Nhiều người có chung một thắc mắc rằng ung thư cổ tử cung có lây không? Nếu có lây thì lây qua những đường nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh để tháo gỡ thắc mắc này trong lòng bạn nhé!
Xem thêm:
- [Hỏi đáp] U xơ tử cung không nên uống vitamin gì?
- Ung thư cổ tử cung có chết không?
- Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bạn cần chú ý
Định nghĩa ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung thường xuất phát từ các tế bào lót cổ tử cung: Các tế bào vảy ở cổ tử cung ngoài đưa đến carcinôm tế bào vảy chiếm khoảng 80% đến 90% các trường hợp và các tế bào tuyến ở cổ tử cung trong đưa đến carcinôm tuyến chiếm đa số các trường hợp còn lại.
Sự phát triển thành ung thư bắt đầu khi các tế bào biến đổi tiền ung thư, quá trình chuyển đổi này thường phải mất rất nhiều năm và sau đó chỉ một số ít trong số các tế bào này là phát triển thành ung thư. Theo một thống kê, ung thư cổ tử cung gây tử vong khoảng 270.000 phụ nữ trên toàn thế giới mỗi năm và chiếm 85% trong số đó là ở các nước nghèo.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì?
Nếu chị em thấy minh có 1 trong số các triệu chứng dưới đây, chị em nên lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Vì rất có thể chị em đã bị ung thư cổ tử cung.
- Chảy máu âm đạo bất thường mà không phải đang trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đã mãn kinh.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, khí hư lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy và có mùi hôi khó chịu.
- Đau rát sau quan hệ tình dục: Đau vùng chậu, hay lên cơn đau một cách âm ỉ, cơn đau xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và với tần suất ngày càng tăng.
- Khó chịu khi đi tiểu, tiểu rắt tiểu buốt, tiểu khó, đôi lúc tiểu kèm máu, không tự chủ.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, đây là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn, bệnh đã tiến triển đến mức nặng.
- Đau chân, sưng phù chân vì lúc này khối ung thư đã lan ra làm tắc nghẽn dòng máu.
Ung thư cổ tử cung có lây không?
Ung thư cổ tử cung không phải là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy phụ nữ bị ung thư cổ tử cung không cần phải lo lắng về việc lây lan bệnh của mình. Tuy nhiên, HPV loại virus gây nên khoảng 99% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung lại là một virus truyền nhiễm. Do đó, ung thư cổ tử cung không lây truyền khi chị em đã mắc bệnh, nhưng nếu đang ở dạng virus HPV thì rất dễ lây lan.
Virus HPV có thể lây truyền qua bất kỳ loại quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ, nhưng ở nữ, virus gây nên nguy cơ mắc bệnh sẽ nhiều hơn ở nam giới.
Ung thư cổ tử cung lây qua những con đường nào?
Virus HPv gây nên ung thư cổ tử cung có thể lây lan qua rất nhiều con đường, cụ thể như sau:
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây bệnh chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh này có thể lây lan qua quan hệ bằng đường miệng và cả tiếp xúc da kề da ở cả bộ phận sinh dục. Những loại virus HPV này thường ở khu vực lớp biểu mô dưới da cũng như tế bào niêm mạc dịch nhầy ẩm ướt. Theo các điều tra dịch tễ học, thông thường tỷ lệ lây nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục không an toàn chiếm đến khoảng 40%.
Lây từ mẹ sang con
Giống như các loại virus khác thì HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ và sinh con tự nhiên khi đứa trẻ đi qua âm đạo của người phụ nữ để chào đời thì vô tình tiếp xúc với các tế bào nhiễm virus HPV từ đó vô tình đứa bé cũng sẽ bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó, trong quá trình thai nhi hình thành và bám trên thành tử cung của mẹ thì các tế bào virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể của em bé.
Dùng chung kìm bấm và đồ lót với người bệnh
Nếu chị em dùng chung kìm để bấm móng tay hay móng chân với người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HPV rất cao. Bên cạnh đó, việc dùng chung đồ lót với phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung thì khả năng ung thư cổ tử cung cũng là khá cao.
Tiếp xúc với vết cắt, vết xước ngoài da của người bệnh
Thông thường, các loại virus HPV thường trú ẩn dưới mô của tế bào da nên việc HPV có thể lây qua vết cắt và vết xước ngoài da cũng là một trong những con đường lây nhiễm căn bệnh này mà chị em phải hết sức lưu ý.
Sử dụng đồ dùng có dịch người bệnh
Virus HPV tồn tại rất nhiều ở dịch nhầy trong các tế bào và cơ quan sinh dục của người bệnh. Vì thế nếu bạn sử dụng đồ dùng có dịch của người bệnh như cốc, bàn chải đánh răng,…thì cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này khá cao.
Thông qua tiếp xúc ngoài da
Như đã nêu ở phía trên thì các loại virus HPV thường trú ẩn dưới lớp biểu bì của mô da. Vì vậy, việc tiếp xúc ngoài da với người bệnh cũng là một trong những con đường lây nhiễm HPV hết sức nguy hiểm.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm ung thư cổ tử cung
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm chị em gia tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, cụ thể như sau:
- Quan hệ nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục sớm
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh ung thư khác.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người đã nhiễm HIV hoặc AIDS và những người đã trải qua cấy ghép tạng, cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch làm cho hệ miễn dịch suy yếu thì khả năng mắc ung thư cổ tử cung cũng cao hơn người bình thường.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Chlamydia, lậu và giang mai cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
- Tình trạng của kinh tế xã hội: Theo một thống kê, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung dường như cao hơn ở những nước có thu nhập thấp.
- Dùng các thuốc uống tránh thai trong thời gian dài: Theo một nghiên cứu, nguy cơ ung thư cung cổ tử cung tăng gấp đôi ở những người dùng thuốc tránh thai trên 5 năm, nhưng sẽ trở về bình thường sau khi chị em ngừng thuốc 10 năm.
- Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư cổ tử cung: Nếu gia đình bạn từng có mẹ, chị, bà bị ung thư cổ tử cung thì bạn cũng nên cẩn thận vì nguy cơ bạn bị ung thư cổ tử cung cũng cao hơn nhứng người khác rất nhiều.
Tiêm vacxin – biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng vắc xin được các bác sĩ khuyến cáo là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả và dễ dàng nhất. Ở một số quốc gia, việc tiêm vacxin ung thư cổ tử cung đã được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Tại Việt Nam, vắc xin ung thư cổ tử cung được các chuyên gia khuyên nên tiêm cho các bé gái trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, kể cả bạn đã quan hệ tình dục hay chưa.
Nếu bạn đã ở ngoài độ tuổi này hoặc đã từng nhiễm HPV thì cũng nên tiêm vì HPV có rất nhiều chủng, bạn nên tiêm để phòng ngừa chủng mình chưa mắc phải trước đó
Vacxin ung thư cổ tử cung bao gồm 3 mũi, thường được tiêm trong khoảng thời gian là 6 tháng. Chị em cần được tiêm đầy đủ cả 3 mũi vacxin mới có thể được bảo vệ chống lại tình trạng nhiễm HPV tối đa.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là bài viết về chủ đề ung thư cổ tử cung có lây không. Chị em đã tiêm đủ vắc-xin cũng không nên chủ quan mà nên tránh xa các yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm ung thư cổ tử cung.