chứ không còn tác dụng chữa khỏi.

Tương tự với khả năng chữa khỏi, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giảm từ 96% ở giai đoạn 0 xuống 92 %, 85% và 67 % ở lần lượt các giai đoạn I, II và III. Ở giai đoạn IV, tỷ lệ sống sau năm còn rất thấp, khoảng 20%. Có những trường hợp bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh tới hàng chục năm sau khi tìm ra bệnh và điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ ngay ở giai đoạn đầu.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, cải thiện khả năng chữa bệnh đáng kể như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, khả năng chữa khỏi ung thư vú còn phụ thuộc vào đáp ứng với các phương pháp điều trị của người bệnh. Bệnh nhân được điều trị càng sớm thì khả năng đáp ứng càng cao. Vậy nên lời khuyên từ các chuyên gia là hãy điều trị ung thư vú càng sớm càng tốt.

4. Các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú và cần tầm soát sớm là ai?

Ung thư vú có thể xuất hiện ở mọi đối tượng kể cả nam giới, nhưng thường gặp hơn phụ nữ. Khả năng mắc ung thư vú tăng cao khi có một số yếu tố như:

  • Tuổi tác càng lớn nguy cơ bị ung thư vú càng cao. Vậy nên, người càng lớn tuổi càng cần để ý đến sức khỏe của bản thân nói chung, cũng như tầm soát phát hiện ung thư vú sớm nói riêng. Nhất là với phụ nữ khoảng 45-50 tuổi.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trong gia đình bạn có người từng bị ung thư vú thì khả năng bạn mắc bệnh cũng nhiều hơn. Do đó gia đình có tiền sử mắc bệnh thì bạn nên chú ý các dấu hiệu và đi khám thường xuyên để phát hiện bệnh.
  • Người có các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Các bất thường nói đến ở đây là tình trạng bé gái có kinh sớm trước 12 tuổi hoặc phụ nữ bị mãn kinh muộn (sau 50 tuổi).
  • Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone để điều trị mãn kinh.
  • Tiếp xúc với các tia phóng xạ độc hại hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
  • Bên cạnh đó người bị vô sinh, hiếm muộn cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

Vậy nên những người có những yếu tố trên nên đi khám tầm soát ung thư vú sớm để chủ động điều trị, nâng cao hiệu quả chữa bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thắc mắc các biện pháp tầm soát đó là gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp sau đây nhé.

5. Tầm soát ung thư vú – Biện pháp phát hiện bệnh

Theo đà phát triển của khoa học và công nghệ đã ra đời rất nhiều các kỹ thuật tiên tiến giúp phát hiện sớm một cách chính xác ung thư vú. Các phương pháp tầm soát ung thư vú được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ

 Khi xuất hiện các khối u cứng, sờ thấy được ở vú hoặc núm vú tiết dịch bất thường thì bạn nên đi khám. Lúc này các xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định để tìm ra nguyên nhân có phải ung thư vú hay không.

Chụp X-quang tuyến vú

Đây là một phương pháp đưa đến hình ảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả chẩn đoán cao. Thường được áp dụng để phát hiện những bất thường nhỏ nhất xuất hiện cũng như sự thay đổi bất thường về mật độ, vôi hóa ở vú.

Siêu âm

Khi kết quả chụp X-quang không thể hiện được được rõ vị trí của khối u thì siêu âm sẽ được chỉ định thực hiện đồng thời. Phương pháp này sẽ cho phép xác định khu vực cụ thể của vú có khối u hoặc các bất thường khác.

Sinh thiết

Sinh thiết là kỹ thuật được sử dụng để tầm soát rất nhiều các bệnh ung thư và ung thư tuyến vú cũng không ngoại lệ. Các tế bào vú bất thường sẽ được đưa đi sinh thiết để có thể kết luận là tế bào lành tính hay ác tính.

Bên cạnh các kỹ thuật này, người bệnh cũng nên chủ động tự khám vú thường xuyên, đặc biệt là với các chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.

6. Các lưu ý dự phòng giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú

Ung thư vú hoàn toàn có khả năng tái phát, nhất là với các trường hợp điều trị muộn hoặc không dứt điểm. Đó là bởi vì các tế bào ung thư vú chưa được loại bỏ triệt để, khi gặp các điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát triển và gây tái phát bệnh.

Vậy nên sau khi kết thúc điều trị, người bệnh không nên chủ quan mà nên quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Một số gợi ý sau có thể hữu ích trong dự phòng tái phát ung thư vú:

Theo dõi và thường xuyên tái khám

Các bác sĩ đầu ngành thường khuyến cáo người bệnh nên đi tái khám lại khoảng 3 tháng/lần trong 2 năm đầu sau khi điều trị và 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo. Mục đích của việc tái khám là để theo dõi tiến trình hồi phục của người bệnh cũng như phát hiện và điều trị kịp thời nếu như bệnh tái phát hoặc có các biến chứng khác.

Sử dụng các thuốc giảm nguy cơ ung thư vú

Những loại thuốc này có tác dụng giúp ức chế estrogen nội sinh ở các mô mỡ, từ đó làm giảm khả năng hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Việc sử dụng thuốc giảm nguy cơ ung thư vú phải do các bác sĩ kê đơn sau quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Điều chỉnh chế độ sống

Chế độ sống là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong dự phòng không chỉ ung thư vú tái phát mà còn rất nhiều loại bệnh khác.

Một chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh đồng thời nâng cao sức đề kháng.

Nghỉ ngơi điều độ, khoa học cùng với tập luyện thể chất đều đặn cũng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các yếu tố gây bệnh cũng như nguy cơ tái phát ung thư vú.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ung thư vú có chữa được không? Đáp án đó chính là hoàn toàn có khả năng chữa khỏi và khả năng này càng tăng cao hơn khi bệnh được phát hiện, điều trị sớm. Chính vì vậy Khơi Xuân Khang Linh hy vọng các bạn đọc sẽ có sự quan tâm nhất định đến căn bệnh này và có thể thực hiện tầm soát ung thư vú sớm nếu cần thiết.