[Hỏi đáp] Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Nhiều chị em vì một lý do nào đó mà đã lập gia đình hoặc quan hệ tình dục rồi nhưng vẫn chưa tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vậy, quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? Khơi Xuân Khang Linh sẽ trả lời câu hỏi này giúp bạn.

Xem thêm:

Tổng quan về virus HPV

HPV là một loại virus gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus HPv chủ yếu lây truyền qua đường tình dục như:  Qua tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo hay hậu môn của người bị nhiễm. 

Ngoài ra, virus HPV còn lây truyền qua một số đường khác như dụng cụ y tế, kim bấm sinh thiết, đồ lót,… đã bị nhiễm virus. HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Hiện nay chưa có bất kỳ một loại thuốc nào để đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Và tiêm vắc xin là phương pháp hàng đầu để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh ung thư này.

virus HPV
virus HPV

Tại sao nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung lại là căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 ở phái nữ chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong khá cao, theo một số thống kê tại Việt Nam, mỗi ngày có đến 14 ca mắc mới và có 7 ca tử vong do căn bệnh này. 

Việc tiêm vắc xin sẽ giúp chị em phòng ngừa được rất nhiều nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và phòng ngừa được tình trạng bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.

Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và quá trình này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và phát hiện sớm, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng và điều trị sớm tổn thương ung thư cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh.

Nếu chị em chưa tiêm được tiêm vắc xin, chị em rất có khả năng cao sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau: Quan hệ tình dục không an toàn; Quan hệ tình dục đồng giới hoặc quan hệ nhiều bạn tình; Hệ miễn dịch suy yếu; Tiếp xúc với đồ lót, kìm cắt móng tay của bệnh nhân,…

Độ tuổi nên được tiêm phòng HPV

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo các chuyên gia khuyến cáo được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin này có hiệu quả kéo dài lên đến tận 30 năm.

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại vacxin HPV được sử dụng rộng rãi là:

  • Cervarix ( Bỉ): Vacxin dự  phòng 2 tuýp HPV 16-18 gây bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Gardasil ( Mỹ): Vacxin dự phòng 2 tuýp HPV 16-18 gây ung thư và 2 tuýp HPV 6-11 gây bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.

Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Với câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không, thì các bác sĩ cho biết  bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV khi đã có quan hệ tình dục trước khi tiêm nhưng hiệu quả phòng ngừa của vắc xin trong trường hợp này sẽ thấp hơn so với những chị em chưa từng quan hệ. 

Với các chị em đã quan hệ thì khi đi tiêm HPV các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em nên làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để biết xem bản thân đã từng nhiễm HPV hay chưa, đặc biệt là với các chủng HPV có trong vắc xin phòng ngừa. Với chị em chưa từng quan hệ trước đó thì không cần làm các xét nghiệm này mà có thể tiêm luôn vắc xin HPV. 

Thêm một lưu ý đối với những chị em đã quan hệ tình dục muốn tiêm vắc xin HPV, đó là chị em phải kiểm tra để chắc chắn là bản thân không mang thai. Nếu chị em đã mang thai thì không được chỉ định tiêm phòng ngừa HPV và sẽ được chỉ định sau khi kết thúc thai kỳ . Các chị em đang cho con bú cũng lưu ý không nên tiêm vắc xin HPV vì vắc xin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa để nuôi thai nhi.

Bị bệnh sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?

Sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục và cũng được gây ra bởi virus HPV. Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà và đồng thời bệnh ung thư cổ tử cung.

Việc tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung không thể điều trị đặc hiệu để điều trị bệnh sùi mào gà. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, chị em nên khám chuyên khoa da liễu và làm các xét nghiệm PCR HPV và điều trị dứt điểm sùi mào gà rồi mới tiêm HPV.

Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì có thể quan hệ lại?

Rất nhiều chị em cũng lo lắng khi đã tiêm HPV bao lâu có thể quan hệ trở lại được. 

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về thời gian kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, với bất cứ loại vắc xin nào cũng cần có một khoảng thời gian nhất định sau khi đã tiêm đủ số mũi theo lộ trình mới có thể tạo ra đủ kháng thể chống lại virus đó được. 

Vì vậy, nếu như không thể hạn chế việc quan hệ tình dục thì chị em nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế tình trạng bị lây nhiễm virus HPV trong quá trình quan hệ với bạn tình.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi  quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không. Hy vọng chị em đã tìm được câu trả lời thỏa đáng sau khi đọc bài viết.

TIN TỨC

Tin sức khỏe