Ung thư vú giai đoạn cuối những điều cần lưu ý

Nhiều chị em thường nghĩ rằng, nếu đi khám và phát hiện ung thư vú ở giai đoạn cuối thì mọi thứ coi như đã chấm hết, nhưng điều này không thực sự hoàn toàn đúng. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về ung thư vú giai đoạn cuối nhé!

Xem thêm:

Ung thư vú giai đoạn cuối là gì?

Theo tổ chức ung bướu quốc tế, ung thư vú được phân chia thành 5 giai đoạn được đánh số từ 0 đến 4. 

Ung thư vú giai đoạn 4 còn được gọi là ung thư vú giai đoạn cuối. Giai đoạn này được đặc trưng bởi các khối ung thư vú đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, được coi là giai đoạn nặng nhất. Ở thời điểm này, ung thư không còn khả năng chữa khỏi vì nó đã lan rộng và di căn đến các cơ quan khác như phổi, hạch bạch huyết và não. 

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú ở giai đoạn cuối?

Xuất hiện các khối u vú

Mặc dù không phải cứ ung thư vú giai đoạn cuối là sẽ xuất hiện các khối u lớn. Đôi khi nó chỉ xuất hiện các khối u nhỏ như hạt đậu mà nhiều phụ nữ sẽ có thể nhìn thấy được hoặc sờ thấy một khối u trong vú của họ. 

Nó có thể tồn tại dưới nách hoặc một vị trí khác ở gần đó. Họ có thể bị sưng tấy ở xung quanh vú hoặc vùng nách.

Các khối ung thư vú ở giai đoạn cuối có xu hướng to và hoại tử, chảy máu bên trong. Một số khối u lại có xu hướng dính da và vỡ ra trên bề mặt da. Do tính chất khối ung thư có liên kết kém và xâm lấn xung quanh dẫn đến việc nhiễm trùng khối u sẽ dễ dàng len lỏi vào sâu trong mô. Bệnh nhân sẽ thấy đau đớn, chảy mủ và chảy máu khi các u đã vỡ ra trên bề mặt da.

Thay đổi trên bề mặt da

Ung thư vú dạng viêm sẽ gây ra ngứa, đỏ hoặc có cảm giác dày cứng ở vùng da ở lớp vú. Một số người còn gặp phải tình trạng da khô, bong tróc.

Các khối ung thư vú giai đoạn cuối xâm lấn và làm chặn các mạch bạch huyết, khiến cho da bị đỏ, sưng và có má lúm đồng tiền. Các khối ung thư tuyến vú thường có đặc điểm lan xung quanh và bám vào các mô da. Sự lớn lên của khối u kèm tác động của trọng lực sẽ kéo bề mặt da lõm vào bên trong. Đặc biệt là những khối u bên dưới núm vú, có thể làm kéo tụt núm vú vào trong và nổi đỏ quanh của quầng vú hoặc chảy mủ, khiến máu chảy ra ngoài theo núm vú.

Tiết dịch núm vú

Tiết dịch núm vú có thể là một triệu chứng của của ung thư vú. Bất kỳ chất dịch nào chảy ra từ núm vú, dù có màu hay không, đều được coi là tiết dịch ở núm vú.

Dịch có thể có màu vàng và trông giống như mủ, đôi khi thậm chí có thể có máu.

Đây là dấu hiệu của các khối u đã xâm lấn vào các tuyến của ống vú và có hoại tử, chảy máu từ bên trong. Mô dịch sẽ theo các mô tuyến của ống vú này và chảy ra ngoài qua núm vú.

Sưng tấy vú

Trông giai đoạn đầu của ung thư vú, phần vú của bệnh nhân có thể trông hoàn toàn bình thường và không có bất kỳ điều khác biệt gì quá bất thường. Mặc dù có các tế bào ung thư lúc này đang phát triển bên trong nó.

Ở những giai đoạn sau, người bệnh có thể bị sưng ở vùng vú và kèm theo sưng xung quanh ở vùng cánh tay. Điều này sẽ xảy ra khi các hạch bạch huyết ở vùng dưới cánh tay lớn và bị ung thư xâm lấn. Các khối ung thư vú sẽ gây ra sự ngăn chặn dòng chảy bình thường của chất lỏng trong hệ bạch huyết. Sau đó gây ra sự tồn ứ của các chất lỏng này hoặc gây phù hệ bạch huyết.

Đau và có cảm giác căng tức ở vú

Tế bào ung thư không gây đau nhưng khi phát triển chúng sẽ gây ra áp lực hoặc tổn thương đến các mô xung quanh. Khi khối u lớn sẽ làm tăng áp lực lên các cơ quan xung quanh, khiến người bệnh có cảm giác căng tức trong ngực.

Tế bào ung thư vú cũng có thể lan vào cơ ngực và xương sườn gây ra những cơn đau rõ ràng hơn. 

Mệt mỏi

Ở ung thư vú giai đoạn cuối, tình trạng mệt mỏi có thể trở nên phổ biến hơn ở những giai đoạn sớm. Bệnh nhân mệt mỏi và có thể kèm theo khó thở và tức ngực. 

Mất ngủ

Ung thư vú giai đoạn cuối sẽ gây ra mệt mỏi và đau đớn cho bệnh nhân. Điều này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ bình thường của bệnh nhân và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đau dạ dày và sụt cân

Ung thư vú có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và táo bón. Việc ăn uống bình thường cũng trở nên khó khăn hơn. Theo thời gian, chị em có thể chán ăn và khó hấp thụ lượng calo cần thiết. Không ăn thường xuyên có thể làm sụt cân nặng và mất cân bằng dinh dưỡng.

Khó thở

Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối thường bị tức ngực và khó hít thở sâu.Thông thường, điều này có nghĩa là ung thư đã di căn đến phổi và có thể kèm theo khó thở, ho khan.

Ung thư vú giai đoạn cuối: xâm lấn hay di căn?

Ung thư vú có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Khi ung thư vú lan đến các cơ quan khác trong cơ thể, nó có thể gây ra những triệu chứng khác tùy thuộc vào vị trí lây lan của nó. Những vị trí phổ biến để ung thư vú di căn đó là xương, phổi, gan và não.

Xương

Khi ung thư vú di căn đến xương, nó có thể gây đau và gia tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy đau ở mọi vị trí của xương khiến việc đi lại của bệnh nhân trở nên khó chịu hoặc đau đớn.

Phổi

Một khi tế bào ung thư vú xâm nhập vào phổi, chúng sẽ gây ra khó thở và ho mãn tính.

Nếu khối u có kích thước to và hoại tử, có thể gây ra chảy máu và xuất huyết trong lồng ngực. Nếu khối u lan ra và chẹn các mạch bạch huyết có thể gây phù bạch huyết ở 1/2 phần trên cơ thể. 

Gan

Mặc dù ung thư vú giai đoạn cuối hiếm khi di căn đến gan. Chúng chủ yếu di căn ở các bộ phận ở 1/2 trên cơ thể, từ cơ hoành trở lên. Nhưng khi đã di căn đến gan, thời gian sống còn của bệnh nhân sẽ bị giảm sút rõ rệt.

Não 

Khi ung thư vú giai đoạn cuối di căn đến não, nó có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, liệt, mất chức năng giao tiếp và ngôn ngữ,…

Các cơn đau đầu thường xuyên là biểu hiện khi các khối u di căn đến não. Bệnh nhân thậm chí có thể còn hôn mê, mất nhận thức hoàn toàn và tử vong rất nhanh sau đó.

cac giai doan ung thu vu
các giai đoạn ung thư vú

Những hướng điều trị hỗ trợ ung thư vú giai đoạn cuối

Mặc dù ung thư vú giai đoạn cuối hầu như không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có các biện pháp điều trị để có thể duy trì chất lượng cuộc sống.

Một số phương pháp điều trị thường dùng như:

4.1. Phương pháp điều trị toàn thân 

Những loại thuốc được sử dụng cho ung thư vú giai đoạn IV phụ thuộc vào tình trạng thụ thể hormone và tình trạng HER2 của ung thư:

  • Ung thư vú dương tính với thụ thể hormone

Bệnh nhân bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone thường được điều trị trước bằng liệu pháp hormone với tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase. Thuốc này thường được kết hợp với một loại thuốc khác nhắm mục tiêu như chất ức chế CDK4 / 6, everolimus hoặc chất ức chế PI3K.

Vì liệu pháp hormone có thể mất hàng tháng để phát huy được tác dụng, nên hóa trị thường là phương pháp được sử dụng điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân có vấn đề do ung thư di căn, ví dụ như các vấn đề về hô hấp.

  • Ung thư âm tính với các thụ thể hormone

Hoá trị là phương pháp điều trị chính được sử dụng cho chị em bị ung thư âm tính với thụ thể hormone, vì liệu pháp hormone sẽ không hữu ích đối với những bệnh ung thư này.

  • Ung thư vú dương tính với HER2

Trastuzumab (Herceptin) thường được sử dụng để giúp bệnh nhân bị ung thư dương tính với HER2 sống lâu hơn nếu nó được dùng cùng với hóa trị hoặc với các loại thuốc khác như liệu pháp nội tiết tố hoặc các loại thuốc chống HER2 khác. 

Ngoài ra, Pertuzumab (Perjeta) hoặc ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla) cũng được sử dụng.

  • Ung thư âm tính với HER2 có đột biến gen BRCA

Với các trường hợp này thường được điều trị bằng hóa trị và  sau khi được hóa trị sẽ được điều trị bằng một loại thuốc nhắm mục tiêu gọi là chất ức chế PARP, như olaparib hoặc talazoparib.

  • Ung thư vú âm tính với HER2 có đột biến PIK3CA

Alpelisib là một loại thuốc được sử dụng để ức chế PI3K có thể được sử dụng kết hợp với fulvestrant để điều trị phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone.

  • Ung thư vú bộ ba âm tính

Atezolizumab có thể được chỉ định sử dụng cùng với Abraxane ở những người bị ung thư vú bộ ba âm tính tiến triển có khối u tạo ra protein PD-L1. 

4.2. Phương pháp điều trị tại chỗ 

Mặc dù điều trị toàn thân là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư vú giai đoạn 4, nhưng các phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị vùng đôi khi cũng được sử dụng..

Xạ trị và hoặc phẫu thuật được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, như:

  • Khi khối u vú gây ra vết thương hở ở vú hoặc ngực.
  • Điều trị một lượng nhỏ di căn ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như não.
  • Điều trị để ngăn ngừa gãy xương.
  • Khi một số vùng ung thư lan rộng và đè lên tủy sống.
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu trong gan, điều trị giảm đau.

4.3. Điều trị giảm nhẹ triệu chứng

Điều trị giảm các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí ung thư đã di căn. 

Ví dụ, đau do di căn xương sẽ được điều trị bằng xạ trị, các loại thuốc như pamidronate (Aredia), zoledronic acid (Zometa), hoặc denosumab (Xgeva). 

5. Tiên lượng điều trị ung thư vú giai đoạn cuối như thế nào?

Nhiều người có chung một thắc mắc rằng ung thư vú có chữa được không? Hay ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Đối với nhiều trường hợp được điều trị tích cực tại các bệnh viện, tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị, kết hợp với ăn uống và luyện tập khoa học đã cho thấy những kết quả điều trị rất khả quan. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân đã sống thêm được 5 năm, 10 năm, thậm chí là nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được khi người bệnh thực sự quyết tâm và có một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết về ung thư vú giai đoạn cuối. Chị em nên có một lối sống khoa học và khám sức khỏe định kỳ hàng năng để phát hiện sớm ung thư vú, vì càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.