[BẬT MÍ] Chữa mất ngủ từ lá đinh lăng đơn giản hiệu quả tại nhà

Chữa mất ngủ từ lá đinh lăng là từ lâu được biết đến phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá đinh lăng và cách sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ giúp mang lại hiệu quả tại nhà. 

Xem thêm: 

1. Vì sao lá đinh lăng có tác dụng chữa mất ngủ

chua-mat-ngu-bang-la-dinh-lang-1-min
Vì sao lá đinh lăng có tác dụng chữa mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian khá an toàn, hiệu quả

Mất ngủ là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở người già, tuy nhiên số người trẻ hiện nay mắc phải tình trạng này cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ là do sự rối loạn hoạt động tại thần kinh và não, triệu chứng do bệnh gây ra sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và độ tuổi của mỗi người. Thông thường, người ta chia bệnh mất ngủ thành 3 loại khác nhau là thoáng qua, cấp tính và mãn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh mất ngủ.

Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là tự giác điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học, đồng thời có các biện pháp bồi bổ cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng. Vì thế, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

Đinh lăng là loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta với mục đích làm cảnh, làm gia vị nấu ăn và dùng để chữa bệnh. Được biết, đinh lăng là thảo dược thuộc họ sâm, chúng cũng có công dụng tương tự như cây tam thất hoặc sâm Triều Tiên. Chính vì thế, loại dược liệu này có tác dụng cực kỳ tốt đối với cơ thể, dân gian thường ví cây đinh lăng như một loại nhân sâm dành cho người nghèo.

Khoa học đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học trong dược liệu này và cho biết, đinh lăng có chứa rất nhiều hợp chất có công dụng tốt đối với sức khỏe và hệ thần kinh. Vì thế, dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ, bồi bổ cơ thể và hệ miễn dịch.

  • Vitamin B1, vitamin B13, cysteine, lysine, methionine,… là những loại vitamin và acid amin thiết yếu đối với cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
  • Một số thành phần hóa chất trong cao đinh lăng có tác động rất tốt đến hệ thần kinh, giúp tăng khả năng dẫn truyền thông tin và các hoạt động phản xạ có điều kiện.
  • Ức chế men Monoamine oxidase giúp quá trình dẫn truyền thông tin tại xung thần kinh luôn diễn ra mạnh mẽ, từ đó cơ thể sẽ cảm thấy khá thoải mái và không có cảm giác mệt mỏi.
  • Thành phần chất chống oxy hóa saponin trong đinh lăng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp quá trình điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, trầm cảm,… mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thành phần dưỡng chất trong dược liệu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và giấc ngủ

Y học hiện đại còn cho biết, mùi thơm trong lá đinh lăng còn có tác dụng đả thông kinh mạch, an thần từ đó mang lại hiệu quả dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Vì thế, lá đinh lăng được xem như là một loại thần dược đối với những người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi sau khi ngủ dậy,…

2. Gợi ý một số cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng đơn giản hiệu quả tại nhà

Chữa bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng được lưu truyền trong dân gian với nhiều cách thực hiện khác nhau như nấu nước uống, làm gối kê khi ngủ hoặc chế biến thành món ăn để sử dụng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn hãy lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Làm gối đinh lăng để trị bệnh mất ngủ

Dùng lá đinh lăng làm gối ngủ là phương pháp điều trị bệnh rất an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi đối tượng kể cả những người không thể uống được lá đinh lăng. Mùi thơm dễ chịu của lá đinh lăng sẽ có tác dụng làm thư giãn tinh thần và an thần, từ đó giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Tuy nhiên khi thực hiện bạn nên điều chỉnh liều lượng lá đinh lăng cho phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều gây ra mùi hắc và phản tác dụng. Dưới đây là cách làm gối đinh lăng chữa mất ngủ bạn có thể thực hiện theo:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá đinh lăng non

Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng non sau khi thu hái về đem đi rửa sạch bụi bẩn bám trên lá, sau đó đem đi phơi khô dưới bóng râm. Không nên phơi dược liệu dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi hương thơm tự nhiên.
  • Khi dược liệu vừa khô tới thì thu lại, tránh phơi quá lâu khiến lá bị giòn. Dược liệu sau khi phơi đạt yêu cầu phải có độ dẻo tự nhiên.
  • Cho lá đinh lăng vào chảo sao vàng rồi đem đi hút ẩm để giữ được nhiệt độ phù hợp với mức quy định.
  • Trộn lá đinh lăng với bông gòn để làm ruột gối, sau đó cho phần ruột này vào trong vỏ gối và khấu kín lại. Chỉ nên trộn lá đinh lăng với liều lượng vừa đủ để tránh gây ra mùi hắc khó chịu.
  • Sử dụng gối này để kê dưới đầu khi ngủ, mùi thơm từ lá đinh lăng sẽ có tác dụng an thần giúp bạn ngủ ngon hơn.

Trị bệnh mất ngủ với nước sắc lá đinh lăng

Nấu nước lá đinh lăng uống để điều trị bệnh mất ngủ là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Nước lá đinh lăng không chỉ giúp người bệnh ngủ ngon hơn mà còn tác động rất tích cực đến sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là hai bài thuốc uống chữa mất ngủ từ lá đinh lăng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bản thân mà bạn hãy lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp:

+ Trường hợp mất ngủ do suy nhược cơ thể

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá đinh lăng khô
  • 20 gram rau má
  • 20 gram tam diệp
  • 20 gram lá vông
  • 20 gram cỏ mực
  • 16 gram cây trinh nữ
  • 10 gram hoàng bá
  • 10 gram hoàng liên
  • 10 gram bạch linh

Cách thực hiện:

  • Tất cả dược liệu đã chuẩn bị ở trên đem đi rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho vào ấm sắc với 700ml trên lửa nhỏ.
  • Sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước và bỏ bã.
  • Chia lượng nước thu được thành 2 phần bằng nhau sử dụng để uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, thực hiện liên tục trong một tuần sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.

+ Trường hợp mất ngủ mãn tính

Nguyên liệu:

  • 24 gram lá đinh lăng khô
  • 20 gram lá vông
  • 20 gram tam điệp
  • 15 gram liên nhục
  • 12 gram tâm sen

Cách thực hiện:

  • Đem các dược liệu ở trên đi làm sạch rồi sắc với 700ml nước, sắc thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp rồi chắt lấy nước. Chia lượng nước sắc ở trên thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Một chu kỳ dùng thuốc sẽ là 10 ngày uống liên tục rồi nghỉ 3 ngày, thực hiện lặp lại nhiều chu kỳ như vậy cho đến khi bệnh được cải thiện hoàn toàn.

Lá đinh lăng được nhiều gia đình trồng tại nhà làm cảnh, đồng thời tận dụng làm gia vị hoặc làm thực phẩm trong nấu nướng. Và đây cũng là một trong những cách chữa bệnh mất ngủ từ lá đinh lăng rất hiệu quả bạn có thể áp dụng. Dưới đây là một số món ăn chữa bệnh từ lá đinh lăng và cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Trứng rán lá đinh lăng

la-dinh-lang-chua-mat-ngu-1
Trứng rán đinh lăng là một món ăn chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 4 quả trứng gà
  • 1 nắm lá đinh lăng tươi
  • Hành tím
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi vớt ra rổ để cho ráo nước. Sau đó dùng dao thái đinh lăng thành sợi nhỏ. Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi đem đi băm nhuyễn.
  • Trứng đập ra tô, sau đó cho đinh lăng thái nhỏ, hành tím và một ít gia vị vào. Dùng đũa đánh đều hỗn hợp trên để hòa tan hết gia vị.
  • Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào rồi trán đều mặt trời để khi chiên trứng không bị dính.
  • Khi dầu nóng lên thì vặn nhỏ lửa lại, sau đó đổ hỗn hợp trứng và lá đinh lăng vào. Cầm cán chảo nghiêng lại sao cho trứng trán đều hết mặt chảo.
  • Đậy nắp lại để yên như vậy khoảng 3 phút cho mặt dưới chín vàng thì lật ngược lại. Tiếp tục chiên mặt còn lại cho đến khi chín vàng thì tắt bếp.
  • Dọn trứng ra đĩa và sử dụng ăn chung với cơm khi còn nóng, nếu thấy nhạt thì bạn có thể chấm với nước mắm hoặc nước tương.

Trứng rán lá đinh lăng là món ăn có tác dụng rất tốt đối với những người bị mất ngủ, khó ngủ

+ Cháo tim heo lá đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 200 gram gạo tẻ
  • 1 quả tim heo
  • 1 nắm lá đinh lăng
  • Hành tím, hành lá
  • Vài lát gừng tươi
  • Một ít rượu trắng
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Gạo đem vo sạch rồi cho vào thau ngâm 30 phút. Lá đinh lăng đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước. Hành tím lột vỏ rồi băm nhuyễn. Hành lá đem đi làm sạch rồi thái thành lát mỏng. Gừng cạo bớt vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Tim heo đem bổ đôi, cho vào thau chà xát với một ít muối hạt rồi rửa sạch quá nhiều lần nước để loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại. Tiếp đó cho 2 thìa rượu trắng vào thực hiện vò và vuốt đều hai nửa tim heo, sau đó rửa sơ lại với nước.
  • Vớt tim heo ra để cho ráo nước, sau đó dùng dao thái thành lát mỏng, cho vào tô ướp cùng với hành tím băm và một ít gia vị. Thực hiện ướp tim heo trong khoảng 15 phút cho thấm đều.
  • Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng lên. Sau đó cho tim heo vào đảo đều, xào cho đến khi tim heo chín thì tắt bếp.
  • Vớt gạo đã ngâm ra, cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước. Bắc nồi lên bếp nấu cho đến khi hạt gạo nở đều thì cho thêm 50ml nước vào, tiếp tục nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Khi thấy cháo đã chín thì cho tim heo đã xào và đinh lăng vào đảo đều lên, sau đó nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc một ít hành lá và tiêu và rồi thường thức ngay khi còn nóng.

Cá kho với lá đinh lăng

Cá kho đinh lăng giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động

– Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc hoặc cá diêu hồng
  • 1 bó lá đinh lăng
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng nhặt bỏ phần lá già và cắt bỏ bớt phần cuống, đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước. Sau đó, dùng dao thái đinh lăng thành từng khúc ngắn.
  • Cá sau khi mua về đem làm sạch, loại bỏ phần ruột rồi rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Cắt cá thành khúc ngắn vừa ăn rồi ướp với một ít gia vị trong 15 phút cho thấm.
  • Cho cá vào nồi cùng với lượng nước vừa phải rồi bắc lên bếp đun cho đến khi nước sôi lên. Sau đó cho lá đinh lăng đã sơ chế vào cùng với một ít gia vị, đậy kín nắp lại rồi vặn nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun cho đến khi cá thấm và cạn nước thì tắt bếp. Dọn cá ra bát và sử dụng chung với cơm ngay khi còn nóng, người bệnh cần chú ý phải ăn hết phần cá và lá đinh lăng mới đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

3. Một số lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng để trị bệnh mất ngủ

  • Để quá trình điều trị bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn thì người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây:
  • Không sử dụng lá đinh lăng điều trị mất ngủ cho trẻ nhỏ, những người đang bị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, mắc các bệnh lý về gan, dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong đinh lăng,…
  • Chỉ nên sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh với liều lượng vừa đủ, tuyệt đối không nên quá lạm dụng dẫn đến ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chất saponin và ancaloit trong đinh lăng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến nhịp tim tăng cao và đập loạn, hoa mắt chóng mặt,…
  • Nên chọn mua và sử dụng lá đinh lăng của những cây đã được trồng hơn 3 năm mới đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Cây đinh lăng trên 3 tuổi chứa hàm lượng dược tính khá cao, đủ để mang lại hiệu quả chữa bệnh.
  • Ngoài cách dùng lá đinh lăng chữa bệnh mất ngủ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Đây cũng là hai yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng mang lại hiệu quả chữa bệnh khá chậm, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tích cực.
  • Sau thời gian dài áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng mà không thấy tình trạng bệnh chuyển biến tốt, bạn hãy ngừng áp dụng và tìm đến phương pháp điều trị khác tích cực hơn.

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cungbuồng trứng đa nang

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là các cách chữa mất ngủ từ lá đinh lăng tại nhà. Mặc dù lá đinh lăng là một loại dược liệu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tố. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên quá lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phải thăm khám hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.