Tắc vòi trứng: Dấu hiệu, cách điều trị và kiến thức tổng quan

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tắc vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang ngày càng tăng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ cung cấp cho bạn tất cả kiến thức về tắc vòi trứng để bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ bên cạnh buồng trứng và tử cung. Vòi trứng nối thông từ buồng tử cung đến buồng trứng, đây là con đường tinh trùng bơi lên để thụ tinh với trứng. Phần cuối vòi trứng có loa vòi trứng, được cấu tạo như những cánh tay giúp bắt lấy trứng khi có “sự rụng trứng”, trứng này sẽ được di chuyển trong lòng vòi trứng đến vị trí thích hợp, và khi gặp được tinh trùng trong lòng vòi trứng, sự thụ tinh có thể xảy ra. 

Vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai vì đây là nơi hầu hết trứng được thụ tinh. Nếu vòi trứng bị tổn thương, gặp các vấn đề như viêm, sẹo, ứ dịch… sẽ gây nên hiện tượng tắc vòi trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ tinh và mang thai của phụ nữ.

Tắc vòi trứng là yếu tố chiếm từ 25 – 30% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở phụ nữ. Đây là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai; hoặc trứng và tinh trùng đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung để “xây nhà”. Chính vì vậy có thể dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

hinh anh tac voi trung
hinh anh tac voi trung

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bạn bị tắc vòi trứng:

  • Các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung… nếu không chữa khỏi cũng có thể dẫn đến tắc vòi trứng.
  • Các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, giang mai,…hay viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang,… 
  • Lạc nội mạc tử cung: mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện trong vòi trứng gây ra tình trạng tắc nghẽn.
  • Nạo phá thai nhiều lần: mang thai ngoài ý muốn và thực hiện nạo hút thai nhiều lần, phá thai không an toàn, sau phá thai không biết chăm sóc vùng kín và cơ thể đúng cách có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và viêm tắc vòi trứng.
  • Sau khi sẩy thai hoặc sau sinh, nữ giới cũng nên chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa một cách cẩn thận, chính xác.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: việc quan hệ không an toàn khiến phái nữ dễ mắc các bệnh xã hội gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục trong đó có vòi trứng. 
  • Dị tật bẩm sinh: nhiều phụ nữ khi sinh ra đã bị tắc vòi trứng hoặc thiếu một phần hay toàn bộ vòi trứng. Điều này khiến quá trình trứng gặp tinh trùng trở nên khó khăn, nữ giới dễ rơi vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn. 
  • Tiểu phẫu vùng kín: nhiều người thực hiện các thủ thuật tại vùng kín hoặc đặt vòng tránh thai nhưng được thực hiện không an toàn có thể dẫn tới tình trạng bộ phận sinh sản bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, viêm nhiễm sẽ lan rộng dễ gây tắc vòi trứng.

Dấu hiệu nhận biết tắc vòi trứng

  • Cảm giác đau, khó chịu, sưng cứng ở bụng, đau lưng ở nhiều mức độ khác nhau kèm biểu hiện tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu gấp, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức… Trong những ngày có kinh nguyệt, cơn đau có thể tăng lên và kéo dài làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn thể hiện qua vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh có màu sắc lạ, thời gian hành kinh thay đổi… Nguyên nhân là do khi vòi trứng bị tắc làm tổn thương đến chức năng hoạt động của buồng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt

Ngoài những biểu hiện trên, chị em còn có các biểu hiện khác như tăng dịch tiết âm đạo, rối loạn chức năng tiêu hóa, đau rát khi quan hệ tình dục, mệt mỏi…

Những biểu hiện của bệnh tắc vòi trứng có thể giống với nhiều bệnh lý phụ khoa khác khiến chị em nhầm lẫn. Do đó, để biết chính xác thì chị em cần nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh.

Chẩn đoán tắc vòi trứng bằng phương pháp nào?

  • Chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG): Đây là một chẩn đoán hình ảnh được bác sĩ chỉ định để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung và vòi trứng. 

Kẹp mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo, sau đó một ống thông được đưa vào để bơm chất lỏng (có chứa thuốc nhuộm) qua cổ tử cung của bạn vào tử cung. Thuốc nhuộm trong chất lỏng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn bên trong ống dẫn trứng trên X-quang. Dòng chất lỏng chảy ra từ đầu của một hoặc cả hai ống dẫn trứng thì có thể xác định xem một hoặc cả hai ống có thông hay không. 

Nếu không bị tắc ống dẫn trứng, dòng chất lỏng sẽ tràn từ từ ra hết khỏi đầu ống và được cơ thể hấp thụ. Nếu chất lỏng không xâm nhập hoặc chảy hoàn toàn qua một hoặc cả hai vòi trứng, cho thấy vòi trứng đã bị ảnh hưởng.

  • Nội soi: Trong thủ thuật ngoại trú xâm lấn tối thiểu này, một dụng cụ phẫu thuật được đưa vào qua một vết mổ rất nhỏ bên dưới rốn. 

Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn qua nội soi để xem liệu một hoặc cả hai ống có thông không. Nội soi cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm, phát hiện các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như mô sẹo (dính) hoặc lạc nội mạc tử cung. 

Tuy nhiên, bác sĩ không đề xuất chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật nội soi này vì gây xâm lấn và khó trong điều trị.

Tắc vòi trứng có thai được không?

Tắc vòi trứng là nguyên nhân làm hàng đầu chậm đường con cái và cản trở người phụ nữ chạm tay vào hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết cho hành trình làm mẹ của người phụ nữ.

Đối với các tiến bộ vượt bậc trong ngành y học hiện tại, tắc ống dẫn trứng có khả năng được điều trị một cách dứt điểm, chỉ cần bạn tìm đến đúng cơ sở khám chữa bệnh uy tín, và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị tắc vòi trứng như thế nào?

Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp nhẹ, do viêm, bác sĩ có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc. 

Điều trị ngoại khoa

Nếu áp dụng biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả cho người bệnh, bác sĩ sẽ sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa như sau:

  • Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng: Đây là biện pháp áp dụng trong những trường hợp nhẹ. 
  • Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Đây là phương pháp đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó sẽ đưa một dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng để đẩy và thông tắc vòi trứng. 
  • Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường.
  • Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Đây là phương pháp chỉ sử dụng khi các biện pháp thông tắc không mang lại hiệu quả, vòi trứng, buồng trứng bị tắc quá nặng, dịch ứ nhiều, không còn hy vọng có thể thụ thai tự nhiên. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm phương pháp hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm và người mẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Trong các trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng nề, việc cắt bỏ vòi trứng cũng sẽ giúp tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công tăng lên.

Biến chứng tắc vòi trứng

Khi vòi trứng bị tắc, tinh trùng sẽ khó có thể gặp trứng để thụ thai. Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nữ giới, theo số liệu thống kê có tới 20% phụ nữ vô sinh do tắc vòi trứng. 

Nguy hiểm hơn, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai cũng khó di chuyển vào buồng trứng để làm tổ do vòi trứng bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm.

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Theo một thống kê, có đến 60% phụ nữ bị tắc một hoặc hai bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Vòi trứng có chức năng là ống dẫn trứng đã thụ tinh tới tử cung làm tổ. Dù trứng có bị tắc nghẽn hay không thì buồng trứng vẫn hoạt động bình thường theo đúng quy trình. Nội tiết tố vẫn được tiết ra, các nang trứng vẫn phát triển, chín và rụng xuống hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

Khó ở đây là tắc vòi trứng khiến tinh trùng khó gặp được trứng hoặc khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Còn trứng đã rụng không được thụ tinh vẫn bị đào thải ra khỏi cơ thể nên phụ nữ bị tắc vòi trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Nên có lối sống như thế nào để phòng tắc vòi trứng.

Nếu chị em muốn phòng ngừa chứng tắc vòi trứng thì nên tham khảo một số lưu ý nhỏ như sau:

  • Luôn chung thuỷ với bạn tình của mình.
  • Nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để tránh bệnh truyền nhiễm.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách ít nhất một lần mỗi ngày và ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/năm giúp chị em phát hiện sớm những vấn đề đang tồn tại trong bộ phận phụ khoa. 
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào của hiện tượng tắc vòi trứng, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được được chữa trị kịp thời.
  • Nên đi khám phụ khoa trước khi có kế hoạch sinh con, tránh tính trạng tắc vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tắc vòi trứng, khi có các dấu hiệu của bệnh chị em nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời,  tránh những biến chứng nguy hiểm đến sinh sản.