logo khoi xuân

0962.686.808

Khi nào nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ?

khám sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện sớm nguy cơ mắc từ đó cáo biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị kịp thời vậy chị em ên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung khi nào ? Hãy cùng Khơi Xuân khang Linh tìm hiểu qua bài viết sau đây

Xem thêm:

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì?

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Các tế bào này lâu ngày sẽ phát triển thành tế bào ung thư dưới tác động của các tác nhân gây bệnh qua nhiều năm. 

Thông thường, ở những giai đoạn hình thành tế bào bất thường, cơ thể con người ít có những biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt nên người bệnh rất khó để nhận biết được.

Vì vậy, chị em nên chủ động đi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để kiểm tra xem trong tử cung của mình có xuất hiện những tế bào bất thường hay không. Nếu có, quá trình điều trị sẽ diễn ra sớm, kịp thời và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng cao hơn rất nhiều.

kham tam soat ung thu
Khám tầm soát ung thư

Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 trong các loại ung thư, và là loại ung thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ. Tuy nhiên, với những phát triển tiến bộ của y khoa hiện đại, ung thư cổ tử cung gần như được chữa khỏi 100% nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Thông thường sẽ mất từ 15 – 20 năm để thay đổi trong tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư kể từ khi chị em bắt đầu nhiễm HPV, thời gian này dài hay ngắn còn phụ thuộc nhiều vào vào type huyết thanh HPV mà chị em mắc phải, tình hình miễn dịch của người bệnh và các yếu tố nguy cơ khác như thói quen hút thuốc lá, các bệnh lây nhiễm sinh dục,… 

Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Càng phát hiện muộn tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ ngày càng giảm xuống. Ở giai đoạn I, tỷ lệ chữa khỏi là 85 – 90%, tỷ lệ giảm còn 75%, ở giai đoạn 2 và 30 – 40% ở giai đoạn 3 và chỉ còn dưới 15% ở giai đoạn 4. 

Khi nào chị em nên đi khám sàng lọc?

Các chuyên gia sản phụ khoa đã khuyên tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 – 49 nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chị em cũng có thể làm xét nghiệm sớm hơn nếu phát hiện các biểu hiện bất thường.

Tốt nhất chị em nên bắt đầu khám sàng lọc sau 2 năm kể từ khi có quan hệ tình dục và thời điểm tốt nhất để thực hiện khám sàng lọc là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng cách thời gian giữa các lần khám sàng lọc sẽ được bác sĩ tư vấn quyết định và tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm của bạn.

Các phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay có 4 phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung thông dụng nhất đang được sử dụng. 

4.1. Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear

Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear hay còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung. Phương pháp này nhằm phát hiện sớm những biến đổi ở tế bào ở cổ tử cung, từ đó giúp bác sĩ đưa ra các phương án điều trị theo dõi cho người bệnh. 

Sau khi lấy các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết mẫu tế bào lên lam kính, nhuộm màu và mang ra soi dưới kính hiển vi. Nếu soi thấy xuất hiện các tế bào rỗng thì tức là bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.

Độ tuổi phù hợp để thực hiện sàng lọc tế bào Pap smear là từ 21 tuổi trở lên,  cứ 2 năm hoặc 3 năm bạn nên làm xét nghiệm một lần. 

Ưu điểm:

  • Chi phí cho một lần xét nghiệm thấp.
  • Không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.
  • Đơn giản, nhanh chóng và không đau đớn.

Nhược điểm:

  • Độ nhạy của phương pháp thấp, chỉ đạt 50 – 70% và độ đặc hiệu 60 – 95%.
  • Phải thực hiện xét nghiệm này nhiều năm dẫn đến bệnh nhân hay quên đi làm xét nghiệm.
  • Độ khách quan không cao do phụ thuộc vào người đọc kết quả xét nghiệm. Do đó, vẫn có khoảng 33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ nhưng có kết quả xét nghiệm Pap bình thường.
  • Có nguy cơ âm tính giả do có thể bỏ sót tế bào trong quá trình chuẩn bị mẫu. 

4.2. Xét nghiệm virus HPV

Ở các nước phát triển trên thế giới, xét nghiệm virus HPV là một trong những phương pháp phổ biến nhất được được áp dụng ở thời điểm hiện tại để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Kỹ thuật lấy mẫu của phương pháp này cũng đơn giản và tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm HPV hiện nay  được khuyến cáo kết hợp với xét nghiệm Pap smear để mang tới kết quả chính xác cao nhất.

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất (90-95%) trong tất cả các phương pháp, giúp xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.
  • Thao tác đơn giản, thời gian thực hiện ngắn.
  • Giúp giảm đến 50% số bệnh nhân tử vong vì ung thư cổ tử cung so với không khám sàng lọc.
  • Phương pháp này cũng đảm bảo được tính khách quan và giảm tỷ lệ nội soi cổ tử cung.
  • Không chỉ phát hiện sớm virus HPV, mà còn xác định được 14 chủng HPV có  nguy cơ cao khác.

Nhược điểm:

  • Thực tế, phương pháp HPV DNA chỉ giúp phát hiện được virus HPV có đang tồn tại trong cơ thể hay không, chứ không giúp chẩn đoán được có bị ung thư hay không.

4.3. Xét nghiệm Cobas test 

Quy trình thực hiện xét nghiệm Cobas test như sau: 

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế trên bàn khám phụ khoa chuyên dụng, thả lỏng và gập đầu gối. Các bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để tiến hành xét nghiệm.

Bước 2: Sau đó, bác sĩ sẽ dùng que quấn gòn dài để thu mẫu tế bào nằm ở cổ tử cung.

Bước 3: Mẫu tế bào sẽ được các bác sĩ tiến hành phân tích bằng hệ thống cobas 4800 của Roche với quy trình tự động tinh sạch ADN, sau đó thực hiện phản ứng chuỗi trùng hợp PCR và real – time PCR để phát hiện virus HPV với hiệu quả tối đa nhất.

Bước 4: Sau 7 – 10 ngày chị em sẽ có kết quả, phương pháp này sẽ xác định được 12 type virus HPV nguy cơ mắc cao.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao: Cobas test có độ chính xác đạt 92%, cao hơn rất nhiều so với phương pháp xét nghiệm Pap thường quy. 
  • Tỷ lệ âm tính giả của phương pháp này thấp do đặc tính tự động của toàn hệ thống, giúp giảm việc xử lý bằng tay và các lỗi do yếu tố của con người.
  • Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản giống như xét nghiệm Pap thường quy.
  • Xét nghiệm này giúp phát hiện nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi tại các tế bào cổ tử cung, giúp bác sĩ có hướng xử trí chính xác và kịp thời nhất.

Nhược điểm:

  • Thời gian đợi kết quả xét nghiệm lâu, thường là từ 7 – 10 ngày.
  • Yêu cầu trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nên chỉ thực hiện được tại các bệnh viện lớn.

4.4. Xét nghiệm Thinprep

Quy trình thực hiện xét nghiệm Thinprep như sau:

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám phụ khoa chuyên dụng và trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối và bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để lấy mẫu ở tế bào ở cổ tử cung.

Bước 2: Các tế bào sẽ được cho vào 1 lọ Thinprep. Tế bào được bảo quản và mang đến phòng thí nghiệm để thực hiện kỹ thuật chuyển tế bào bằng màng lọc có kiểm soát, tách tế bào từ mẫu bệnh phẩm và dàn lên mặt kính. Lớp tế bào này phải mỏng, rõ ràng và thuận lợi cho việc kiểm tra.

Phụ nữ ở độ tuổi 21 – 29 nên thực hiện Thinprep để tầm soát UTCTC 3 năm/lần. Trước 21 tuổi thì không nên thực hiện tầm soát.

Ưu điểm:

Thinprep giúp giảm nguy cơ bỏ sót mẫu tế bào bất thường nhờ đó giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung.

Nhược điểm:

Yêu cầu trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến nên chỉ thường áp dụng được tại các bệnh viện lớn và hiện đại.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để đảm bảo việc tầm soát ung thư cổ tử cung đạt độ chính xác cao nhất, chị em cần lưu ý những điều được khuyến cáo dưới đây trước khi thực hiện các xét nghiệm:

  • Tránh làm xét nghiệm vào những ngày đang có kinh nguyệt. Tốt nhất là nên thực hiện sau 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này trong những ngày “đèn đỏ”, nhưng bác sĩ khuyến cáo chị em nên tránh để đạt kết quả chính xác nhất.
  • Không nên sử dụng tăm bông hay các loại kem thoa âm đạo khác trong 2-3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Kiêng quan hệ tình dục 2 ngày trước khi làm các xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện các xét nghiệm.
  • Vì kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể âm tính hoặc dương tính giả, nên nếu kết quả dương tính sau khi tầm soát thì bạn nên bình tĩnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên  sâu hơn để xác định chính xác xem có phải bạn mắc ung thư cổ tử cung không.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết về khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để được làm các xét nghiệm và đảm bảo rằng kết quả có độ chính xác cao nhất.

TIN TỨC

Tin sức khỏe