Phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là tình trạng gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là tình trạng gì được các chị em quan tâm rất nhiều. Bởi vì có rất nhiều trường hợp các chị em mặc dù đã tới tháng và bị đau bụng nhưng lại không thấy có kinh nguyệt xuất hiện. Vậy để biết phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là bị làm sao, mời bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh nhé.

Xem thêm: 

1. Phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh nguyên nhân là do đâu?

Tới tháng bị đau bụng kinh là một tình trạng rất phổ biến ở các chị em. Tuy nhiên, hành kinh không phải là nguyên nhân duy nhất có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dữ dội. Trong một số trường hợp, các chị em phụ nữ có thể gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. 

Và dưới đây là các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

1.1. Do quá trình rụng trứng diễn ra

Một phụ nữ khi chưa bước vào giai đoạn mãn kinh và vẫn còn nguyên buồng trứng thì có thể gặp tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, vào khoảng 10 – 14 ngày trước khi có kinh. Điều này thường xảy ra khi buồng trứng giải phóng noãn để chuẩn bị cho việc mang thai. Và những cơn đau bụng do quá trình rụng trứng diễn ra thường không nguy hiểm.

toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh-1
Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do quá trình rụng trứng diễn ra

Quá trình rụng trứng có thể gây ra các cơn đau ở bụng dưới và tình trạng này có thể kéo dài vài phút đến một vài giờ. Những cơn đau bụng do nguyên nhân này có thể đến một cách đột ngột hoặc diễn ra âm ỉ. Tuy nhiên, mức độ đau bụng nhiều hay ít là ở mỗi người khác nhau là khác nhau. 

1.2. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là do bệnh viêm ruột

Tình trạng đau bụng kinh nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột. Các cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu như người bệnh bị viêm loét đại tràng, cơn đau có thể xuất hiện ở bụng dưới và bên trái của dạ dày.

Các triệu chứng khác bệnh viêm ruột có thể gặp bao gồm:

  • Người bệnh gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Cảm thấy ruột không trống rỗng hoàn toàn sau khi đi đại tiện
  • Có xuất hiện máu trong phân
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
  • Sốt
  • Mệt mỏi kéo dài

1.3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh nhưng không ra máu kinh ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người dưới 50 tuổi.

Cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện phổ biến ở xung quanh xương chậu và dạ dày. Hiện tại thì chưa có biện pháp điều trị tình trạng này tuy nhiên thì người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh-
Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn

1.4. Bệnh lý viêm vùng chậu

Bệnh lý viêm vùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, âm đạo và cổ tử cung. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này bao gồm gây đau bụng dưới và lưng dưới. Các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng. Do đó, khi các chị em phụ nữ gặp tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh thì đây có thể là dấu hiệu viêm vùng chậu.

1.5. Tiền mãn kinh

Phụ nữ ở trong độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi thường bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, buồng trứng hoạt động kém hơn so với trước và đồng thời nội tiết tố nữ cũng bắt đầu bị suy giảm nên gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều chị em phụ nữ phụ nữ gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.

1.6. Bị mất cân bằng hormone nội tiết tố

Phụ nữ khi bị mất cân bằng hormone nội tiết tố sẽ thường có các dấu hiệu như: 

  • Người dễ bốc hỏa
  • Đau đầu
  • Khó chịu
  • Dễ cáu gắt
  • Đau bụng dưới nhưng không có kinh,… 

Nguyên nhân gây tình trạng mất cân bằng hormone thường là do sau sinh nội tiết tố nữ bị suy giảm, do tuổi tác, do sử dụng thuốc tránh thai, do cắt bỏ buồng trứng,…

1.7. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là do tắc kinh 

Tắc kinh là một dạng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay xảy ra ở nữ giới và đây cũng là lý do khiến cho chị em bị đau bụng khi đến tháng nhưng không thấy có xuất hiện máu kinh. Khi bị tắc kinh, các dấu hiệu của ngày hành kinh vẫn xảy ra nhưng máu kinh thì lại không thể thoát ra được. Nếu như tắc kinh kéo dài thì có thể có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh.

1.8. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh khá là phổ biến. Ngoài ra, người bệnh bị lạc nội mạc tử cung cũng thường xuyên gặp các cơn đau bụng kinh dữ dội và các cơn đau này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng.

1.9. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do rối loạn chức năng cơ sàn chậu

Các bệnh lý rối loạn chức năng cơ sàn chậu có thể dẫn đến các cơn co thắt nghiêm trọng ở các cơ có vai trò hỗ trợ bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Tình trạng này có thể xảy ra ra sau các chấn thương, sau sinh thường hoặc sau các tai nạn như tai nạn giao thông.

Rối loạn chức năng cơ sàn chậu thường gây ra những cơn đau nghiêm trọng, gần giống như đau bụng kinh. Khi bị rối loạn chức năng cơ sàn chậu người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau liên tục ở háng và lưng.

1.10. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có thể gây ra các cơn đau đớn mãn tính ở khu vực vùng chậu hay bàng quang.

Cơn đau thường được xuất hiện ở vùng bụng dưới (xương chậu) và ở bộ phận sinh dục. Đôi khi tình trạng này khiến phụ nữ hiểu lầm là đau bụng kinh khi tới tháng tuy nhiên lại không có kinh. Bên cạnh đó, các cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp mà bàng quang của người bệnh đầy hoặc gần đến chu kỳ kinh nguyệt.

1.11. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý xuất hiện một túi chứa chất lỏng hình thành bên trên buồng trứng. U nang buồng trứng thường lành tính và có thể tự vỡ và chữa lành.

Tuy nhiên nếu u nang không tự vỡ thì một khối u nang khác có thể hình thành và dẫn đến một khối u nang có kích thước lớn hơn. Điều này có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và tăng nguy cơ vỡ khối u nang lớn.

Một khối u nang buồng trứng có kích thước lớn sau khi vỡ có thể dẫn đến một cơn đau nghiêm trọng. Cơn đau thường được mô tả là có cảm giác giống như cơn đau bụng kinh nhưng không có máu kinh. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội ở khu vực bụng bên dưới rốn. Vị trí của các cơn đau thường phụ thuộc vào buồng trứng mang khối u nang.

Triệu chứng khác của bệnh lý này có thể bao gồm hiện tượng tiết dịch âm đạo có vón cục. Trước khi khối u nang bị vỡ, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu, đau tức ở đùi, bụng dưới và lưng dưới.

1.12. Dấu hiệu mang thai

Trong 1 số trường hợp, tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là biểu hiện của mang thai. Khi bào thai phát triển và gắn vào niêm mạc tử cung có thể gây ra các cơn đau hoặc khó chịu nhẹ ở vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, một số người có thể bị đau nhẹ hay các cơn đau tương tự như đau bụng kinh xảy ra vào thời điểm 4 tuần trước khi có thai. Do đó, nếu như có quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể xem mình có mang thai hay không nhé.

1.13. Mang thai ngoài tử cung

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau bụng kinh nhưng không ra máu kinh. Khi gặp phải tình trạng này bạn có thể cảm thấy chuột rút nhẹ sau đó là các cơn đau bụng trở nên dữ dội, đột ngột tác động vào một bên bụng dưới. Đôi khi các cơn đau bụng có thể nghiêm trọng đến mức bạn cảm nhận được cơn đau ở vai và lưng dưới.

toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh-2
Mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội

Tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra ở một trong hai ống dẫn trứng. Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng sinh sản của thai phụ sau này. Do đó các chị em nên đến bệnh viện để thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm có các dấu hiệu mang thai như buồn nôn, nôn hay đau ngực. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung thậm chí không có dấu hiệu mang thai đặc trưng nào.

1.14. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng bệnh lý hình thành các tế bào ung thư bên trong buồng trứng. Các triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng thường mơ hồ, không rõ ràng cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Tuy nhiên, 1 số trường hợp người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau như cơn đau bụng kinh nhưng không có máu, táo bón hay đầy hơi. Tuy nhiên, các cơn đau bụng do bệnh lý ung thư buồng trứng thường dai dẳng và không tự biến mất.

Ung thư buồng trứng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh. Do đó, các chị em hãy đến bệnh viện để kiểm tra nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn hai tuần.

1.15. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do vừa phá thai

Phụ nữ sau khi phá thai bằng phương pháp hút thai thường sẽ phải trải qua những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung luôn co bóp để tống đẩy các mảng vỡ niêm mạc ra ngoài. Cùng với đó, sau khi nạo phá thai vài ngày, nữ giới cũng có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, xuất huyết âm đạo,…

1.16. Do dùng thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác

Thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ phải kể đến như là tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc khác như là thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc kháng sinh liều cao,… cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây ra hiện tượng đau bụng này.

1.17. Do đường tiết niệu bị nhiễm trùng 

Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng thì phụ nữ thường gặp phải tình trạng bị đau một bên lưng dưới và đau bụng âm ỉ, nhất là khi đến tháng. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể phải chịu những cơn đau buốt dữ dội và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và giấc ngủ.

1.19. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do bệnh sỏi thận

Sỏi thận là hậu quả từ sự tích tụ lâu ngày của muối và khoáng chất ở trong nước tiểu. Nếu như tình trạng này càng kéo dài thì hiện tượng cặn lắng này càng dễ dàng phát triển thành viên sỏi to. Nếu các viên sỏi di chuyển đến bàng quang sẽ gây ra hiện tượng đau xương chậu và xuất hiện hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. 

1.20.  Bệnh lý u xơ tử cung

Bệnh lý u xơ tử cung là khối u lành tính hình thành trong cơ tử cung. Theo thời gian thì nó lớn dần lên sau đó chèn ép, tác động đến bàng quang và tử cung. Chính sự chèn ép này là nguyên nhân khiến cho chị em gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Bên cạnh đó, nữ giới còn có thể bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến thụ thai kém hoặc thậm chí là vô sinh.

1.21. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do polyp tử cung

Polyp tử cung là tình trạng lớp nội mạc tử cung tăng trưởng một cách quá mức. Và bệnh lý này có thể khiến cho nữ giới có cảm giác đau bụng khi đến tháng nhưng không ra máu kinh. 

2. Đau bụng kinh nhưng không ra máu khi nào cần đến bệnh viện?

Những người thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.Các chị em nên đến bệnh viện nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu gặp các triệu chứng như là:

  • Phân có màu đen hay màu hắc ín
  • Nôn ra máu
  • Khó nuốt hoặc cảm thấy đau khi nuốt
  • Nôn thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau ở ngực, hàm, cổ, vai hayc cánh tay
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Vàng tròng mắt hay da bị vàng

Đau bụng kinh hay đau vùng xương chậu nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Do đó, các chị em nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để có thể tránh các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

3. Làm sao để khắc phục tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra kinh xảy ra không thường xuyên hay chỉ xuất hiện một vài lần thì bạn có thể không cần quá lo lắng. Bởi đôi khi đó chỉ là biểu hiện trong một thời điểm nhất định khi sức khỏe cơ thể không ổn định. Và trong trường hợp này bạn cũng có thể khắc phục bằng một số cách như sau:

  • Nếu nghi ngờ đây là dấu hiệu của việc mang thai, bạn cần mua que thử thai để kiểm tra sau đó đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đồng thời có chế độ nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân bị căng thẳng hay stress quá đà.
  • Luyện tập thể dục thể thao thật nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hay quá sức, đặc biệt là trong kỳ kinh.
  • Giữ vệ sinh vùng kín thật cẩn thận, sạch sẽ: vùng kín cần phải được giữ gìn để tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa. Và đặc biệt, bạn cần phải chú ý vấn đề này trước và ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Phòng tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn: nếu chưa có ý định sinh con, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn triệt để.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần: các chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi phát hiện có những bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt cần phải chú ý những bệnh lý có thể gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…
  • Nếu phát hiện đau bụng kinh không ra máu là dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cungbuồng trứng đa nang

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp về vấn đề phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là tình trạng gì và cách khắc phục ra sao. Đau bụng kinh không ra máu là một tình trạng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên các bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa để biết được tình trạng bệnh của mình là do đâu và có phương án xử lý phù hợp.