Nên làm gì khi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường?

Nhiều chị em đi tầm soát ung thư cổ tử cung về nhận được kết quả xét nghiệm Pap bất thường thì vô cùng lo lắng. Vậy nên làm gì khi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường? Hãy để các chuyên gia của Khơi Xuân Khang Linh giúp bạn gỡ rối nhé!

Xem thêm:

Khái niệm về tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là biện pháp để tìm ra những biến đổi tế bào bất thường có nguy cơ cao dẫn đến ung thư ở cổ tử cung. Quá trình sàng lọc bao gồm xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV đối với một số phụ nữ. Việc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm Pap smear và HPV có thể được thực hiện cùng một lúc bằng bàn chải mềm và sẽ không gây nên tình trạng đau đớn hoặc tổn thương phần phụ của chị em phụ nữ.

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện tuỳ thuộc vào độ tuổi của mỗi người phụ nữ:

  • Nữ giới nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung từ tuổi 21.
  • Nữ giới đang trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm 1 lần. Nếu chị em đang trong độ tuổi này thì không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm HPV trừ khi kết quả xét nghiệm Pap smear có phát hiện kết quả bất thường.
  • Nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm 1 lần.
tầm soát ung thư cổ tử cung
tầm soát ung thư cổ tử cung

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường

Nếu chị em nhận được kết quả xét nghiệm HPV dương tính, tức là người bệnh có một loại HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là, bệnh nhân đang bị ung thư cổ tử cung tại thời điểm nhận kết quả. Nhưng đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng chị em đang có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung trong tương lai. 

Các kết quả bất thường của xét nghiệm Pap Smear bao gồm:

  • Thay đổi tế bào biểu mô gai không điển hình và không rõ ý nghĩa tương tự như đã phát hiện các biến đổi trong tế bào cổ tử cung. Những biến đổi này hầu hết là dấu hiệu của chị em bị nhiễm khuẩn HPV và là kết quả bất thường phổ biến nhất của xét nghiệm Pap smear.
  • Tổn thương nội biểu mô độ thấp (LSIL): Tức là các tế bào cổ tử cung cho thấy biến đổi nhẹ, không có khuynh hướng phát triển thành ung thư. LSIL thường là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn HPV nhưng có thể tự khỏi.
  • Tổn thương nội biểu mô độ cao (HSIL): Tức là các phát hiện bất thường có thể có khuynh hướng phát triển thành ung thư. Các tế bào này có nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư.
  • Tế bào biểu mô tuyến không điển hình (AGC): Kết quả này cho thấy đã phát hiện các biến đổi ở tế bào biểu mô tuyến và là một dấu hiệu liên quan tới tiền ung thư và ung thư.

Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm Pap sau một vài ngày đi làm xét nghiệm. Sẽ có 2 kết quả có thể xảy ra là âm tính hoặc dương tính.  

Nếu bạn nhận được kết quả âm tính, đây thực sự là một điều tốt. Điều này có nghĩa là bác sĩ đã không tìm thấy bất kỳ một loại tế bào lạ nào trong các tế bào phết được trên cổ tử cung của bạn. Điều này chị em có thể yên tâm cho đến thời điểm được lên lịch làm xét nghiệm Pap tiếp theo.

Còn nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm là dương tính thì điều này không có nghĩa là bạn đã bị ung thư. Tùy vào từng mức độ mà kết quả xét nghiệm Pap sẽ được phân tích khác nhau. Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích cụ thể cho từng trường hợp cũng như lên kế hoạch để theo dõi kế tiếp.

2.1. Xét nghiệm Pap bất thường có nguy cơ thấp

Nguyên nhân của xét nghiệm Pap bất thường nguy cơ thấp thường gặp nhất là khi bạn bị nhiễm virus HPV. Có đến 8/10 nữ giới từng mắc phải vi trùng này trong đời mà không hề hay biết.

Thời điểm mà chị em có thể đã bị nhiễm virus là gần đây cho đến nhiều tháng hoặc nhiều năm trước. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn sẽ có khả năng loại bỏ sự nhiễm trùng này và kết quả Pap smear sẽ trở lại bình thường. 

Trong thực tế, hầu hết các phụ nữ sẽ loại bỏ được sự nhiễm trùng HPV trong một đến hai năm. Tuy nhiên, ở một số rất ít phụ nữ, nhiễm trùng HPV sẽ không được loại bỏ mà vẫn tồn tại ở trong cổ tử cung. Với các đối tượng này, nguy cơ diễn tiến bất thường sẽ phát triển đến ung thư trong các năm tiếp theo nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phải được theo dõi với một mẫu phết tế bào Pap lặp lại để đảm bảo nhiễm trùng đã được loại trừ. 

2.2. Xét nghiệm Pap bất thường có nguy cơ cao

Kết quả này không có nghĩa rằng bạn bị ung thư, nhưng nó rất quan trọng, vì rất có khả năng bạn đã bị nhiễm virus HPV từ lâu và có nguy cơ cao dẫn đến ung thư trong những năm tiếp theo nếu không được điều trị kịp thời .

Điều tốt nhất bạn cần làm tiếp theo đó là thực hiện soi cổ tử cung. Nếu kết quả soi cổ tử cung vẫn xác nhận rằng các tế bào bất thường có nguy cơ cao, bạn nên sinh thiết cổ tử cung. Đây cũng là xét nghiệm cuối cùng cần làm, được xem là  “tiêu chuẩn vàng” của chẩn đoán ung thư.

2.3. Xét nghiệm Pap có bất thường về tế bào tuyến và tế bào vảy

Các tế bào tuyến của cổ tử cung nằm chủ yếu ở ống cổ tử cung nhưng tế bào vảy nằm bên ngoài cổ tử cung. Cũng như sự thay đổi của các tế bào cổ tử cung nói chung, sự bất thường ở các tế bào tuyến và tế bào vảy cũng có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm HPV và có nguy cơ diễn biến đến ung thư.Vì vậy, ở những người nghiệm dương tính với tế bào vảy và tế bào tuyến, cần được bắt đầu điều trị để ngăn ngừa những biến chứng ác tính.

Tuy nhiên, trước đó cũng chẩn đoán lại thêm một lần nữa bằng soi cổ tử cung hoặc sinh thiết tế bào.

Nên làm gì khi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường?

Điều đầu tiên chị em cần làm đó là hết sức bình tĩnh, vì kết quả xét nghiệm dương tính không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn bạn đã bị ung thư. Lúc này, bạn nên lắng nghe sự chỉ dẫn của bác sĩ để làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Nếu như kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy những dấu hiệu bất thường, bạn có thể sẽ cần thêm các xét nghiệm bổ sung như sau: 

  • Lặp lại xét nghiệm Pap smear và HPV mỗi 1 hoặc 3 năm 1 lần, tuỳ thuộc vào kết quả xét nghiệm lần đầu, độ tuổi, và các kết quả xét nghiệm trước đó như thế nào.
  • Làm thêm xét nghiệm HPV để xác định chủng HPV có thể gây nên ung thư cổ tử cung.
  • Thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung.  Thủ thuật soi cổ tử cung là phương pháp dùng máy soi để phát hiện các bất thường và xác định sự cần thiết của sinh thiết cổ tử cung. Mẫu sinh thiết sau khi được thu thập sẽ được gửi đi làm xét nghiệm và đưa ra các chẩn đoán.
  • Thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung: Những chị em phụ nữ với kết quả xét nghiệm Pap smear “Tế bào biểu mô tuyến không điển hình” có thể cần làm xét nghiệm bổ sung này để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường. Lúc nhận kết quả xét nghiệm bất thường, chị em không nên hoang mang lo lắng mà nên bình tĩnh xử lý.