Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?

Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không? là một câu hỏi mà được rất nhiều các chị em quan tâm nhất là những chị em mà vừa sinh con. Bài dưới sau đây của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp các chị em giải đáp vấn đề trên.

1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một phương pháp giúp ngừa thai đã được sử dụng từ rất lâu. 

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đưa vào âm đạo của nữ giới có tác dụng cản trở không cho tinh trùng đến gặp trứng đồng thời ngăn không cho trứng vào trong tử cung để làm tổ và nhờ vậy mà nó có tác dụng ngừa thai hiệu quả.

vòng tránh thai
vòng tránh thai

2. Những đối tượng không được sử dụng vòng tránh thai

Những đối tượng không nên sử dụng vòng tránh thai bao gồm:

  • Phụ nữ nghi ngờ có thai.
  • Phụ nữ đang bị viêm âm đạo.
  • Phụ nữ bị viêm vùng chậu.
  • Phụ nữ bị dị tật bẩm sinh ở tử cung
  • Phụ nữ bị u xơ tử cung.
  • Phụ nữ đang bị thiếu máu hay bị xuất huyết đường sinh dục.

3. Ưu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở nước ta hiện nay với một số công dụng phải kể đến như:

  • Chi phí rẻ.
  • Thủ thuật tiến hành đơn giản nên có thể làm tại các bệnh viện tuyến xã hay huyện.
  • Không tốn nhiều thời gian thực hiện thăm khám 
  • Thủ thuật thực hiện nhanh
  • Các chị em sẽ không bị ảnh hưởng công việc ngay sau khi đặt vòng tránh thai.
  • Thực hiện một lần mà có tác dụng lâu dài từ 3 đến 5 năm.
  • Chị em hoàn toàn thoải mái khi quan hệ tình dục mà không sợ có thai ngoài ý muốn.

4. Nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng đặt vòng

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì phương pháp này có một số nhược điểm như:

  • Khiến chị em khí hư ra nhiều.
  • Gây ra rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Hay bị đau lưng.
  • Hay bị đau bụng dưới.

5. Các loại vòng tránh thai phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến nhất đó là dạng đồng và dạng chứa hormone.

5.1. Vòng tránh thai dạng đồng 

Vòng tránh thai dạng đồng là việc sử dụng đồng được gắn vào khung chữ T. 

Các chất đồng sau khi được gắn vào trên vòng sẽ tác động lên enzyme cản trở quá trình xâm nhập của tinh trùng vào niêm mạc tử cung nhờ vậy mà có tác dụng tránh thai. 

Cùng với đó thì ion đồng được giải phóng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng và khiến tinh trùng khó có thể gặp trứng hơn.

5.2. Vòng tránh thai dạng hormone

Vòng tránh thai dạng hormone là phương pháp đặt vòng mà tác động trực tiếp đến nội tiết của chị em để ngăn chặn quá trình rụng trứng

Đồng thời phương pháp này còn khiến cho lớp chất nhầy trở nên dày và đặc hơn khiến tinh trùng khó gặp trứng hơn.

6. Thời điểm thích hợp để đi đặt vòng tránh thai

Theo các chuyên gia về sản phụ khoa sau khi sinh thường hay sinh mổ, thời điểm thích hợp nhất để đi đặt vòng tránh thai thì các chị em cũng cần đảm bảo tử cung của mình đã được phục hồi và trở lại kích thước như ban đầu. 

Vì vậy, thời điểm lý tưởng mà các chị em có thể cân nhắc đi đặt vòng là:

  • Phụ nữ sau khi sinh thường là 3 tháng: nếu như sau sinh 3 tháng mà chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện lại thì lời khuyên là chị em nên kiểm tra để xác định bản thân không mang thai trước khi tiến hành đặt vòng.
  • Phụ nữ sau khi sinh mổ thì thời gian này thường là 6 tháng và trước khi đi đặt vòng thì cũng nên thử để xác định chính xác mình chưa mang thai.

7. Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?

Chu kỳ kinh nguyệt trở lại sau khi sinh ở mỗi người là khác nhau, không có ai giống ai. Có trường hợp chỉ sau sinh 1 tháng là đã thấy có kinh nguyệt trở lại, nhưng có chị em thì đến tận 5 tháng, 6 tháng hay thậm chí là 1 năm sau thì mới hành kinh trở lại.

Đối với câu hỏi “Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?” thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như tính hiệu quả của phương pháp này thì chị em nên kiểm tra chắc chắn bản thân không mang thai trước khi đặt vòng.

Các chị em nên đến bệnh viện Sản phụ khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, siêu âm, thử thai hay làm xét nghiệm phát hiện mang thai sớm. Sau khi được chẩn đoán xác định là không mang thai và chưa có kinh nguyệt thì các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể chị em hormone progesterone liên tục 3 ngày. Và đợi một khoảng thời gian khoảng 2 đến 3 ngày sau khi hết ra máu thì sẽ tiến hành đặt vòng tránh thai.

Trong thời gian chờ đợi để được đặt vòng thì các chị em nên áp dụng biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài,… 

8. Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai trong thời gian cho con bú

Giai đoạn cho con bú là một giai đoạn tương đối nhạy cảm ở nữ giới do vậy sau khi tiến hành đặt vòng ở giai đoạn này các chị em cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên đi thăm khám phụ khoa trước khi đặt vòng để tránh hiện tượng bị viêm nhiễm sau khi đặt.
  • Lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp nhất đối với mình. 

Nếu chị em đang cho con bú thì thành tử cung sẽ mỏng và đồng thời kích thước tử cung hẹp do đó nên dùng vòng tránh thai kích thước nhỏ. 

Ở giai đoạn sau khi cai sữa thì kích thước tử cung sẽ trở lại bình thường và thường có kích thước lớn hơn lúc cho con bú do đó các chị em sẽ phải đi kiểm tra lại và chuyển sang vòng tránh thai có kích thước lớn hơn.

  • Ngay sau khi đặt vòng tránh thai thì chị em nên đi khám lại ít nhất 1 lần sau 2 hoặc 3 tháng để kiểm tra xem mọi thứ đã ổn chưa.
  • Tuần đầu tiên sau khi đặt vòng thì chị em nên hạn chế đi lại hay leo trèo để vòng có vị trí cố định trong tử cung, tránh hiện tượng xô lệch.
  • Cần lưu ý không nên quan hệ tình dục trong 2 tuần đầu tiên sau khi mới đặt.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin để trả lời cho câu hỏi sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không chị em có thể tham khảo. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc về vấn đề này thì các chị em có thể liên hệ đến số hotline 18006808 để được giải đáp.