Bốc hỏa tiền mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bốc hỏa tiền mãn kinh là triệu chứng rất phổ biến ở các chị em bắt đầu bước sang tuổi 40. Tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các chị em. Hãy cùng với Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về chứng bốc hỏa tiền mãn kinh thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thời kỳ tiền mãn kinh ở các chị em.

1.1. Thời kỳ tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh là khoảng thời gian chuyển tiếp trước khi phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh. 

Thông thường, giai đoạn này này sẽ bắt đầu xuất hiện ở nữ giới khi bước sang 40 tuổi. 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa thì giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu với triệu chứng điển hình là chu kỳ kinh nguyệt không đều do chức năng của buồng trứng bị suy giảm và kết thúc một năm sau khi kết thúc kỳ kinh cuối cùng.

1.2. Chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Chứng bốc hỏa trong y khoa được gọi là triệu chứng vận mạch. Đây là một tình trạng rất phổ biến nhất là ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Các cơn bốc hỏa sẽ có xu hướng xảy ra bất ngờ và nhanh chóng trong thời gian từ 1 – 5 phút. 

Những cơn bốc hoả này đôi khi chỉ là cảm giác ấm áp thoáng qua, nhưng cũng có khi nó khiến chị em có cảm giác như bị lửa thiêu đốt từ trong ra ngoài. Những cơn bốc hỏa nghiêm trọng còn có thể gây ra triệu chứng đỏ mặt và toàn thân, đổ mồ hôi, ớn lạnh hay thậm chí là lú lẫn.

Bốc hỏa tiền mãn kinh
Bốc hỏa tiền mãn kinh

2. Nguyên nhân chị em bị bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh

2.1. Nguyên nhân gây ra chứng bốc hỏa

Mặc dù đã nghiên cứu về chứng bốc hỏa ở nữ giới nhiều năm nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra đáp án chính xác nhất cho nguyên nhân của tình trạng này. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng chứng bốc hỏa này có liên quan tới sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.

Khi phụ nữ bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, thì khả năng sản xuất các hormone nữ như estrogen hay progesterone đã bắt đầu suy giảm. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nồng độ estrogen trong cơ thể của phụ nữ suy giảm đáng kể thì trung tâm điều nhiệt của cơ thể ở vùng dưới đồi sẽ trở nên nhạy cảm hơn. 

Do đó, chỉ cần có một thay đổi nhỏ của thân nhiệt thì vùng dưới đồi sẽ cho rằng bạn đang bị nóng và nó điều khiển trung khu thần kinh để hạ nhiệt cho bạn. 

Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến một cơn bốc hỏa.

2.2. Yếu tố rủi ro khiến chứng bốc hỏa trầm trọng hơn

Những yếu tố sau có thể là nguyên nhân khiến chứng bốc hỏa trầm trọng hơn:

Theo ghi nhận thì những phụ nữ bị bệnh lý ung thư vú sẽ có nguy cơ gặp tình trạng bốc hỏa cao hơn những phụ nữ khác.

Nguyên nhân là do phụ nữ bị ung thư vú khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh thì cơ thể có thể bị thiếu hụt estrogen đột ngột hơn. 

Bên cạnh đó, thì việc điều trị bằng tamoxifen ở bệnh nhân ung thư vú được xem là nguyên gây ra các cơn bốc hỏa ở 80% trường hợp và 30% trong số đó được đánh giá là khá nghiêm trọng.

  • Béo phì

Những chị em tiền mãn kinh mà bị béo phì sẽ có nồng độ estrone (một loại estrogen) trong huyết thanh cao hơn những phụ nữ cân nặng bình thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra rằng những phụ nữ này dễ gặp tình trạng bốc hỏa hơn chị em có cân nặng bình thường.

  • Ăn nhiều gia vị cay nóng

Việc sử dụng nhiều thực phẩm có chứa gia vị cay nóng sẽ khiến cho thân nhiệt của chị em dễ bị nóng trong. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để vùng dưới đồi kích hoạt một cơn bốc hỏa.

  • Hút thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ hút thuốc lá sẽ có nguy cơ  bị các cơn bốc hỏa tăng cao hơn cả về tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng so với những người không hút thuốc.

  • Tâm lý căng thẳng, stress

Những chị em mà thường xuyên bị căng thẳng hay áp lực tâm lý thì thường sẽ rất dễ nổi nóng hay tức giận.

Đây là chính là nguyên nhân gây ra một cơn bốc hỏa.

3. Dấu hiệu điển hình của chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

3.1. Triệu chứng của bốc hỏa tiền mãn kinh

Các triệu chứng hay gặp trong một cơn bốc tiền mãn kinh bao gồm:

  • Cảm giác nóng bừng xuất hiện đột ngột lan tỏa ra khắp ngực, cổ và mặt.
  • Da bị đỏ ửng, nhất là ở vị trí cổ và tai, đôi khi còn xuất hiện cả các nốt đỏ lấm tấm.
  • Tim bị đập loạn nhịp hay còn có thể nghe thấy trống ngực.
  • Đổ mồ hôi ở phần thân trên của cơ thể.
  • Có cảm thấy ớn lạnh toàn thân kèm theo run rẩy.

Các triệu chứng và tần suất của các cơn bốc hỏa có thể không giống nhau ở mỗi người. Bên cạnh đó, các cơn bốc hỏa có thể nhẹ và thoáng qua, nhưng cũng có thể dữ dội đến mức làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. 

3.2. Cách phân biệt bốc hỏa tiền mãn kinh với bốc hỏa do nguyên nhân khác

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh không phải là đối tượng duy nhất gặp tình trạng bốc hỏa này. 

Trong một số trường hợp bốc hỏa còn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bị mắc bệnh lý tuyến giáp (như cường giáp) hay do tác dụng phụ của một số thuốc (chẳng hạn thuốc raloxifene hay thuốc giảm đau tramadol). 

Vậy phải làm sao để phân biệt bốc hỏa do tiền mãn kinh và bốc hỏa do những nguyên nhân khác?

Trên thực tế, ở trong thời kỳ tiền mãn kinh, bên cạnh tình trạng bốc hỏa thì các chị em còn xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình khác phải kể đến như:

  • Khô âm đạo
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các vấn đề khác như hay quên và rất khó tập trung

4. Bốc hỏa tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh được coi như là một thay đổi sinh lý tất yếu trong xảy ra trong cơ thể người phụ nữ. 

Tình trạng này thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe hay tính mạng của các chị em. Do đó, dẫn đến việc nhiều chị em sẽ xem nhẹ và chấp nhận chung với tình trạng này.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chứng bốc hỏa đôi khi cũng làm tăng nguy cơ mắc một số các bệnh lý và có tác động xấu đến cuộc sống của chị em. 

Cụ thể:

4.1. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm có thể gây ra rối loạn giấc ngủ đáng kể gặp ở nhiều chị em. 

Trong một vài nghiên cứu trên nữ giới tiền mãn kinh xuất hiện triệu chứng bốc hỏa thì đến 69% trong số họ bị tỉnh giấc do tình trạng đang bốc hỏa. 

Giấc ngủ bị gián đoạn do tình trạng bốc hỏa có thể khiến nhiều chị em bị mất ngủ mãn tính dẫn đến suy nhược sức khỏe trầm trọng.

4.2. Làm giảm ham muốn tình dục

Chứng bốc hỏa có thể xuất hiện rất bất ngờ thậm chí ngay cả khi chị em đang sinh hoạt vợ chồng. 

Sự đột ngột này thường làm cho các chị em phụ nữ mất hứng và có thể khiến họ cảm thấy không tự tin trong những lần quan hệ sau đó. 

Hậu quả là, các chị em phụ nữ ngày càng muốn tránh né chuyện chăn gối.

4.3. Gây stress, lo lắng

Cơn bốc hỏa có thể bùng lên vào thời điểm không thuận tiện (ví dụ như trong khi bạn đang phát biểu, đang phỏng vấn xin việc, hay đang trong cuộc hẹn hò lãng mạn). Những lúc như vậy có thể khiến cho chị em trở nên vô cùng bối rối. 

Về lâu về dài, các chị em sẽ hình thành tâm lý ám ảnh, lo sợ việc chứng bốc hỏa xuất hiện vào những thời điểm quan trọng.

4.4. Các vấn đề sức khỏe khác

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những trường hợp phụ nữ bị bốc hỏa trầm trọng có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay loãng xương nhiều hơn so với những trường hợp không bị bốc hỏa hoặc bốc hỏa mức độ nhẹ.

5. Cách điều trị hiệu quả chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Dưới đây là một số phương pháp giúp chị em có thể kiểm soát chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh một cách hiệu quả.

5.1. Thay đổi lối sống

Nếu như chứng bốc hỏa của các chị em chỉ ở mức độ nhẹ, thường bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, các chị em có thể thực các biện pháp đơn giản dưới đây để kiểm soát cơn bốc hỏa.

  • Thư giãn tâm lý

Một số chị em sẽ cảm thấy chứng bốc hỏa sẽ được cải thiện khi tập thiền, yoga hay các kỹ thuật thư giãn tâm lý khác. 

Những bài tập nhẹ nhàng không những giúp chị em hạn chế sự tác động xấu của cơn bốc hỏa mà còn giúp chị em ngủ ngon hơn.

  • Giữ mát cho cơ thể

Khi nhiệt độ cơ thể tăng dù chỉ là một chút cũng có thể gây ra một cơn bốc hỏa. 

Chính vì vậy, hãy luôn giữ không gian sống của bạn mát mẻ để giảm tần suất các cơn bốc hỏa xuất hiện bạn nhé.

Bên cạnh đó chị em cũng có thể dùng quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ để tạo không gian thoáng mát cho nơi ở và làm việc. 

Nếu như chị em cảm thấy dường như một cơn bốc hỏa đang chuẩn bị xuất hiện, thì có thể uống một ly nước lạnh để hạ nhiệt cho cơ thể.

  • Tránh các tác nhân gây ra cơn bốc hỏa

Các nghiên cứu đã chỉ ra những tác nhân có thể gây ra các cơn bốc hỏa thường gặp nhất là đồ ăn cay nóng, đồ uống có chứa cafein hay rượu.

Việc né tránh các tác nhân gây bốc hỏa sẽ giúp chị em hạn chế tần suất và kiểm soát được chứng bốc hỏa của mình

  •  Ngừng hút thuốc lá

Nếu như chị em mà đang hút thuốc vì việc ngừng hút thuốc sẽ giúp chị em có thể kiểm soát được các cơn bốc hỏa tốt hơn. 

Theo nghiên cứu thì thuốc lá là một trong những yếu tố có thể làm gia tăng đáng kể các cơn bốc hỏa ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. 

Do đó việc ngừng hút thuốc, có thể giúp chị em giảm tần suất các cơn bốc hỏa, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, tim mạch, đột quỵ.

  • Kiểm soát cân nặng

Đối với những chị em bị thừa cân hay béo thì thì việc kiểm soát cân nặng có thẻ làm giảm tần suất cũng như mức độ nguy hiểm của các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh hay sau mãn kinh. 

5.2. Liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone để điều trị chứng bốc hỏa thường bao gồm việc bổ sung nội tiết tố estrogen và progesterone vào trong cơ thể. 

Hormon progesterone sẽ giúp làm giảm nguy cơ dẫn đến ung thư nội mạc tử cung ở những chị em mà tử cung còn nguyên vẹn. 

Còn đối với những chị em đã cắt bỏ tử cung có thể chỉ cần điều trị bằng hormon estrogen.

Liệu pháp điều trị này hiện là phương pháp chính được sử dụng để cải thiện tình trạng bốc hỏa mức độ từ vừa đến nặng ở phụ nữ tiền mãn kinh. 

Tuy nhiên, đối với những chị em có tiền sử ung thư vú hay bệnh tim mạch vành thì phương pháp điều trị này có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất một phương pháp điều trị khác để thay thế.

5.3. Điều trị bằng thuốc Tây y khác

Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên thì bốc hỏa tiền mãn kinh uống thuốc gì cũng là vấn đề băn khoăn của rất nhiều chị em. 

Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này là: thuốc trầm cảm liều thấp như fluoxetine, paroxetine hoặc clonidine – một loại thuốc huyết áp, hay gabapentin – thuốc chống động kinh.

Những thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả bằng liệu pháp hormone trong quá trình điều trị bốc hỏa nhưng nó có thể là biện pháp hữu ích đối với những người chống chỉ định với liệu pháp hormone. 

Ngoài ra, cũng giống như như liệu pháp hormone thì việc dùng các thuốc Tây y này cần có sự chỉ định của bác sĩ và các chị em không được tự ý sử dụng.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là những thông tin về tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu vẫn còn vấn đề gì thắc mắc thì bạn có thể liên hệ đến số hotline 18006808 để được các chuyên viên của Khơi Xuân Khang Linh giải đáp bạn nhé.

TIN TỨC

Tin sức khỏe