logo khoi xuân

0962.686.808

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở phụ nữ. Nhiều chị em vẫn mắc thắc rằng có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không? Độ tuổi nào thì nên chích ngừa? Bài viết này Khơi Xuân Khanh Linh sẽ giúp chị em tháo gỡ những thắc mắc này.

Xem thêm:

Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là tình trạng tăng sinh quá mức không kiểm soát các tế bào tại cổ tử cung. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do virus HPV lây qua đường tình dục không an toàn.

Mặc dù virus HPV sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể người nhưng không phải lúc nào cũng gây ra bệnh. Theo thống kê của các chuyên gia, có 100 loại virus HPV, mỗi chủng lại gây ra những căn bệnh nhất định như: sùi mào gà, mụn cóc, ung thư,… 

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác có thể khiến người bệnh chủ quan bỏ qua hoặc điều trị không đúng. Một số dấu hiệu của bệnh thường gặp như:

  • Đau bụng dưới âm ỉ trong thời gian dài, đôi khi đau quặn từng cơn và tình trạng này thường xuyên lặp lại.
  • Dịch âm đạo có màu bất thường và có mùi hôi tanh, tiết nhiều hơn bình thường hoặc khí hư có nhầy máu.
  • Cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục và tình trạng đau ngày càng nhiều hơn.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu khi quan hệ tình dục, rong kinh trong thời gian dài, một số trường hợp còn tắc kinh.
  • Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn gặp bất kỳ một dấu hiệu bất thường ở trên hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Vì sao nên chích  ngừa ung thư cổ tử cung?

Virus HPV luôn chờ đợi thời cơ để tấn công cơ thể bạn. Đó là những lúc bạn mệt mỏi, nhiễm vi khuẩn, hệ miễn dịch suy yếu,… Những lúc này, HPV sẽ vô cùng thuận lợi để tấn công cơ thể bạn và biểu hiện thành bệnh. 

Trong suốt thời gian đó, virus HPV vẫn âm thầm tồn tại trong cơ thể, không có triệu chứng nhận biết nào khiến con người hoàn toàn không đề phòng được. 

Hiện nay, ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị cụ thể mà bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nhưng bạn hoàn toàn có thể khống chế sự phát triển của virus HPV bằng cách chích ngừa vắc xin.

Những đối tượng nào nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Tất cả các bé gái và chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ đều có thể thực hiện tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV. 

Vắc xin này được  tiêm càng sớm càng tốt, càng để lâu hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ càng giảm đi. 

Chú ý rằng trước khi thực hiện tiêm vắc xin cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Có cần phải xét nghiệm trước khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hay không?

Với các chị em chưa quan hệ tình dục, các chị em có thể chích ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. 

Với các chị em đã quan hệ tình dục, nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ làm các xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung. Các chị em phụ nữ nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

  1. Một số loại vacxin dùng để chích ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã cấp phép đối với 2 loại vắc-xin ung thư cổ tử cung là:

  • Cervarix: vaccine ngừa nhiễm 2 chủng HPV là type 16 và 18 (chiếm khoảng 70% trong tổng số các ca mắc).
  • Gardasil: vaccine ngừa nhiễm 4 chủng HPV type 16, 18 và HPV type 6, 11. Gardasil là vắc-xin có khả năng đề kháng 100% với HPV tuýp 16 và 18 hiện nay. Giúp giảm đến 70% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở người.

Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung 

Vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và đã được thử nghiệm lâm sàng và cho kết quả rất an toàn. 

Mặc dù vậy, cũng như nhiều loại vắc xin khác, chích ngừa HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Sưng, ngứa, đỏ, đau tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ sau tiêm
  • Đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy

Tuy nhiên, theo các thử nghiệm lâm sàng các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chị em không nên quá lo lắng.

Đã bị nhiễm HPV có nên chích ngừa nữa không?

Rất nhiều chị em đã bị nhiễm HPV thắc mắc rằng tiêm vắc xin còn có hiệu quả không? Câu trả lời là có. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. 

Vì trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể đào thải virus chúng ta hoàn toàn vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.

Bên cạnh đó, HPV cũng có nhiều chủng khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì bạn vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.

Hiệu quả của vacxin phòng ung thư cổ tử cung HPV là bao nhiêu %?

Cả 2 loại vacxin Cervarix và Gardasil đều đảm bảo an toàn sinh học cho người dùng và được đánh giá hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%, hiệu quả giảm tổn thương tiền ung thư lên đến 60%.

Cả 2 vacxin này đều phải tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, việc đã chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung không có nghĩa bạn sẽ không mắc phải căn bệnh này. Vì thế, việc khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là vô cùng cần thiết.

Những đối tượng nào không nên chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung

Mặc dù hiệu quả phòng bệnh rất tốt, nhưng không phải ai cũng có thể tiêm vacxin ung thư cổ tử cung được. Nếu bạn là một trong những đối tượng sau đây thì bạn không thể tiêm vacxin được:

  • Người dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc-xin.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như rối loạn đông máu, loãng máu, giảm tiểu cầu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Nếu bạn đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng thì cần phải điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin.
  • Phụ nữ đang mang thai hay đang trong thời gian cho con bú, nên để qua thời gian này mới tiêm vacxin.

Nên làm gì để bảo vệ mình khi không ở trong độ tuổi được đề nghị chích ngừa?

  • Hầu hết virus HPV lây qua con đường quan hệ tình dục nên nếu bạn ở ngoài độ tuổi được tiêm vacxin thì mỗi khi bạn quan hệ tình dục bạn nên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn tình khỏi virus này. 
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thường xuyên làm xét nghiệm Pap từ độ tuổi 21 để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất để có thể được điều trị kịp thời. 

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Khi có dự định lập gia đình và sinh con, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì bạn sẽ được tạm hoãn lịch tiêm, lịch tiêm sẽ được tiếp tục sau khi sinh con.

Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, nó được gây ra bởi virus HPV. Virus này có thể gây ra cả 2 bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.

Khi bạn bị sùi mào gà, chích ngừa vacxin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn. Vì vậy, nếu chị em đã bị bệnh sùi mào gà, chị em nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì vẫn có thể tiêm phòng.

Trong trường hợp nếu bạn đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì bạn có thể tiêm vắc xin để phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết chia sẻ về vấn đề có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không? Chị em hãy đi tiêm phòng ngay từ bây giờ để đảm bảo khả năng phòng bệnh là cao nhất nhé.

TIN TỨC

Tin sức khỏe