logo khoi xuân

0962.686.808

[Góc giải đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Rất nhiều chị em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung có chung một thắc mắc rằng chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai? Hãy đọc bài viết này của Khơi Xuân Khang Linh để được các chuyên gia giải đáp  nhé!

Xem thêm:

Tổng quan về vắc xin HPV và bệnh ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung hay còn được biết đến với tên gọi khác là vắc xin HPV. Đây là một vắc xin mang đến hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lây qua đường sinh dục như sùi mào gà, ung thư vú hay ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, trên thế giới hiện có hơn 140 loại virus HPV khác nhau. Trong đó, có hơn 40 loại tồn tại ở các vị trí nhất định trên cơ thể con người như: Cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn hoặc cổ họng,… Virus HPV là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở phụ nữ. 

Có nhiều nguyên nhân có thể lây bệnh ung thư cổ tử cung như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ lót, kim bấm sinh thiết không vô khuẩn, tiếp xúc với dịch âm đạo của người bệnh,… Ngoài ra, virus gây ung thư cổ tử cung còn có thể lây truyền từ mẹ sang con do người mẹ bị nhiễm bệnh. 

Có nhiều chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung nhưng 2 chủng virus phổ biến nhất là HPV 16 và 18. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể đặc trị virus HPV nên việc phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV là phương pháp mang lại hiệu quả nhất và đơn giản nhất.

chích ngừa ung thư cổ tử cung
chích ngừa ung thư cổ tử cung

Vì sao nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm gây lên bởi biểu mô tuyến hoặc biểu mô vảy ở cổ tử cung. Theo một thống kê vào năm 2018,, có tới 311.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này và 570.000 người mắc mới chỉ riêng trong năm 2018 trên toàn thế giới. 

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trong số các bệnh lý ung thư thường gặp ở phụ nữ. Các thống kê cho thấy, mỗi năm có tới hơn 2.000 trường hợp tử vong và hơn 4.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung là rất quan trọng để chị em có thể hạn chế mắc bệnh cũng như và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ung thư, chích ngừa vắc xin HPV không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn có tính an toàn khá cao. Nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện tiêm chủng.

Đối tượng và độ tuổi nào nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Ở Việt Nam, tiêm phòng ung thư cổ tử cung được các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm cho chị em trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Có nhiều người quan niệm rằng, chỉ tiêm vắc xin ung thư HPV khi chưa quan hệ tình dục mới có hiệu quả.  Thực tế không phải vậy, các y bác sĩ luôn khuyến cáo chị em bất kể là có quan hệ hay chưa thì đều nên tiêm chủng.

Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung càng được thực hiện sớm thì càng có lợi và hiệu quả phòng bệnh càng cao. Vì đối với những chị em đã tiêm phòng HPV thì vắc xin có thể mang đến hiệu quả lên tới 30 năm.

Thêm vào đó, không chỉ nữ giới mà nam giới cũng nên tiêm phòng vắc xin HPV. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, virus HPV có thể tăng nguy cơ gây ra một số bệnh cho nam giới như: Ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, dương vật,…

Một số trường hợp không nên tiêm ung thư cổ tử cung

Vắc xin ung thư cổ tử cung tuy có tác dụng phòng bệnh tốt là vậy nhưng không phải ai cũng có thể tiêm được. Vì vậy, nếu chị em nằm trong số những đối tượng được liệt kê dưới đây thì nên hỏi bác sĩ để được tư vấn có nên tiêm vắc xin HPV hay không và nếu tiêm thì tiêm vào thời gian nào là phù hợp:

  • Đã xét nghiệm và từng bị nhiễm virus HPV.
  • Chị em đang trong thời kỳ cho con bú hoặc đang mang thai.
  • Các trường hợp mắc các bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu và đang sử dụng một số loại thuốc chống đông máu.
  • Chị em đang mắc bệnh lý cấp tính
  • Có cơ địa nhạy cảm hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai là thắc mắc của khá nhiều chị em. Câu trả lời là để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh, các bạn cần có kế hoạch tiêm phòng từ sớm, nhất là trước khi có kế hoạch lập gia đình. 

Các chuyên gia ung thư cũng đưa ra nhận định, để vắc xin có hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, thì chị em nên dừng tiêm ít nhất 1 tháng sau mới nên mang thai. Còn thời gian mang thai tốt nhất sau khi chị em kết thúc việc tiêm chủng từ 3 tháng trở lên. 

Tuy nhiên, trong thời gian tiêm chủng mà chị em nhỡ mang thai thì không nên thực hiện tiêm các mũi tiếp theo. Thay vào đó, chị em nên dừng tiêm và đợi sau khi sinh xong mới thực hiện tiêm các mũi còn lại. 

Phác đồ tiêm phòng virus HPV chuẩn là 3 mũi tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong đó, mũi 1 tính từ ngày đầu tiên, mũi 2 cách mũi đầu tiên từ 1-2 tháng tùy loại vắc-xin, mũi 3 cách mũi đầu tiên 4 tháng. 

Một số tác dụng phụ sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, hầu hết việc tiêm phòng HPV là an toàn và không xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ chị em có cơ địa nhạy cảm gặp phải một số phản ứng phụ sau tiêm phòng vắc xin HPV như:

  • Đau đầu, đau cơ và đau khớp.
  • Nổi mề đay.
  • Thấy đau, sưng và có quầng đỏ tại vị trí tiêm.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Sốt nhẹ đến vừa.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón,…

Vì vậy, chị em cần chú ý nên ở lại tại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi các phản ứng phụ và sốc phản vệ có thể xảy ra sau tiêm để có thể xử lý một cách kịp thời.

Trên đây là bài viết về chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai. Hy vọng bài viết đã tháo gỡ được thắc mắc trong lòng chị em.

TIN TỨC

Tin sức khỏe