[Mách bạn] Cách chữa cảm lạnh cho phụ nữ sau sinh hiệu quả

Nhiều chị em sau sinh bị cảm lạnh có chung nhiều nỗi băn khoăn như cách chữa cảm lạnh cho phụ nữ sau sinh như thế nào cho hiệu quả? Cảm lạnh có bị lây cho con không? Có nên cho con bú lúc bị cảm lạnh không? Hãy để Khơi Xuân Khang Linh đưa chị em đi tìm lời giải đáp nhé!

Xem thêm:

Vì sao phụ nữ sau sinh thường hay bị cảm lạnh? 

Sau sinh cơ thể chị em rất dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì sau sinh, chị em bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng do thân nhiệt sau sinh bị mất quá nhiều máu đó cũng là một nguyên nhân làm cho chị em khó chống lại các virus cảm lạnh.

Ngoài ra, những cơn đau đớn sau sinh, ít được vận động, cộng với việc phải thức đêm chăm con cũng khiến cho cho hệ miễn dịch của người mẹ vốn đã kém lại càng trở nên yếu hơn.

Thêm vào đó, nhiều chị em cũng có giai đoạn ở cữ cực đoan, ít ra khỏi nhà cũng như ít tắm rửa và vệ sinh cá nhân,… đây cũng là những đối tượng rất dễ bị cảm lạnh sau sinh nhất.

Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh sau sinh

Kh chị em sau sinh bị cảm lạnh sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng cụ thể như xuất hiện những cơn nóng lạnh bất thường khiến bạn dễ bị rùng mình ngay cả khi chị em đang chùm chăn. Hiện tượng này xảy ra có thể do chị em bị nhiễm gió hoặc tắm muộn.

Các triệu chứng cụ thể mà chị em có thể nhận thấy rõ ràng như bị sổ mũi, hắt xì, nhức đầu, đau rát họng, nghẹt mũi, ho, viêm họng, thường xuyên có cảm giác ớn lạnh, rùng mình,… 

sau sinh
sau sinh

Cảm lạnh sau sinh có nguy hiểm không?

Mặc dù cảm lạnh là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này lại gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu khiến khiến các chị em vô cùng mệt mỏi, mất ngủ và chán ăn. Từ đó sức khỏe của chị em sẽ suy giảm dẫn đến việc chăm sóc con của mình sau sinh cũng không được tốt.

Đặc biệt, với những chị em có cơ thể yếu ớt, sức khỏe kém khi sinh xong mà bị cảm lạnh thì rất dễ gặp phải hàng loạt các biến chứng như:

  • Tắc tia sữa khiến chị em sau sinh có cảm giác căng tức ngực, đau đớn.
  • Vú ít tiết sữa hoặc không tiết sữa, làm con nhỏ thiếu sữa để bú.
  • Nhiều trường hợp có thể biến chứng dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm xoang.

Chị em bị cảm lạnh sau sinh khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh ở phụ nữ sau sinh có thể tự thuyên giảm dần sau vài ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu chị em đã áp dụng các mẹo để trị bệnh mà vẫn không hiệu quả hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, thì chị em nên đến bệnh viện để khám ngay:

  • Chị em bị sốt cao kéo dài quá 2 ngày hoặc sốt tái phát lại sau vài ngày ngưng sốt.
  • Chị em cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.
  • Ho nhiều gây mệt mỏi, ho nhiều về đêm gây mất ngủ
  • Đau họng, đau tai hoặc đau đầu nặng.
  • Nhận thức bị rối loạn.

Phụ nữ sau sinh cảm lạnh có nên uống thuốc không?

Nhiều chị em có chung thắc mắc là nếu bị cảm lạnh thì có nên uống thuốc không? Các bác sĩ khuyên rằng, chị em sau sinh nếu bị cảm lạnh không nên tự ý sử dụng thuốc, bất kể là thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt trong thời gian đang cho con bú. Vì khi uống thuốc, thuốc sẽ ảnh hưởng đến dòng sữa mẹ, khi chị em cho con bú sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, nếu chị em sau sinh bị sốt cao trên 39ºC và ho kéo dài quá 3 ngày thì cần đến ngay bệnh viện để khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ. Lúc này, chị em nên dừng việc cho con bú để điều trị và cho trẻ uống sữa ngoài để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cách chữa cảm lạnh cho phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất?

6.1. Sử dụng các mẹo dân gian

Đánh cảm cạo gió

Sử dụng trứng gà đánh cảm là cách chữa cảm lạnh sau sinh đã được áp dụng từ rất lâu đời. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, việc đánh cảm có thể giúp loại bỏ hết gió độc cùng các chất có hại cho cơ thể, từ đó giúp chị em có cảm giác dễ chịu hơn. 

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả trứng và 1 đồng xu hoặc nhẫn, vòng hay bất cứ vật nào bằng bạc.
  • Đem luộc chín quả trứng gà, lột vỏ và tách riêng lòng trắng.
  • Bạn bỏ đồng xu bằng bạc vào bên trong lòng trắng. Sau đó, dùng khăn sữa bọc lại rồi đánh gió ở vùng lưng và vùng ngực.
  • Sau khi đánh cảm xong, bạn sẽ thấy đồng bạc sẽ bị đen do hấp thụ nhiều chất độc.
  • Chị em cũng có thể chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem sửa sạch gọt vỏ. Sau đó, đem dã nát và xào nóng với 1 chút rượu trắng. Bọc hỗn hợp vừa dã nát vào túi vải sạch, sau đó đem để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi

Súc họng bằng nước muối sinh lý

Chị em có thể súc họng bằng nước muối sinh lý ngày 3-4 lần/ngày. Khi khò nước muối mỗi lần làm chừng 3p, chị em nên giữ nước lâu ở cuống họng để muối phát huy tác dụng diệt khuẩn. Cách này đặc biệt hiệu quả với những chị em có tình trạng đau rát họng do ho nhiều, viêm họng hạt, viêm amidan.

Dùng uống nước mật ong pha chanh

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nó có tính sát khuẩn và giúp giảm viêm nhiễm. Mỗi ngày chị em có thể uống 2-3 ly nước mật ong pha chanh như sau: Dùng 3 thìa cà phê mật ong pha với 3-4 thìa nước cốt chanh tươi, khuấy đều. Chị em nên sử dụng liên tục 1 tuần hoặc đến khi hết hẳn ho.

Ăn cháo hành lá và tía tô để giải cảm

Cách làm như sau: Hành lá và lá tía tô chị em xắt sợi nhuyễn, thêm 1 ít gừng xắt nhuyễn, cho vào tô cháo và nấu cháo với thịt bằm. Chị em nên ăn ngày 1-2 lần sẽ giúp giải cảm rất hiệu quả. 

Đây là một cách tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất quen thuộc cho người lớn ở. Chị em nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan để nấu cháo sẽ đảm bảo đủ chất cho một bữa ăn. Nếu ai không ăn tía tô được thì nên cho nhiều gừng và hành lá cũng giúp giải cảm và nhanh hết cúm.

Xông hơi bằng lá

Xông hơi bằng lá từ xưa đã được cha ông ta sử dụng để giải cảm giải cảm. Xông hơi toàn thân sẽ giúp chị em lưu thông kinh mạch khí huyết , vì khi nhiễm bệnh khí huyết của chị em đang bị ứ trệ.

Cách làm: Chị em cần có 1 cái nồi to và 1 chiếc chăn mỏng. Hãy ra chợ mua một phần lá xông giải cảm và mua thêm vài cây sả, đập dập cho vào nồi đun cùng bó lá xông. Cho nước vào ngập 2/3 nồi, rồi nấu thật sôi, nên để sôi thêm chừng 3p cho già nước. Sau đó mang nồi lá xông vào phòng kín, chị em trùm chăn lên người rồi mở nắp nồi ra từ từ để tránh nóng quá mức đột ngột. 

Đây là phương pháp tuy rất đơn giản, nhưng xông hơi toàn thân giúp giải cảm cực kỳ tốt. Nếu chị em không mua được lá xông, có thể dùng sả cây và dầu khuynh diệp để xông hơi cũng rất tốt.. Nấu nước sôi với sả cây, khi trùm chăn mở nắp nồi ra, cho thêm khoảng 10 giọt dầu khuynh diệp vào.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống viêm nhiễm nặng khi cơ thể xảy ra phản ứng viêm như: viêm họng, đau mắt, … Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp cơ thể giảm mệt mỏi sau thời gian bị bệnh. Nếu chị em bị cảm lạnh uống vitamin C là rất tốt. liên tục 1 tuần.

Dùng nước gừng tươi và hành lá

Gừng tươi và hành lá mỗi thứ cần chuẩn bị khoảng 15gram. Sau đó, đem rửa sạch và thái nhỏ rồi đun với nước, để sôi chừng 10 phút. Chị em uống lúc đang còn ấm. 

Chữa cảm lạnh sau sinh bằng lá húng chanh

Tinh dầu húng chanh có tác dụng tiêu độc và giảm ho rất tốt. Vì thế, sử dụng lá húng chanh cho các mẹ chữa cảm lạnh sau sinh là cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể hái 1 nắm lá húng chanh đem dã nát. Sau đó, đun sôi với khoảng 500ml nước để nguội. Sau đó, chị em chắt ra để uống trong ngày, 1 ngày hai lần.

6.2. Sử dụng thuốc để trị cảm lạnh sau sinh

Nếu sử dụng các mẹo không mang lại hiệu quả tốt, thì chị em nên tới bệnh viện khám để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt hay bất cứ loại thuốc nào khác đều không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ sau sinh còn cho con bú.

Một số loại thuốc như Tylenol, Advil hoặc Acetaminophen khá an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú. Chúng thường được bác sĩ kê đơn để giảm đau và hạ sốt cho chị em bị cảm lạnh sau sinh. 

Một số lưu ý để phòng cảm lạnh sau sinh

Sau khi sinh, chị em cần có những biện pháp phòng bệnh hợp lý. Để tránh bị cảm lạnh sau sinh và chị em nên chú ý một số điều như sau:

  • Không nên tắm rửa thường xuyên, mà chỉ dùng khăn và nước ấm  lau người. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hoặc tắm qua với nước ấm thật nhanh trong phòng che chắn kín gió. Sau đó, phải lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. 
  • Sau sinh, chị em nên tránh nằm trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vì như vậy sẽ rất dễ bị cảm lạnh khi các mẹ bước ra khỏi phòng máy lạnh do sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột.
  • Khi thời tiết nắng nóng oi bức, sẽ khiến nguy cơ cảm lạnh của chị em tăng cao vì mùa nóng cơ thể chị em thường ra mồ hôi trộm. Những mồ hôi này nếu không lau kịp thời, nó sẽ ngấm ngược vào cơ thể và gây ra cảm lạnh.
  • Chị em nên thường xuyên có 1 chiếc khăn mỏng bên mình, và thường xuyên lau mồ hôi nếu cơ thể ra mồ hôi quá nhiều.
  • Chị em không nên kiêng khem cực đoan, ăn uống thiếu chất hoặc kiêng tắm rửa, gội đầu, đánh răng,… Điều này sẽ khiến virus có nhiều cơ hội tấn công hơn. Ngược lại, chị em nên ăn uống đa dạng và đủ chất để cơ thể nhanh hồi phục, tăng cường sức đề kháng và chống lại virus cảm lạnh sau sinh.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là một số cách chữa cảm lạnh cho phụ nữ sau sinh. Nếu chị em có bị cảm lạnh sau sinh, chị em tuyệt đối không nên sử dụng thuốc cảm bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.