logo khoi xuân

0962.686.808

Từ A đến Z về khô âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa không thể bỏ qua

Khô âm đạo là một vấn đề thầm kín của nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nguyên nhân gây ra là gì? Nhận biết và chữa như thế nào? Và toàn bộ những thông tin cần biết về vấn đề khô âm đạo sẽ được Khơi Xuân Khang Linh đề cập trong bài viết này.

Khô âm đạo là gì?

Là tình trạng ở âm đạo không hoặc giảm tiết chất nhầy khiến âm đạo bị mất độ ẩm thông thường. Điều này làm cho người chị em cảm thấy khó chịu, đau khi vận động, đi vệ sinh. Không những thế nó còn khiến việc quan hệ tình dục trở nên không thoải mái.

Đối tượng có nguy cơ cao bị khô âm đạo

Theo các kết quả thống kê cho thấy có khoảng 17% phụ nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi mắc chứng khô âm đạo. Trong đó, các đối tượng mắc thường gặp là:

2.1. Phụ nữ đang mang thai

Trong thời gian mang thai, sự thay đổi của hệ nội tiết trong cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết dịch nhầy ở âm đạo của người phụ nữ. Từ đó dẫn tới tình trạng khô âm đạo.

Hiện tượng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu mang thai, do lúc này thời điểm lượng estrogen trong cơ thể thay đổi nhiều nhất. Mặc dù vậy, các bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm vấn đề này sẽ không gây nguy hiểm nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2.2. Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú

Do trong thời kỳ cho con bú, hormone prolactin tăng lên để kích thích tiết sữa nên làm giảm lượng hormone dopamine. Chính vì thế dẫn đến hiện tượng vùng kín bị khô ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Bên cạnh đó, do mất nhiều thời gian để chăm sóc con nên một số chị em không để ý các triệu chứng ban đầu, khiến cho tình trạng khô hạn trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3. Phụ nữ thời kỳ trước và khi bị mãn kinh

Qua các nghiên cứu cho kết quả là ⅕ phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và mãn kinh bị khô vùng kín. Nguyên nhân là do sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng dẫn đến giảm sản xuất estrogen.

Khô âm đạo là do đâu?

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô âm đạo có thể đến từ bên trong cơ thể hoặc tác nhân từ bên ngoài, thường gặp là:

3.1. Estrogen suy giảm

Estrogen là hormon trong cơ thể phụ nữ giữ vai trò duy trì độ dày niêm mạc, tiết dịch nhầy và giúp cân bằng môi trường âm đạo. Khi lượng hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch khiến thành âm đạo mỏng và không đủ độ ẩm. Từ đó sinh ra tình trạng vùng kín bị khô hạn.

Các nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến lượng estrogen là:

  • Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Các bệnh lý về buồng trứng và cổ tử cung khiến phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng Estrogen và các biện pháp hóa trị, xạ trị trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay các bệnh lý ung thư khác.

3.2. Do áp lực tâm lý

Khi quá căng thẳng, áp lực sẽ làm chậm quá trình cung cấp máu cho vùng sinh dục nữ. Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý tiêu cực cũng khiến cho tuyến thượng thận giảm tiết hormon testosterone trong khi lại tăng tiết cortisol. Từ đó dẫn tới tình trạng khô ở âm đạo và giảm ham muốn.

3.3. Vệ sinh âm đạo không đúng

Đây là sai lầm dễ mắc nhất ở nhiều phụ nữ. Việc thụt rửa âm đạo quá sâu, lựa chọn sai hoặc lạm dụng các dung dịch vệ sinh làm mất cân bằng độ ẩm ở vùng kín. Không những thế, còn tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các yếu tố như nấm, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, phát triển gây khô rát và các bệnh khác.

Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều nước hoa vùng kín cũng một tác nhân gây ra.

3.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ đó là ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch nhờn bôi trơn ở âm đạo khi sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng. Ví dụ như: Thuốc an thần, tránh thai, kháng sinh, thuốc kháng histamin…

3.5. Do thường xuyên sử dụng chất kích thích

Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê hay sử dụng các chất kích thích khác sẽ gây ức chế trung khu thần kinh. Từ đó dẫn tới giảm tiết chất nhầy ở vùng âm đạo và gây khô hạn.

3.6. Do màn dạo đầu

Khi quan hệ, nếu màn dạo đầu quá nhanh, chưa đủ thời gian kích thích sẽ khiến âm đạo tiết ra đủ lượng dịch để bôi trơn. Do đó, âm đạo bị khô cùng với ma sát trong quá trình quan hệ sẽ gây ra cảm giác đau rát, thậm chí chảy máu.

3.7. Do vận động với cường độ cao kéo dài

Tập thể dục quá mức hoặc lao động nặng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mất nước và dẫn đến tình trạng khô ở âm đạo.

Triệu chứng của khô âm đạo

Phụ nữ khi bị vấn đề này có thể thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Âm đạo có cảm giác ngứa, châm chích hoặc nóng bỏng rát.
  • Đau âm đạo dai dẳng, đau khi quan hệ.
  • Giảm tiết dịch vùng kín, cảm giác âm đạo bị hẹp hoặc thít chặt hơn bình thường.
  • Khó chịu khi vận động.

Khô âm đạo có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì không?

Khô âm đạo là một tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Giảm ham muốn tình dục của phụ nữ và ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng. Do bị khô hạn gây ra cảm giác đau khi quan hệ, dương vật khó đi vào trong, đôi khi còn gây chảy máu âm đạo. Vì vậy ảnh hưởng đến cảm xúc của 2 bên, tạo ra tâm lý lo sợ ở phía nữ giới, dần dần làm ham muốn. Cũng vì vậy mà vấn đề này còn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng do không hòa hợp được trong sinh hoạt tình dục.
  • Giảm khả năng thụ thai: Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vô sinh nhưng khô âm đạo làm cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng, giảm khả năng thụ tinh thành công. 
  • Tăng nguy cơ tổn thương âm đạo và mắc các bệnh phụ khoa. Do môi trường bên trong âm đạo mất đi sự cân bằng bảo vệ vốn có nên tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công như nấm, vi khuẩn…

Chẩn đoán khô âm đạo

Khi xuất hiện các triệu chứng của khô âm đạo, chị em nên đi khám ở các cơ sở có uy tín để có biện pháp khắc phục kịp thời. Một số phương pháp có thể được thực hiện trong quá trình chẩn đoán là:

  • Khám tổng quát: Các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, thuốc và các sản phẩm khác đang sử dụng, triệu chứng người bệnh đang bị.
  • Khám âm đạo: Thực hiện các kỹ thuật kiểm tra âm đạo như dùng mỏ vịt phết tế bào cổ tử cung…

Điều trị khô âm đạo

7.1. Sử dụng tây y

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau cho người bệnh sử dụng như:

  • Liệu pháp hormon thay thế: Mục đích sử dụng là bổ sung thêm lượng nội tiết tố thiếu hụt cho cơ thể. Có nhiều dạng sử dụng khác nhau như là thuốc uống, miếng dán trên da, gel bôi, thuốc đặt. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có một số tác dụng phụ nên chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Gel bôi trơn: Giúp giảm bớt ma sát, đau rát khó chịu trong khi quan hệ.
  • Estrogen tổng hợp: Thường được dùng cho các trường hợp người bệnh là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
  • Thuốc giữ ẩm âm đạo: Thường được bào chế ở dạng viên đặt.

7.2. Dùng các mẹo dân gian và bài thuốc đông y

Một vài mẹo dân gian chị em phụ nữ có thể tham khảo để chữa khô hạn là:

  • Đậu bắp và tinh bột nghệ: Dùng 2 quả đậu bắp tươi, rửa sạch rồi đem đi đun sôi với khoảng 200ml nước. Đun đến khi hơi cạn nước thì tắt bếp, sau đó cho thêm khoảng 2 thìa tinh bột nghệ vào, trộn đều đến khi đồng nhất. Dùng để uống hàng ngày, nếu bạn không uống được đắng thì có thể thêm 1 chút đường để uống cùng.
  • Ngoài ra còn một số cách khác như dùng củ từ kết hợp với mật ong để matxa vùng kín, dùng nước lá trầu không để xông hơi…

Bên cạnh dùng thuốc tây y hay các mẹo, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc đông y với sự kê đơn và hướng dẫn của các thầy thuốc. Một số bài thuốc điển hình hay được các bác sĩ y học cổ truyền dùng là:

  • Bài thuốc thể can uất tỳ hư: Gồm 12g mạch môn, 12g đương quy, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 10g phục linh, 10g củ maca, 8g xuyên khung, 8g sài hồ, 8g uất kim, 6g bạc hà, 4g sinh khương, 4g cam thảo. Sắc một thang chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
  • Bài thuốc thể thận âm hư: 12g cao quy bản, 12g thục địa hoàng, 12g ngưu tất, 12g thỏ ty tử, 12g hoài sơn,12g lộc giác giao, 10g sơn thù, 10g củ maca, 10g câu kỷ tử. Uống 1 thang/ngày, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc thể thận dương bất túc: 20g thục địa hoàng, 12g lộc giác giao, 12g hoài sơn, 12g đương quy, 12g đỗ trọng, 10g củ maca, 10g câu kỷ tử, 10g sơn thù, 6g nhục quế, 4g phụ tử chế. Cách uống bài thuốc này cũng tương tự 2 bài thuốc trên.

7.3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Dưỡng ẩm vùng kín: Bằng cách dùng vitamin E để matxa trực tiếp vào vùng kín hoặc sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm vùng kín. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ dùng.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể đồng thời giúp làm mềm và ẩm âm đạo, giảm cảm giác đau khi quan hệ.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh thích hợp: Nên dùng các sản phẩm có độ pH phù hợp và có thành phần lành tính, từ tự nhiên.
  • Vệ sinh âm đạo đúng cách: Tránh thụt rửa quá sâu, lạm dụng dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín…
  • Có màn khởi đầu “hoàn hảo” hơn: Dành thêm nhiều thời gian cho màn dạo đầu để có đủ thời gian tạo kích thích cho phía nữ, đảm bảo lượng dịch nhầy tiết ra ở âm đạo.
  • Tập luyện thể thao với cường độ phù hợp: Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh. Tập luyện với thời gian vừa phải, không nên gắng sức.
  • Mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ, khô ráo.
  • Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng), giữ tinh thần thoải mái lạc quan.

7.4. Phụ nữ bi khô han ở âm đạo nên và không nên ăn gì?

Nên ăn:

  • Rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất là vitamin A, C, E như đỗ, bưởi, oliu.
  • Cá thu, cá hồi, cá trích và các loại thịt cũng như thực phẩm giàu Omega 3 khác.
  • Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng estrogen cao như mầm đậu nành.
  • Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm có chứa nhiều probiotics không chỉ tốt cho đường ruột mà còn giúp duy trì cân bằng pH ở âm đạo. Do đó phụ nữ bị khô hạn, nhất là người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn các thực phẩm giàu probiotics. Ví dụ như: natta, sữa chua, súp miso và các sản phẩm có men vi sinh tự nhiên khác.

Không nên sử dụng:

  • Đồ ăn nhiều giàu mỡ, thức ăn đóng hộp và các món ăn nhanh: Có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố có hại với vùng âm đạo phát triển.
  • Đồ ăn cay nóng: Tăng nguy cơ tích tụ các chất độc trong cơ thể, làm giảm sức khỏe toàn thân cũng như sự khỏe mạnh của âm đạo.
  • Rượu bia và các đồ uống có cồn, cafein khác: Các thực phẩm này có thể làm giảm tiết chất nhầy ở âm đạo. Không những thế cồn và cafein còn làm tăng số lần đi tiểu, khiến cơ thể mất nước nên làm cho vùng kín bị khô, ngứa.
  • Thức ăn mặn: Các thực phẩm mặn được làm từ động vật có thể làm tăng nguy cơ bị tình trạng khô rát ở vùng âm đạo.
  • Cách phòng ngừa bị khô âm đạo

Một số giải pháp sau có thể giúp chị em phòng ngừa được khô hạn ở vùng kín:

  • Có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng kết hợp với tập luyện, sinh hoạt phù hợp như đã nói ở phần trên.
  • Quan hệ vợ chồng điều độ, an toàn.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi khám phụ khoa khi có các dấu hiệu lạ hoặc định kì 3-6 tháng/lần.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề khô âm đạo, hy vọng sẽ đem lại những điều giúp ích cho chị em phụ nữ. Hẹn gặp lại các bạn đọc vào bài viết kỳ sau của Khơi Xuân Khang Linh  nhé!

TIN TỨC

Tin sức khỏe