Ung thư vú sống được mấy năm là một trong những điều được người bệnh quan tâm hàng đầu. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh ung thư vú? Hãy đọc bài viết sau đây của Khơi Xuân Khang Linh để có câu trả lời nhé!
Xem thêm:
- Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào?
- Ung thư vú giai đoạn 3 sống được bao lâu?
- Tinh trùng Y sống được bao nhiêu ngày và các yếu tố ảnh hưởng
1. Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
Ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn với kích thước của khối u và mức độ di căn tăng dần từ giai đoạn 0 – IV.
- Giai đoạn 0: Còn được gọi là giai đoạn đầu của ung thư vú. Lúc này các tế bào ung thư vú chưa xâm lấn, mới chỉ được phát hiện ở trong các ống dẫn sữa.
- Giai đoạn 1 đến 3: Xuất hiện các khối u có kích thước tăng dần từ 2 – 4cm kèm với lây lan sang các hạch bạch huyết với số lượng hạch nhiều dần từ 0- 9 hạch.
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối, các tế bào ung thư vú ở thời điểm này đã di căn rộng khắp các vùng trên cơ thể.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của người bị ung thư vú
Do mỗi người bệnh có tình trạng và hoàn cảnh sống khác nhau nên có rất nhiều các yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian sống. Dưới đây là một số yếu tố thường gặp:
Thời điểm phát hiện bệnh
Theo các chuyên gian, ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn càng sớm càng tốt. Bởi vì sẽ thuận lợi hơn cho việc điều trị dễ dàng và có kết quả tốt, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống.
Nguyên nhân là bởi vì:
- Ở các giai đoạn sớm, kích thước của khối u còn nhỏ nên dễ dàng điều trị và loại bỏ hiệu quả.
- Chưa có di căn hoặc mới chỉ ở mức độ ít nên chưa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy nên, sức khỏe người bệnh chưa bị suy giảm nghiêm trọng.
Phụ thuộc vào loại ung thư vú
Nếu như người bệnh mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ thì thời gian sống thường kéo dài khi được điều trị đúng cách. Do hai loại ung thư này tương đối lành tính và không gây xâm lấn.
Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, để cho những bệnh này bước sang giai đoạn xâm lấn thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ bị rút ngắn lại.
Nồng độ của của các protein và hormone
Theo các nghiên cứu thì nếu trong cơ thể nhận có nồng độ protein HER2 quá cao thì nguy cơ ung thư vú di căn hoặc tái phát cũng tăng lên. Chính điều này đã ảnh hưởng làm giảm thời gian sống của người bệnh.
Khả năng đáp ứng các biện pháp điều trị của người bệnh
Với những người có khả năng dung nạp thuốc và đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ung thư vú thì thì thời gian sống cũng được kéo dài hơn. Và ngược lại, với những bệnh nhân đáp ứng điều trị kém thì kết quả điều trị cũng như tiên lượng thời gian sống cũng sẽ không được khả quan.
3. Ung thư vú chữa được không và sống được bao lâu?
Như đã nói, bệnh ung thư vú hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi và bệnh nhân có khả năng sống được một thời gian dài, có thể lên tới hàng chục năm với điều kiện là được phát hiện và điều trị từ đầu. Tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú thay đổi theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu (0 và 1) – Thời kỳ vàng cho việc điều trị hiệu quả
Ở các giai đoạn này, các tế bào mới xuất hiện và chưa gây ra di căn, xâm lấn các cơ quan khác nên việc điều trị có hiệu quả cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 92-95%. Có những trường hợp người bệnh được phát hiện sớm ở thời kỳ này và tuân thủ điều trị đã có thời gian sống khỏe mạnh đến hơn 20 năm.
Vậy nên, tìm ra và chữa trị ung thư vú ở giai đoạn này là tốt nhất, cơ hội khỏi bệnh và thời gian sống được nâng cao.
Giai đoạn 2-3
Khi đến các giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu lan tỏa đến các hạch bạch huyết và các mô ở khu vực lân cận. Nếu điều trị tích cực thì tỷ lệ sống sau 5 năm của các bệnh nhân ở thời kì này là 85% (giai đoạn 2) và 63% ( giai đoạn 3).
Có thể thấy hiệu quả điều trị vẫn còn khá khả quan đối với những người bị ung thư vú ở giai đoạn 2 và 3. Vậy nên, người bệnh không nên bi quan, tiêu cực, từ bỏ điều trị khi chẩn đoán ra ung thư vú ở các giai đoạn này.
Giai đoạn 4 (Di căn)
Các tế bào ung thư vú ở giai đoạn này đã di căn sang nhiều cơ quan như xương, não, gan, phổi. Theo các nghiên cứu cho thấy dù được điều trị tích cực thì tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm chỉ còn được khoảng 21%.
4. Các phương pháp điều trị ung thư vú
Tùy theo thời điểm phát hiện ung thư vú đang ở giai đoạn nào và thể trạng của người bệnh mà các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng. Một số phương pháp có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để điều trị ung thư vú là:
- Phẫu thuật: Có thể là phẫu thuật bảo tồn đối với các khối u nhỏ. Hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú đối với các khối u lớn và/hoặc đã lan rộng.
- Xạ trị: Nguyên lý của phương pháp này là tận dụng nguồn năng lượng cao của tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây tổn hại cả các tế bào lành của cơ thể.
- Hóa trị: Sử dụng các hóa chất đặc hiệu để giảm sự tiến triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Ngoài ra còn một số biện pháp khác như điều trị đích, liệu pháp hormon…
5. Đối tượng nào cần thực hiện tầm soát ung thư vú sớm?
Bất kì ai cũng nên thực hiện tầm soát phát hiện ung thư vú sớm, đặc biệt là phụ nữ có các đặc điểm sau:
- Từ 30 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ ở trong khoảng 45- 50 tuổi.
- Người từng bị ung thư vú đã chữa khỏi.
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú.
- Tiếp xúc với các tia bức xạ.
- Nữ giới có kinh nguyệt sớm trước 10 tuổi và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
- Phụ nữ không đẻ con hoặc có con đầu lòng muộn ( sau 35 tuổi), không cho con bú
- Sử dụng các liệu pháp hormone để điều trị tiền mãn kinh, mãn kinh
- Phụ nữ có lối sống không khoa học, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
6. Tầm soát ung thư vú – Cách phát hiện bệnh và tăng thời gian sống hiệu quả
6.1. Các phương pháp tầm soát ung thư vú
Hiện nay có rất nhiều biện pháp có thể giúp kiểm tra và phát hiện chính xác ung thư vú từ rất sớm. Từ đó tăng khả năng chữa khỏi cũng như thời gian sống cho người bệnh. Một số phương pháp tầm soát ung thư vú là:
- Xét nghiệm lâm sàng.
- Chụp X-quang vùng tuyến vú.
- Siêu âm.
- Chụp CT.
6.2. Quy trình tự khám vú cho chị em
Bằng cách thường xuyên tự kiểm tra vú, chị em có thể phát hiện ra các bất thường ở vùng ngực và đi tầm soát bệnh sớm. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Thường xuyên tự khám vú để phát hiện ung thư vú
- Cởi áo ngoài và áo lót, rồi ngồi trước gương hoặc đứng trước gương. Hai tay để xuôi theo người. Quan sát trong gương xem có sự thay đổi bất thường về hình và kích thước hai bên vú hay không.
- Tiếp theo, dơ cao hai tay lên và tiếp tục kiểm tra, phát hiện các bất thường của vú. Đồng thời quan sát xem có dịch chảy ra ở một hoặc 2 núm vú không.
- Chuyển sang tư thế nằm thẳng trên giường, dùng tay phải để sờ nắn vú trái và ngược lại để cảm nhận khối u hay những điểm bất thường khác.
- Chia vú thành bốn phần, khép thẳng các ngón tay lại với nhau và xoa chuyển động vòng tròn theo trình tự từng một phần tư của vú cho đến hết toàn bộ vú. Trong quá trình này, bạn hãy cảm nhận về mật độ của các mô từ trước ra sau của ngực.
- Cuối cùng, khi bạn ở tư thế đứng hoặc ngồi, hãy sờ nắn và quan sát toàn bộ ngực.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Đến đây, chúng ta có thể nhận định ung thư vú sống được mấy năm phụ thuộc rất nhiều thời điểm phát hiện và điều trị bệnh. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động theo dõi và thực hiện tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt.