Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?

Nhiều chị em bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thắc mắc rằng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không? Dưới đây các chuyên gia của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giải đáp giúp bạn.

Xem thêm:

Phân chia các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung 

Các chuyên gia ung thư đã chia ung thư cổ tử cung ra 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0:  Đây là giai đoạn sớm nhất, lúc này khối u đang ở dạng khu trú, chỉ mới có ở lớp cổ tử cung.
  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn đến mô chính của cổ tử cung.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, khối u phát triển ngoài cổ tử cung nhưng chưa di căn đến thành tử cung hoặc thấp hơn 1/3 âm đạo.
  • Giai đoạn 3: Khối u đã di căn tới phần thành của âm đạo, hoặc chiếm hơn 1/3 âm đạo.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan rộng ngoài vùng chậu và các cơ quan xung quanh như: Trực tràng, bàng quang, phổi, xương,…
giai đoạn của ung thư cổ tử cung
giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Vì sao nên tầm soát để phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Thực tế, rất nhiều chị em bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng không hề biết, mà phát hiện bệnh thường ở những giai đoạn bệnh đã muộn khiến việc điều trị mang lại ít hiệu quả. Ngược lại, rất nhiều trường hợp đã được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách đã được điều trị hiệu quả, thời gian sống được kéo dài thêm rất nhiều. 

Giai đoạn đầu những biểu hiện của bệnh có thể rất mơ hồ vì nó chưa phát ra bên ngoài. Nhưng với các phương pháp và máy móc hiện đại, người bệnh vẫn được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. 

Vì thế, chị em hãy biết cách tự bảo vệ và kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách thăm khám định kỳ và tầm soát bệnh hằng năm theo lời khuyên của các bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu

Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường dưới đây, chị em nên đi khám ngay vì rất có thể đây là những biểu hiện sớm của ung thư cổ tử cung. 

Âm đạo bị chảy máu bất thường

Nếu bạn thấy mình bị chảy máu âm đạo một cách bất thường không phải do chu kỳ hành kinh, thì dấu hiệu này có thể do bệnh lý phụ khoa hoặc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chị em không nên chủ quan mà cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân.

Kinh nguyệt bất thường

Tế bào ung thư cổ tử cung được phát triển là có mối liên hệ mật thiết với sự cân bằng nội tiết tố nữ, vì thế nếu chị em bị ung thư cổ tử cung có thể gặp phải vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng gây ra chủ yếu đó là chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài bất thường, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra rất ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.

Khí hư bất thường

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra vấn đề bất thường về dịch tiết âm đạo như: dịch tiết trắng đục, dịch màu vàng hoặc xanh, dịch có thể lẫn máu và mùi hôi bất thường,…

Đau ở vùng chậu và lưng

Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Những cơn đau ở vùng chậu, vùng lưng xuất hiện và có thể lan xuống chân, gây nên sưng phù chân. 

Chuột rút

Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chị em cũng nên thận trọng vì đây rất có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.

Tiểu tiện bất thường

Ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, chị em có thể bị hắt hơi hay vận động mạnh thôi cũng khiến nước tiểu bị rò rỉ, nước tiểu lẫn máu hoặc đau buốt khi tiểu tiện,…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?

Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung thư, nếu bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện ở những giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến trên 90%. Cụ thể nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 0 thì tỷ lệ chữa khỏi và sống sót sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng 95%, nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ chữa khỏi và sống sót sau 5 năm là khoảng 90%. Nếu phát hiện càng muộn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng thấp.

Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi bệnh còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với thuốc và hóa chất khi điều trị cũng như sự tiến triển của bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Với bệnh nhân phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, phương pháp điều trị phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao nhất được các bác sĩ chỉ định là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên, phẫu thuật còn tùy thuộc vào mong muốn sinh con cũng như mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ có thể chỉ định cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật khoét chóp khối u: Phẫu thuật loại bỏ khối ung thư cổ tử cung và cả tế bào ung thư ăn sâu vào thành cổ tử cung. Nếu phẫu thuật khoét chóp chưa loại bỏ hết, các bác sĩ sẽ kết hợp với xạ trị để loại bỏ khối u.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc laser hoặc phẫu thuật lạnh: Những phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp ung thư giai đoạn khu trú, khối u nhỏ và chưa xâm lấn và ăn sâu vào thành cổ tử cung.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung hoặc tử cung: Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp khối u kích thước lớn hoặc người bệnh không còn mong muốn sinh thêm con để có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.
  • Phẫu thuật nạo vét hạch: Phương pháp này thường ít được áp dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, nhưng nếu phát hiện khối u ung thư đã xâm lấn tới hạch thì cần thực hiện.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu nhưng trong một vài trường hợp chưa thể loại bỏ hết tế bào ung thư, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện hóa trị, xạ trị kết hợp.

Ngoài ra, hiện nay còn có các phương pháp điều trị ung thư mới như: Liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị đích,… Những phương pháp này có ưu điểm là ít tác dụng phụ, hiệu quả cao song chi phí điều trị cũng tương đối lớn. Vì vậy, bệnh nhân ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm nếu đủ điều kiện kinh tế có thể tìm đến những bệnh viện lớn, uy tín trong điều trị ung thư để thực hiện.

Khi nào chị em nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung?

Để phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, chị em nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Sau đây là một số thời điểm thích hợp chị em nên lưu ý để có thể đi tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Chị em phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có mẹ, chị, bà tiền sử từng bị ung thư cổ tử cung thì bạn cũng nên làm xét nghiệm sớm. 
  • Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm là ung thư cổ tử cung là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng cần lưu ý, không nên đặt thuốc âm đạo trong 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và kiêng quan hệ vào tối hôm trước. 
  • Trong trường hợp xét nghiệm và không phát hiện bất thường, bạn có thể tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc đều đặn những năm sau đó. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và phát hiện sớm ngay cả khi bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chưa có biểu hiện ra bên ngoài.
  • Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm có các xét nghiệm sau: PAP-Smear và HPV. Theo khuyến cáo PAP-Smear được thực hiện 1 năm 1 lần trong vòng 3 năm liên tiếp, nếu kết quả bình thường thì 2 – 3 năm xét nghiệm 1 lần. Còn xét nghiệm HPV được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện 2 năm xét nghiệm 1 lần.

 

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết về ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không? Chị em nên chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám ngay khi cần thiết nhé!