Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không cần lưu ý những gì ?

Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho mỗi người phụ nữ. Và trong suốt quá trình mang thai ấy, người mẹ luôn phải đối mặt với những nỗi lo về sức khỏe cho cả mình và con trong đó có bệnh lý sa tử cung. Vì vậy, bài viết này các chuyên gia của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giải đáp hết những thắc mắc về bệnh lý sa tử cung khi mang thai cho chị em nhé!

Xem thêm:

Sa tử cung bẩm sinh có khả năng mang thai không?

Sa tử cung hoàn toàn có thể mang thai nhưng bạn cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất, bạn nên điều trị dứt điểm tình trạng của mình rồi hãy mang thai.

Vì mang thai khi bị sa tử cung đồng nghĩa với việc giữ thai cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Bình thường bà bầu khám 4 tuần một lần nhưng với bà bầu mắc sa tử cung thì khám thai định kỳ 2 tuần một lần.

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung của người phụ nữ là nơi trứng sau khi được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Vì thế bất cứ một tác động nào đến cơ quan này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh nở và sức khỏe của phụ nữ.

Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con là tình trạng tử cung bị tụt xuống âm đạo, đôi khi là ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng và không thể nâng đỡ được tử cung.

Nguyên nhân nào dẫn đến sa tử cung khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sa tử cung khi mang thai như: 

Nguyên nhân từ phía thai nhi

Thai nhi quá lớn hoặc mẹ mang đa thai thì nguy cơ bị sa tử cung của mẹ sẽ cao hơn các trường hợp thai nhi có cân nặng trung bình và mẹ chỉ mang một thai. 

Nguyên nhân từ phía mẹ bầu

Với trường hợp mẹ bầu thừa cân, có khối u vùng chậu, từng sinh con quá lớn, sinh đẻ nhiều lần, mẹ bầu lớn tuổi, ổ bụng có tình trạng tụ dịch, nhau thai bất thường, tử cung của thai phụ từng trải qua phẫu thuật, thay đổi nội tiết khiến tử cung mềm hơn, thai phụ mắc bệnh lý táo bón,… thì khả năng bị bị sa tử cung cũng cao hơn những bà mẹ khác.

Sa tử cung khi mang thai có những dạng nào?

Sa tử cung bị sa khi mang thai được phân chia thành hai loại:

  • Sa tử cung bán phần: Sa tử cung trường hợp này xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.
  • Sa tử cung toàn phần: Sa tử cung toàn phần xảy ra khi tử cung hạ xuống khá xa so với vị trí ban đầu. Mức độ sa có thể khiến một phần của tử cung lộ ra bên ngoài âm đạo.

Các giai đoạn của sa tử cung

Sa tử cung khi mang thai hay sa tử cung nói chung được các chuyên gia chia thành 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Cổ tử cung trượt xuống và nằm ở phần trên của âm đạo.
  • Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu hạ xuống thấp dần. Vị trí có thể gần lỗ âm đạo.
  • Giai đoạn 3: Cổ tử cung bị trượt ra bên ngoài âm đạo.
  • Giai đoạn 4: Cổ tử cung sa hoàn toàn ra khỏi âm đạo.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn và mức độ sa tử cung dựa vào việc thăm khám trực tiếp là chính. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm để tầm soát nguyên nhân gây sa tử cung trong quá trình mang thai.

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Sa tử cung ở những cấp độ khác nhau thì mức nguy hiểm cũng khác nhau. Nếu thai phụ không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng khi sa tử cung có thể gặp phải như: 

  • Sảy thai, thai chết lưu: Tình trạng tử cung bị tụt xuống sẽ khiến cho thai nhi không còn không gian để phát triển và nếu không được xử lý sớm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thai chết lưu và gây nguy hiểm cho mẹ bầu. 
  • Sinh non, băng huyết sau sinh: Sa tử cung còn làm gia tăng nguy cơ sinh non, khi thai nhi chưa được phát triển toàn diện và điều này cũng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị băng huyết, thậm chí nếu tình trạng vỡ tử cung xảy ra còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Vô sinh: Những trường hợp sa tử cung nghiêm trọng khiến gây ra tình trạng viêm loét, hoại tử, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và chị em sẽ không còn khả năng làm mẹ. 
  • Viêm nhiễm các cơ quan khác: Nếu không được điều trị kịp thời thì sa tử cung còn kéo theo tình trạng sa trực tràng, bàng quang,… và gây nhiễm trùng.
mang thai
mang thai

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung khi mang thai

Khi mang thai, nếu mắc phải bệnh sa tử cung, các mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu dưới đây: 

  • Cảm giác nặng nề ở đáy bụng.
  • Luôn luôn cảm thấy đau tức, đồng thời có khó chịu ở vùng bụng dưới.
  • Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn một cách bất thường.
  • Khó khăn khi đi tiểu, đi nhiều lần, lượng tiểu mỗi lần rất ít, tiểu buốt.
  • Một số trường hợp sẽ có mô thịt nhô ra khỏi âm đạo.

Ở giai đoạn đầu, những biểu hiện sa tử cung sẽ khá mơ hồ nhưng càng về những giai đoạn sau thì triệu chứng càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. 

Chữa trị sa tử cung khi mang thai như thế nào?

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa các phác đồ điều trị sa tử cung khác nhau. Vì thế khi xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, không để lâu dài bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

 Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đeo vòng nâng trong âm đạo. Với mục đích là nâng các mô cơ, mô dây chằng bị lỏng lẻo, chảy xệ, vòng nâng cần được lấy ra và vệ sinh thường xuyên để tránh biến chứng viêm nhiễm.

Phương pháp phẫu thuật rất ít khi được chỉ định bởi tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài việc điều trị người bệnh cần kết hợp với các phương pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chuyển biến tốt hơn:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm phần tử cung bị sa bên ngoài
  • Sử dụng một số thảo dược an toàn tạo độ đàn hồi cho tử cung theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chế độ ăn lành mạnh: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả trái cây, tránh ăn đồ ăn nhanh đồ khô.
  • Tập các bài tập nâng cơ và dây chằng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bài tập cơ sàn chậu có giúp ích điều trị sa tử cung khi mang thai?

Việc tập luyện các bài tập cơ sàn chậu hoặc các bài tập Kegel mang lại khá nhiều lợi ích không chỉ trong việc chuẩn bị cho phụ nữ sắp sinh nở mà còn làm giảm các triệu chứng của sa tử cung. 

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ thường xuyên luyện tập các bài tập cơ sàn chậu có thể tránh được hầu hết các vấn đề liên quan đến chứng sa cổ tử cung. Do đó, mẹ bầu nên tập những bài tập này hàng ngày.

Biện pháp dự phòng sa tử cung khi mang thai

Để phòng ngừa nguy cơ mắc sa tử cung trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

  • Nếu có ý định mang thai, bạn nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm tình trạng sa tử cung, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
  • Cần khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, theo dõi sức khỏe thường xuyên cũng chính là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm, đồng thời có biện pháp điều trị kịp thời. 
  • Với các bà bầu bị ho hay viêm phế quản, hen suyễn,… nên điều trị càng sớm càng tốt.
  • Tuyệt đối không nên  làm các công việc nặng, quá sức.
  • Không nên mang thai nhiều lần sẽ gia tăng nguy cơ sa tử cung.
  • Không lạm dụng thuốc, tự ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng và không nên để tình trạng tăng cân quá mức.
  • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi mát trong bữa ăn hàng ngày và đồng thời tránh đồ ăn chế biến sẵn để hạn chế táo bón.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Bệnh sa tử cung khi mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Vì vậy, chị em nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của hai mẹ con. Chúc tất cả chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!