Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì rất nhiều các chị em sẽ bắt đầu quan tâm đến vai trò của estrogen. Vậy estrogen là gì và estrogen có vai trò gì? Hãy cùng với Khơi Xuân Khang Linh cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
1. Estrogen là gì?
Estrogen là một loại hormone quan trọng sinh dục nữ. Hormon này chủ yếu được tiết ra ở buồng trứng và một phần nhỏ hormon này được tiết ra ở tuyến thượng thận và nhau thai.Có thể nói estrogen là yếu tố quyết định tới những đặc trưng của phái đẹp như ngực nở, eo thon, làn da trắng hồng.
Đồng thời, hormon sinh dục này cũng chi phối sự phát triển các đặc trưng sinh dục nữ, đảm bảo thiên chức làm vợ, làm mẹ,…
Estrogen thảo dược là gì?
Estrogen thảo dược (hay còn được gọi là Phytoestrogens) là hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật. Phytoestrogens là một chất có cấu trúc phân tử cũng như cơ chế hoạt động gần giống estrogen nội sinh trong cơ thể người phụ nữ, do đó hormon này có thể giúp bù đắp lượng nội tiết tố nữ khi bị thiếu hụt.
2. Phân loại estrogen
Estrogen được chia thành 3 loại:
-
Estrone (E1)
Estrone là một dạng estrogen rất yếu và đây là loại hormon estrogen duy nhất được tìm thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Trong các mô và chủ yếu là ở các mô và cơ bắp đều có chứa một lượng nhỏ estrone.
Cơ thể phụ nữ có thể biến đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.
-
Estradiol (E2)
Estradiol được coi là loại estrogen mạnh nhất trong cơ thể của nữ giới.
Estradiol là một hormon được sản xuất ra bởi buồng trứng.
Hormon này được cho là một trong những tác nhân gây ra một loạt các vấn đề phụ khoa ở nữ giới như lạc nội mạc tử cung, u xơ và ung thư, đặc biệt nguy hiểm hơn là ung thư nội mạc tử cung.
-
Estriol (E3)
Estriol là loại estrogen yếu nhất trong cơ thể và là chất thải được tạo ra sau khi E2 được cơ thể sử dụng.
Chỉ có duy nhất giai đoạn mang thai của phụ nữ là khoảng thời gian duy nhất mà estriol được tạo ra nhiều nhất.
Trong cơ thể estriol không thể được chuyển đổi thành estradiol hay estrone.
Hormon estrogen cũng tồn tại trong cơ thể nam giới nhưng nồng độ estrogen lại thấp hơn rất nhiều so với phụ nữ.
3. Estrogen có vai trò gì?
3.1. Vai trò của estrogen đối với sinh sản
- Buồng trứng:
Estrogen giúp thúc đẩy sự phát triển của nang trứng trong cơ thể nữ giới.
- Âm đạo:
Khi nữ giới bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, hormon estrogen sẽ có vai trò kích thích sự phát triển của âm đạo đạt đến khi có kích thước âm đạo của phụ nữ người trưởng thành
Hormon này có tác dụng làm dày thành âm đạo và tăng độ pH của âm đạo thành pH axit góp phần làm giảm nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, estrogen cũng giúp bôi trơn âm đạo.
- Ống dẫn trứng:
Estrogen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển về độ dày cũng như thành cơ trong ống dẫn trứng.
Estrogen cũng giúp cho sự co thắt các cơ trong ống dẫn trứng giúp trứng di chuyển và gặp tinh trùng.
- Tử cung:
Estrogen có tác dụng tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót trong tử cung.
Hormon này giúp làm tăng kích thước của nội mạc tử cung và đồng thời làm tăng cường lưu lượng máu, làm tăng hàm lượng protein và các hoạt động của enzyme.
Estrogen cũng góp phần kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp.
Các cơn co thắt tử cung này sẽ hỗ trợ trong quá trình sinh con và đồng thời nó sẽ giúp thành tử cung lột bỏ mô chết sau kỳ kinh nguyệt.
- Cổ tử cung:
Hormon sinh dục nữ này sẽ giúp làm điều chỉnh dòng chảy và độ dày của dịch tiết ở trong niêm mạc tử cung.
Chính điều này sẽ góp phần hỗ trợ sự di chuyển của tế bào tinh trùng đến gặp trứng và tạo thuận lợi cho quá trình thụ tinh.
- Các tuyến vú:
Estrogen cũng có ảnh hưởng đến các hormon khác trong tuyến vú.
Các hormon này chịu trách nhiệm cho sự phát triển của vú trong độ tuổi dậy thì, tạo sắc tố của núm vú và chúng cũng giúp ngừng tiết sữa khi trẻ không còn bú mẹ.
3.2. Vai trò của estrogen đối với tạo sự khác biệt giới tính
- Estrogen làm cho xương của phụ nữ nhỏ và ngắn hơn, xương chậu rộng hơn và vai hẹp hơn so với nam giới.
- Estrogen giúp làm tăng lưu trữ các chất béo xung quanh mông và đùi, có vai trò tạo đường cong cho cơ thể.
- Hormon này cũng giúp làm chậm sự phát triển của phái nữ ở trong giai đoạn dậy thì đồng thời tăng độ nhạy cảm với insulin. Insulin là hormon có ảnh hưởng rất lớn đến lượng mỡ trong cơ thể cũng như sự phát triển của cơ bắp.
- Estrogen cũng ảnh hưởng đến lông trên cơ thể của phụ nữ. Làm cho lông trở nên mềm mỏng hơn và làm cho tóc của phụ nữ lâu dài hơn.
- Estrogen cũng làm cho thanh quản nữ giới nhỏ hơn và dây thanh âm ngắn hơn, do đó nữ giới giọng nói sẽ cao hơn nam giới.
- Estrogen gây ức chế hoạt động sản sinh ra chất nhờn trên da. Chính vì vậy sẽ làm giảm khả năng bị mụn trứng cá ở nữ giới.
3.3. Vai trò của estrogen đối với các cơ quan khác trong cơ thể
- Não:
Estrogen giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Do đó, nó góp phần điều chỉnh sự ảnh hưởng của não liên quan đến tình dục và tăng cường tác dụng của các chất hưng phấn cho não.
- Da:
Hormon sinh dục nữ này giúp cải thiện độ mịn màng trên da và đồng thời giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa.
- Xương:
Estrogen giúp bảo vệ xương chắc khỏe và giúp ngăn ngừa thoái hóa của xương.
- Gan và tim:
Ngoài các cơ quan kể trên estrogen cũng có tác dụng đáng kể trên gan và tim. Hormone này giúp điều chỉnh sự sản sinh cholesterol trong gan, góp phần giúp bảo vệ tim và động mạch.
4. Nguyên nhân thiếu hụt estrogen ở phụ nữ
Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến buồng trứng (như cắt tử cung và phần phụ hoàn toàn) cũng là nguyên nhân gây ra thiếu hụt estrogen. Trong đó phải kể đến như:
- Tập thể dục thể thao quá mức
- Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp
- Rối loạn chức năng tuyến yên
- Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn một cách bất thường
- Suy dinh dưỡng
- Hội chứng Turner.
- Khiếm khuyết di truyền có thể là nguyên nhân gây ra suy buồng trứng sớm
- Rối loạn tự miễn
- Bệnh thận mạn
- Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh
- Tác dụng phụ của thuốc hóa trị trong quá trình điều trị ung thư
5. Triệu chứng – Dấu hiệu estrogen suy giảm
Các dấu hiệu của suy giảm nội tiết tố nữ estrogen thường xuất hiện như là:
- Làm da kém săn chắc, giảm tính đàn hồi đồng thời xuất hiện nhiều nếp nhăn, nám, tàn nhang,…
- Tích trữ mỡ thừa ở hông và đùi
- Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân, vóc dáng trở nên kém gọn gàng,…
- Kinh nguyệt bị rối loạn, khó có con hơn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
- Khô âm đạo, giảm tiết dịch nhầy, ham muốn tình dục bị giảm sút đồng thời rất khó đạt tới khoái cảm.
- Tâm trạng bị thay đổi thất thường, hay cáu gắt và lo âu.
- Nguy hiểm hơn tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ
Thiếu hụt estrogen sẽ làm da trở nên khô nhăn trở nên kém đàn hồi
6. Thực phẩm giúp tăng cường estrogen
Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm chứa estrogen từ các thảo dược thiên nhiên, giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ như:
- Mầm đậu nành:
Mầm đậu nành có được coi là thực phẩm dẫn đầu trong danh sách với hàm lượng estrogen thảo dược dồi dào nhất.
Theo nghiên cứu trung bình cứ 100g đậu nành sẽ có tới 103.920 mcg phytoestrogen (estrogen thảo dược) ở dạng hoạt chất isoflavone.
Loại estrogen này rất an toàn cho cơ thể vì nó có thể tự đào thải khi dư thừa.
- Hạt lanh:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g hạt lanh có chứa 379.380 mcg estrogen thảo dược dạng lignan.
So với isoflavone có trong đậu nành thì lignan khó hấp thụ vào cơ thể hơn nên sản phẩm này cũng ít được dùng hơn.
- Mận khô: 100g mận khô sẽ chứa 183.5 mcg estrogen thảo dược
- Quả đào: 100g đào chứa 64.5 mcg estrogen thảo dược
- Dâu tây: 100g dâu tây có 51,6 mcg estrogen thảo dược
- Quả mâm xôi: trong 100g quả mâm xôi chứa 47.6mcg estrogen thảo dược
- Dưa hấu: trong 100g dưa hấu chứa một lượng là 2/9 mcg estrogen thảo dược
7. Ứng dụng của các sản phẩm estrogen với phụ nữ
Estrogen có thể được tổng hợp nhân tạo, loại estrogen sẽ có nguồn gốc từ ngựa cái mang thai (Premarin) và được sử dụng cho một loạt các mục đích y tế.
Trong đó có 2 ứng dụng vô cùng quan trọng đó là:
7.1. Sản xuất thuốc tránh thai
Estrogen trong thuốc tránh thai sẽ được kết hợp cùng với hormone progestin.
Khi phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thì estrogen trong viên thuốc tránh thai sẽ gửi phản hồi đến não. Chính điều này sẽ gây ra một loạt các hiệu ứng trong cơ thể, như là:
- Giúp ngăn chặn tuyến yên tiết ra hormone kích thích sự phát triển của nang trứng (FSH)
- Ngừng quá trình sản xuất hormone luteinizing (LH)
- Ngăn ngừa rụng trứng
- Giúp ngăn chặn chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt
Do đó, thuốc tránh thai sẽ có các tác dụng như:
- Giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
- Giảm tình trạng chuột rút nghiêm trọng
- Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng cũng như kìm hãm sự phát triển của u nang buồng trứng
- Tránh hiện tượng thai ngoài tử cung ở nữ giới
- Giảm triệu chứng của tiền mãn kinh
- Điều trị một số trường hợp mụn trứng cá liên quan đến hormon
Bên cạnh đó, việc uống thuốc tránh thai sẽ có rất nhiều rủi ro như đau tim, đánh trống ngực, gây ra các cục máu đông, tắc mạch phổi,…
Sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
7.2. Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có mục đích làm giảm một số triệu chứng của mãn kinh thông qua việc đưa nồng độ nội tiết tố nữ trở lại bình thường.
Liệu pháp này có thể cung cấp estrogen dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin.
Đối nữ giới, việc sử dụng hormone progestin được sử dụng cùng với estrogen để sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung. Chính vì thế mà có thể làm giảm dẫn đến tình trạng ung thư nội mạc tử cung.
Liệu pháp thay thế hormone có thể được bổ sung vào cơ thể dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán, gel bôi da, thuốc tiêm hay dạng kem bôi âm đạo.
Phương pháp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo, đau khi quan hệ, giảm sự ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, FDA (Hoa Kỳ) khuyến nghị rằng phương pháp này chỉ nên được sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất để đạt được mục tiêu điều trị.
Vì chỉ có như vậy mới có thể giúp tránh một số tác dụng phụ của liệu pháp như đầy hơi, đau nhức vú, đau đầu, tâm trạng lâng lâng,…
Nữ giới sau mãn kinh mà muốn sử dụng thì cần nên xin ý kiến trước của bác sĩ có chuyên môn.
Liệu pháp hormone này cũng được sử dụng trong quá trình chuyển đổi giữa các giới tính.
Để tránh những rủi ro do loại trị liệu này gây ra, thì nữ giới cần phải được theo dõi dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.
8. Một số biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường estrogen khi bị thiếu hụt
Ngoài việc bổ sung estrogen cho cơ thể từ nguồn thực phẩm thiên nhiên hoặc từ các sản phẩm nhân tạo thì chị em cũng nên kết hợp với một vài biện pháp hỗ trợ sau:
- Duy trì cân nặng tốt ở mức hợp lý.
- Không nên tập thể dục hay vận động quá mức.
- Tránh chế độ ăn kiêng giữ dáng không khoa học.
- Tránh sử dụng chất kích thích.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi estrogen có vai trò gì đối với phụ nữ. Và Khơi Xuân Khang Linh cũng sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng với chị em trên hành trình chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của mình.