Giai đoạn mãn kinh được xem là giai đoạn cơ thể của chị em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý cũng như sức khỏe nhất. Và ở giai đoạn này cũng là giai đoạn chị em dễ gặp phải nhiều bệnh lý nhất. Vậy những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh nào chị em nên chú ý. Hãy theo dõi bài viết này của Khơi Xuân Khang Linh để tìm cho mình câu trả lời nhé!
Xem thêm:
Khái niệm về mãn kinh?
Mãn kinh là giai đoạn mà chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của chị em không còn nữa, kèm theo đó là một số thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể người phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh của chị em thường rơi vào độ tuổi trung bình khoảng từ 45 – 55 tuổi.
Việc mãn kinh ở chị em diễn ra sớm hay muộn hoàn toàn không liên quan đến thời điểm có kinh lần đầu tiên. Tuy nhiên, mãn kinh thường đến sớm hơn ở những phụ nữ làm phẫu thuật cắt hai buồng trứng hoặc điều trị các bệnh lý về buồng trứng. Ngoài ra, theo các chuyên gia những phụ nữ có thói quen hút thuốc lá thì giai đoạn mãn kinh cũng sẽ đến sớm hơn so với những người không hút thuốc.
Những dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh
Các triệu chứng báo hiệu sự bắt đầu của giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thường không giống nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh đều gặp phải những vấn đề khó chịu do nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc giảm sút nội tiết tố sinh dục nữ estrogen.
Những dấu hiệu đặc trưng của sự rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh đó là:
- Sự thay đổi bất thường về chu kỳ kinh: Mất kinh, lượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thưa ngày hơn và dần mất hẳn,…
- Xuất hiện những cơn bốc hỏa: Cảm thấy cơ thể nóng bừng đột ngột, lan khắp vùng ngực,…
- Đổ mồ hôi về đêm, chóng mặt, choáng ngất, ngột ngạt khó thở, rối loạn nhịp tim, mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
- Khô da, giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo, xuất hiện nhiều nám, tàn nhang.
- Ngoài ra, tính khí của chị em cũng trở nên thất thường và hay gắt gỏng khó chịu.
Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh chị em nên lưu ý
Ở giai đoạn mãn kinh, chị em cũng rất dễ gặp phải một số bệnh lý như sau:
Viêm nhiễm phụ khoa
Ở giai đoạn này, có sự sụt giảm hoạt động sản sinh nội tiết tố của buồng trứng, khiến môi trường âm đạo trở của chị em trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic có tác dụng bao bọc và diệt khuẩn. Vì vậy, vi khuẩn và nấm rất dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây ra viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ là nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng.
Ngứa rát âm hộ
Ngứa rát âm hộ là một bệnh phổ biến tuổi mãn kinh. Ngứa là một biểu hiện thường gặp trong các bệnh vùng kín như viêm âm đạo, ung thư âm hộ. Vì thế, khi có dấu hiệu ngứa, chị em phụ nữ cần đi khám ngay để có hướng điều trị phù hợp.
Chị em cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, giữ cho bộ phận sinh dục luôn khô thoáng, không tự ý thụt rửa âm đạo hay dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước hoa vùng kín mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chị em cũng nên dùng các chất bôi trơn khi quan hệ tình dục để tránh đau đớn và xây xát từ đó vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xảy ra do quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virut nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus hay được gọi tắt là HPV. Virus này đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và là nguyên nhân gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng gia tăng đối với các trường hợp sinh đẻ nhiều, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài,…
Ung thư tử cung
Ung thư tử cung thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở những phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Hiện chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng theo các nghiên cứu những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đó là: Người sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, mắc nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục,…
Các bệnh về tim mạch
Ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormon sinh dục nữ estrogen, các hormon sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, giúp bảo vệ thành mạch và tim. Tuy nhiên, khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đi đáng kể và cũng là lúc bắt đầu bùng nổ các bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu bất thường của ung thư nội mạc tử cung là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh.
Bệnh này thường gặp ở phụ nữ béo phì, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc có tiền căn vô sinh và rối loạn kinh nguyệt.
Loãng xương
Ở độ tuổi mãn kinh, phụ nữ rất dễ bị loãng xương, đặc biệt là ở những người có khung xương nhỏ bé, người có tiền sử gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.
Khi bị loãng xương rất dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, cổ xương đùi, xương cẳng chân bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp. Loãng xương làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây cho chị em nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra loãng xương là do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, đối phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chứa chất steroid… cũng có khả năng bị loãng xương cao hơn người khác.
Chị em nên làm gì để khắc phục những rối loạn ở tuổi mãn kinh
- Đầu tiên, chị em cần phải biết chấp nhận rằng, lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể mà không một ai có thể tránh khỏi. Đôi khi quá trình này diễn ra rất bình thường mà không biểu hiện thành bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng ở một số chị em, tiền mãn kinh xảy ra sớm và kéo dài, đem đến rất nhiều sự bất tiện và ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe cũng như công việc của chị em phụ nữ.
- Sự suy giảm estrogen chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những rắc rối kể trên. Vì vậy, nếu muốn quá trình mãn kinh xảy ra muộn nhất có thể, chị em nên sử dụng liệu pháp thay thế hormon dưới sự cân nhắc của bác sĩ sản phụ khoa. Liều dùng hormon và thời gian dùng như thế nào là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Ngoài ra, phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh nên chọn chế độ ăn uống chứa ít chất béo, ít cholesterol, giàu canxi như sữa, tôm, cua, trứng… Các loại thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và phytosterols như cá, đậu tương,… cũng rất tốt cho phụ nữ mãn kinh.
- Thêm vào đó, chị em cũng nên hạn chế tối đa những món ăn, gia vị cay nóng để tránh gây ra cơn bốc hỏa. Sử dụng vitamin E hằng ngày nếu được các bác sĩ chỉ định cũng là biện pháp tốt cần được cân nhắc.
- Song song với chế độ dinh dưỡng, chị em cũng nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, tập aerobic…
- Cuối cùng thì việc thăm khám sức khỏe ở giai đoạn này hết sức quan trọng. Bởi giai đoạn này, khi rối loạn nội tiết tố thay đổi cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở độ tuổi trung niên như đã nêu ở trên. Theo đó, nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu, giúp chị em phụ nữ có 1 sức khỏe tốt, góp phần không bị ảnh hưởng quá nhiều khi nội tiết tố thay đổi.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là bài viết về những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh . Hy vọng qua bài viết chị em đã góp nhặt thêm được nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân.