Khi nghe được bác sĩ chẩn đoán mình hoặc người thân bị ung thư cổ tử cung di căn, hầu hết ai trong chúng ta cũng sẽ rất sốc và hoang mang. Tuy nhiên, như vậy chưa phải là hoàn toàn chấm hết. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư cổ tử cung di căn nhé!
Xem thêm:
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: Dấu hiệu nhận biết? Cách chữa trị hiệu quả nhất?
- [Hỏi đáp] Ung thư cổ tử cung ra máu nhiều hay ít?
- [Hỏi đáp] Ung thư cổ tử cung có lây không?
Ung thư cổ tử cung di căn là gì?
Theo các chuyên gia ung thư cổ tử cung được chia làm 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Theo đó, từ giai đoạn 3 trở đi, khối u bắt đầu di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như buồng trứng, bàng quang, phổi, gan, xương, hạch bạch huyết,…Lúc này, bệnh được gọi là ung thư cổ tử cung di căn.
Ung thư cổ tử cung di căn đến những vị trí nào?
Rất nhiều người không biết mình bị ung thư cổ tử cung cho đến khi phát hiện thì ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn muộn hoặc di căn sang các cơ quan khác khiến cho việc điều trị hết sức khó khăn và tốn kém.
Sau đây là một số các dấu hiệu ung thư cổ tử cung đã di căn, nếu chị em thấy mình có những triệu chứng sau đây thì rất có thể ung thư cổ tử cung đã di căn sang những bộ phận khác và bạn nên đi khám ngay để được điều trị:
- Ung thư cổ tử cung di căn đến gan: Nếu chị em cảm thấy có những cơn đau ở gan hoặc đau vùng bụng phải, cảm thấy bụng bị căng tức. Khi sờ sẽ thấy khối ở gan to hơn thông thường, lá gan mở rộng có thể kèm theo tràn dịch màng bụng.
- Ung thư cổ tử cung di căn đến bàng quang: Nếu thấy tình trạng đi tiểu khó kiểm soát, tiểu són, tiểu rắt hoặc khó đi tiểu, nước tiểu có lẫn máu thì rất có thể khối u đã di căn đến bàng quang.
- Ung thư cổ tử cung di căn phổi: Nếu bạn thấy ho kéo dài không khỏi, ho ra máu, đau tức ngực khó thở, đau vùng lưng và vai thì có thể khối u đã di căn lên phổi.
- Ung thư cổ tử cung di căn xương: Nếu thấy đau nhức xương khớp ở những vùng như xương tay, chân, xương chậu và cột sống. tay chân tê bì, thiếu máu, xương dễ gãy thì khối u đã di căn đến xương.
- Ung thư cổ tử cung di căn đến não: Nếu thấy xảy ra tình trạng thần kinh suy nhược, tâm lý thay đổi, suy giảm thị lực đột ngột, hoa mắt chóng mặt thậm chí động kinh, chị em nên đi khám ngay .
Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung đã di căn như thế nào?
Những liệu pháp điều trị cho ung thư cổ tử cung giai đoạn này gồm có:
Phẫu thuật
Phẫu thuật đoạn chậu trước, sau hoặc toàn phần. Phương pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 4A, khi mà các tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn còn khu trú ở vùng chậu.
Đây là một cuộc đại phẫu, do đó bác sĩ sẽ phải cân nhắc bạn có đủ sức khỏe không mới thực hiện.
Xạ trị và hóa trị
Sau phẫu thuật, nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho phép đáp ứng với các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp xạ trị và hóa trị để hạn chế sự phát triển của khối u.
Hóa trị có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng cũng như kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh và giúp cải thiện chất lượng sống của bạn, tuy nhiên hóa xạ trị cũng đồng thời tiêu diệt luôn các tế bào lành. Vì vậy, nếu cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng không tốt thì bác sĩ sẽ phải cân nhắc.
Thuốc điều trị đích
Thuốc điều trị đích thường được sử dụng phối hợp với hóa trị, mục đích nhằm thay đổi con đường phát triển của tế bào ung thư, từ đó kiểm soát được sự phát triển của ung thư.
Ngoài ra, một số biện pháp khác có thể hỗ trợ giúp giảm đau và kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn như: Thiền, châm cứu, vật lý trị liệu, phẫu thuật điều trị triệu chứng, dùng thuốc giảm đau,…
Điều trị giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau là cách phổ biến nhất để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Một số loại thuốc giảm đau:
- Thuốc giảm đau không opioid: Đây là phương pháp giảm đau được lựa chọn cho các bệnh nhân bị đau với mức độ nhẹ. Các thuốc ở nhóm này bao gồm thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc acetaminophen.
- Thuốc giảm đau dây thần kinh: Gồm một số loại thuốc chống trầm cảm như duloxetine, thuốc ngăn ngừa động kinh như gabapentin hoặc pregabalin.
- Thuốc giảm đau opioid: Nhóm thuốc này hay còn gọi là thuốc phiện sử dụng trong y tế và thường được sử dụng để phối hợp với thuốc giảm đau không chứa opioid. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc có nguy cơ gây nghiện cao nên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua sử dụng và bảo quản thuốc cẩn thận, không để lẫn với thuốc khác.
Tiên lượng điều trị ung thư cổ tử cung di căn
Theo một số nghiên cứu, tiên lượng khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 0 là 100%
- Giai đoạn 1A là 95%
- Giai đoạn 1B là 80-10%
- Giai đoạn 2A là 70-90%
- Giai đoạn 2B là 60-70%
- Giai đoạn 3A là 35-40%
- Giai đoạn 3B là 32%
- Giai đoạn 4A là 20%
- Giai đoạn 4B là 15%
Như vậy, có thể thấy được khoảng 15-20% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung di căn có thể sống đến 5 năm. Vì vậy, việc cần tuân thủ phác đồ điều trị và kết hợp với chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn hoặc người thân kiểm soát các triệu chứng của ung thư cổ tử cung di căn và kéo dài thời gian sống.
Khi nào ung thư cổ tử cung di căn không còn khả năng chữa trị?
Khi bác sĩ thông báo tình trạng ung thư cổ tử cung không còn khả năng chữa trị, tức là là lúc:
- Khi khối u có kích thước quá lớn và di căn, xâm lấn tới quá nhiều cơ quan của cơ thể sẽ không còn liệu pháp nào có thể kiểm soát được khối u nữa.
- Tuổi tác của bệnh nhân quá cao hoặc thể trạng của bệnh nhân quá yếu không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị, hóa trị do không thể đáp ứng được các tác dụng phụ.
- Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật và xạ trị, hóa trị nhưng không đáp ứng với điều trị và vẫn tiếp tục lan rộng ngoài tầm kiểm soát.
Với những trường hợp này, bệnh nhân có thể phải ngừng chữa trị ung thư và xem xét các phương án khác. Điều này còn tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, nơi sống cũng như kinh tế của bệnh nhân.
Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn
Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường táo bón nặng, chướng bụng, buồn nôn và nôn do bị khối u chèn ép trực tràng hoặc khối u di căn ruột. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nên đảm bảo các yêu cầu sau:
Dinh dưỡng
Bệnh nhân cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng, giữ chế độ ăn lành mạnh và cân đối. Nên cho bệnh nhân ăn các món giàu protein có nguồn gốc thực vật, động vật như thịt nạc, thịt bò, cá, tôm, lạc, đậu nành, dầu oliu, rau xanh, hạt, củ…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm sữa.
Cách chế biến đồ ăn
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nên có các món ăn mềm như cháo, món hầm, súp, … vừa dễ nuốt, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi món và trang trí đẹp bắt mắt để kích thích sự thèm ăn của họ để họ ăn được nhiều hơn.
Khẩu phần ăn
Vì bệnh nhân ung thư không thể ăn nhiều nên bạn nên chia khẩu phần ăn của bệnh nhân thành nhiều bữa nhỏ, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân khi ăn.
Động viên tinh thần và tôn trọng các mong muốn của bệnh nhân
Bạn hãy lắng nghe tâm sự, mong muốn và nhu cầu của bệnh nhân để giúp đỡ và đáp ứng họ khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng nếu người bệnh muốn có không gian riêng tư.
Đôi lúc có thể vì cơ thể mệt mỏi, đau đớn, bệnh nhân có thể trở nên khó tính, dễ cáu gắt và buồn chán. Vì vậy, bạn hãy hết sức thông cảm, chia sẻ, nhẹ nhàng và tế nhị để người bệnh cảm thấy an tâm hơn trong lúc điều trị.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là bài viết về ung thư cổ tử cung di căn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho chị em thêm kiến thức trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vì càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.