Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa trị hiệu quả

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý không còn quá xa lạ đối với chị em phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được lạc nội mạc tử cung là gì? Nguyên nhân? Uống thuốc gì để khỏi bệnh. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc trên.

Xem thêm:

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là một lớp lót bên trong tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Lớp nội mạc này thường bong ra khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt và được tái tạo lại sau kì kinh. 

Tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó, lớp nội mạc này lại theo máu kinh đi vào ống dẫn trứng, khoang bụng, trực tràng và cứ thế phát triển . Đây gọi là hiện tượng lạc nội mạc tử cung.

lac-noi-mac-trong-co-tu-cung
Lạc nội mạc cổ tử cung

Nguyên nhân nào dẫn đến lạc nội mạc tử cung

Những nguyên nhân làm cho máu kinh chảy ngược trở lại cũng chính là nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung. 

  • Ở con gái có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra cổ tử cung phải ra phải hé mở), vì vậy khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu bị chảy ngược lại. 
  • Ở phụ nữ có gia đình, nguyên chính là do thực hiện giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung không có những biểu hiện gì đặc biệt so với những biểu hiện của phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt như đau bụng dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau khi đi vệ sinh, ra máu cục, đau lưng,… nên khiến chị em dễ lầm tưởng và cho rằng đó là điều bình thường.

Ngoài ra, một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như:

  • Xuất hiện cơn đau vùng chậu trong thời kỳ hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
  • Đau vùng thắt lưng và đau bụng;
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
  • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt;
  • Chu kỳ hành kinh bị kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn bình thường;
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
  • Mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau dữ đội trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau trước và trong kỳ kinh;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Vô sinh;
  • Mệt mỏi;

Ngoài những dấu hiệu này, bạn cũng có thể hoàn toàn gặp những triệu chứng khác không được đề cập. 

Đối tượng nguy cơ cao mắc lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là độ tuổi 30–50 tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung, ví dụ như:

  • Phụ nữ chưa từng sinh con;
  • Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung thì khả năng bạn bị lạc nội mạc tử cung cũng cao hơn người khác;
  • Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó;
  • Có tiền sử viêm vùng chậu;
  • Tử cung có biểu hiện hoặc các bệnh bất thường;
  • Có kinh trước 12 tuổi;
  • Tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo có hình dạng bất thường làm tắc nghẽn kinh nguyệt.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung:

  • Quan sát trực tiếp khi nội soi ổ bụng
  • Sinh thiết

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung được nghi ngờ dựa trên các triệu chứng điển hình nhưng phải được khẳng định bằng trực quan trực tiếp và đôi khi sinh thiết, thông thường là qua nội soi ổ bụng, nhưng đôi khi qua phẫu thuật mở ổ bụng, khám âm đạo, nội soi đại tràng, hoặc bàng quang. 

Về mặt đại thể ví dụ trắng, đỏ, nâu, đen và kích thước của nang lạc nội mạc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, điển hình là vùng lạc nội mạc ở phúc mạc chậu là những điểm có màu đỏ, xanh, nâu tím, nâu > 5mm, thường được gọi là tổn thương sau bỏng. Về mặt vi thể, quan sát được các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm. Các thành phần mô đệm mà không thấy các thành phần tuyến thì có thể là biến thể hiếm gặp của lạc nội mạc tử cung được gọi là lạc nội mạc mô đệm.

  • Phương pháp siêu âm là không phải đặc hiệu để chẩn đoán. Tuy nhiên, đôi khi chúng cho thấy mức độ lạc nội mạc tử cung và do đó có thể được sử dụng để theo dõi sau khi được chẩn đoán. 
  • Nồng độ kháng nguyên ung thư 125 trong huyết thanh có thể tăng, nhưng không đặc hiệu trong chẩn đoán hoặc theo dõi. Có thể chỉ định các xét nghiệm khác về vô sinh.

Phân loại giai đoạn lạc nội mạc tử cung

Phân giai đoạn bệnh giúp các bác sĩ lên kế hoạch điều trị và đánh giá việc đáp ứng với liệu pháp điều trị chính xác hơn. 

Theo Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, hội chứng lạc nội mạc tử cung được phân loại theo các mức độ là: 

  • Giai đoạn I (tối thiểu)
  • Giai đoạn II (nhẹ)
  • Giai đoạn III (vừa)
  • Giai đoạn IV (nặng)

Các phân loại này dựa theo:

  • Số lượng, vị trí và độ sâu của vùng lạc nội mạc
  • Hiện diện của khối lạc nội mạc và khối dính là màng mỏng hay màng chắc.

Chỉ số xác định sinh sản của nội mạc tử cung (EFI) đã được phát triển thành giai đoạn của lạc nội mạc đi kèm với tình trạng vô sinh; hệ thống đánh giá này có thể giúp dự đoán tỷ lệ có thai sau khi sử dụng các phương pháp điều trị. Các yếu tố được sử dụng để đánh giá điểm EFI gồm:

  • Tuổi của phụ nữ
  • Số năm vô sinh
  • Tiền sử hoặc chưa có thai
  • Điểm chức năng tối thiểu của ống dẫn trứng, chất nhầy, và buồng trứng

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Qua thời gian, lớp lạc nội mạc sẽ ngày càng dày thêm. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng đau như bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt. 

Quan trọng hơn, nó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở phụ nữ trở nên khó khăn hơn vì khi lớp nội mạc dày lên sẽ khiến cho tinh trùng khó đi vào buồng trứng. 

Lạc nội mạc tử cung làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng di chuyển của tinh trùng. Do đó dễ dẫn đến tình trạng vô sinh.

Theo một số nghiên cứu y tế cho thấy, khoảng từ 10 đến 15% phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung. Một điều đáng lưu ý nữa là lạc nội mạc tử cung rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. 

Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay

Các biện pháp được sử dụng để điều trị bệnh này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Sử dụng các thuốc ức chế chức năng buồng trứng
  • Phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt bỏ mô nội mạc tử cung

Cắt tử cung hoàn toàn đường bụng có kèm theo cắt cả hai phần phụ nếu như bệnh diễn biến nghiêm trọng và bệnh nhân đã hoàn tất việc sinh đẻ.

Điều trị triệu chứng bắt đầu bằng thuốc giảm đau (thường sử dụng NSAIDs) và các thuốc tránh thai nội tiết. Việc điều trị phải dựa trên từng cá nhân cụ thể, tuổi, triệu chứng, mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản và tuỳ mức độ rối loạn.

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Thuốc ức chế chức năng buồng trứng, ức chế sự phát triển và hoạt động của lạc nội mạc tử cung. Những thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc ngừa thai dạng kết hợp uống liên tục

Các loại thuốc sau đây thường chỉ được sử dụng khi phụ nữ không thể uống thuốc ngừa thai kết hợp hoặc khi điều trị thuốc tránh thai kết hợp không có hiệu quả:

  • Progestins
  • Hormone phóng thích Gonadotropin (GnRH)
  • Danazol

Sử dụng thuốc tránh thai kết hợp đường uống được chỉ định sau khi các chất chủ vận Danazol hoặc GnRH có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và chỉ sử dụng cho những phụ nữ muốn trì hoãn việc sinh con.

Phẫu thuật

Hầu hết phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung từ trung bình đến nặng được điều trị hiệu quả nhất bằng cách loại bỏ hoặc cắt bỏ càng nhiều càng tốt phần bị lạc nội mạc. Chỉ định cụ thể cho phẫu thuật nội soi và cắt bỏ tử cung trong các trường hợp:

  • Đau vùng chậu ở mức độ vừa phải đến nặng mà không đáp ứng được với thuốc.
  • Biểu hiện dính đáng kể
  • Tắc nghẽn ống dẫn trứng
  • Có mong muốn duy trì khả năng sinh sản
  • Đau trong quá trình giao hợp

Các phần tổn thương được xử lý qua nội soi; tổn thương buồng trứng hoặc buồng trứng có điểm lạc nội mạc được đốt điện, cắt bỏ hoặc loại bỏ bằng dao laser. Lạc nội mạc nên được loại bỏ vì việc loại bỏ ngăn ngừa tái phát hiệu quả hơn là giữ. Sau điều trị phẫu thuật, tỷ lệ sinh sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ trầm trọng của tình trạng lạc nội mạc tử cung. Nếu phẫu thuật cắt bỏ không đầy đủ, các chất chủ vận GnRH đôi khi được cho trong suốt thời kỳ phẫu thuật, nhưng liệu những thuốc này có làm tăng tỷ lệ sinh không rõ ràng hay không. Phẫu thuật nội soi tử cung bằng dao điện hay laser giúp giảm đau so với phẫu thuật mở bụng.

Cắt tử cung hoàn toàn có hoặc không có bảo tồn buồng trứng nên thường được chỉ định cho những bệnh nhân có đau vùng chậu ở mức độ từ vừa đến nặng, những người đã hoàn thành sinh đẻ. Cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện để loại bỏ lạc nội mạc và tử cung. 

Nếu phụ nữ < 50 tuổi cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung với hai buồng trứng, nên bổ sung thêm estrogen phối hợp điều trị bằng progesteron liên tục. 

Biến chứng có thể gặp phải của lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra 2 biến chứng quan trọng là vô sinh và ung thư, đều là 2 biến chứng rất nguy hiểm.

  • Vô sinh: Là biến chứng hay gặp nhất của bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh gặp khó khăn để mang thai. 

Lạc nội mạc tử cung ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh, ngoài ra còn có thể phá hủy trứng hoặc tinh trùng. Bệnh có thể gây ra vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn khả năng phóng noãn. 

Tuy nhiên, có những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ đến vừa vẫn có thể mang thai.

  • Ung thư: Mặc xảy ra với tỷ lệ hiếm gặp, nhưng lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung.

Dự phòng lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Chị em có thể kiểm soát bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung nếu áp dụng theo một số gợi ý sau:

  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng để giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau;
  • Rèn thể dục thường xuyên vừa sức để cải thiện các triệu chứng;
  • Kê một chiếc gối ở dưới đầu gối khi nằm xuống giường;
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phục hồi sinh học khác.

Bệnh lạc nội mạc tử cung gần như là một bệnh bẩm sinh và không có cách nào có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng vì không phải trường hợp lạc nội mạc tử cung nào cũng gây vô sinh. Để biết chính xác tình trạng bạn nên đến cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ khám và điều trị nhé!