U nang buồng trứng là một bệnh được nhiều chị em nhắc đến, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu đúng và đủ về nó. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp chị em có kiến thức tổng quát nhất về u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành phát triển trong buồng trứng của phụ nữ ở tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc gọi là vỏ nang.
Bệnh đa phần là lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng khá đa dạng, tuy nhiên thường gặp nhất là do các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ, sự thay đổi hormon, các bệnh lý về nội mạc tử cung hoặc buồng trứng,…
- Rối loạn nội tiết tố nữ ở các giai đoạn sinh lý của cơ thể hoặc do các bệnh lý nội tiết, bệnh phụ khoa. Nội tiết tố bị phá hủy có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận.
- Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai dẫn đến những thay đổi hormon ở nữ giới.
- Chế độ ăn uống ít rau xanh, giàu loại thực phẩm có chứa các chất tác động đến nội tiết tố nữ hoặc hormon như thịt, trứng, sữa.
- Người thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, stress cao độ hoặc thừa cân, béo phì cũng có thể là đối tượng dễ bị u nang.
- Phụ nữ đã từng bị sẩy thai hoặc các bé gái có hiện tượng dậy thì sớm.
- Nang trứng bị dị tật, phát triển không bình thường, hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
- Mạch máu của các nang bị vỡ, chảy máu, dẫn đến hình thành u nang xuất huyết.
- Thể vàng không tiêu biến sau khi phóng noãn mà tồn tại dai dẳng.
- Các tế bào biểu mô, tế bào mầm, tế bào mô đệm phát triển bất thường.
- Biến chứng của u nang buồng trứng: xoắn nang, vỡ nang,…
Phân loại u nang buồng trứng
U nang cơ năng: Là những khối u phát sinh do rối loạn nội tiết của buồng trứng. Nang bọc noãn nang trứng chín nhưng không vỡ, không rụng trứng.
Nang này tiếp tục lớn lên có thể > 10cm, có khả năng vỡ và gây chảy máu, tiếp tục chế tiết oestrogen làm bệnh nhân chậm kinh.
Nang hoàng tuyến: hay gặp ở những bệnh nhân ung thư nguyên bào nuôi, đa thai, bệnh nhân điều trị vô sinh.
U nang thực thể: Là những khối u thực sự có biến đổi về tổ chức học buồng trứng, vì vậy đây là những khối u có nguy cơ ung thư hóa.
U nang nhầy chiếm khoảng 20% các khối u buồng trứng, u thường to, có thể đến vài chục kilôgam, thường hay dính vào các tổ chức xung quanh. U nang bì chiếm khoảng 25%, thường gặp u quái, tổ chức u rất đặc biệt, thành khối u có cấu trúc tương tự như da, tuyến bã…bên trong nang thường chứa tóc, răng,…
Lạc nội mạc tử cung dạng u nang: tổ chức nội mạc tử cung là tổ chức phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng, có thể gây phá hủy tổ chức buồng trứng lành. Nang thường nhỏ, vỏ mỏng, dính vào các tổ chức xung quanh, bên trong chứa đầy dịch màu nâu, thường gây đau, dính nhiều làm tắc vòi trứng gây ra vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng gì. Đa số chỉ tính cờ phát hiện khi đi khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe hoặc đi khám hiếm muộn.
Một số triệu chứng u nang buồng trứng thường gặp như:
- Bị đau sau khi quan hệ vợ chồng,
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội bụng dưới hoặc bên buồng trứng phải hoặc trái.
- Hay đi tiểu,
- Rối loạn kinh nguyệt
- Thường xuyên bị đầy hơi, luôn cảm giác no dù không ăn,…
Đối tượng nguy cơ cao
Bất kỳ ai cũng có thể mắc u nang buồng trứng, từ bé gái mới dậy thì đến phụ nữ đã mãn kinh, từ người bình thường đến phụ nữ có thai.
Vì vậy, chị em không nên chủ quan mà nên có các biện pháp dự phòng cũng như có một lối sống khoa học từ bây giờ.
Chẩn đoán u nang buồng trứng như thế nào?
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa trên các triệu chứng:
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Khó chịu hoặc đau nhiều tại vùng hố chậu.
- Giảm khả năng tình dục
- Suy nhược cơ thể do các biến chứng tắc ruột hoặc bí tiểu hoặc các biến chứng như xoắn, vỡ u nang.
- Tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng trứng ở các em gái dậy thì sớm.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Siêu âm: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán trong hầu hết các bệnh lý tại cơ quan sinh dục. Siêu âm qua bụng thường được đề xuất , trong nhiều trường hợp để tăng tính chính xác bác sĩ có thể ra chỉ định siêu âm qua âm đạo.
- Chụp MRI hoặc CT: MRI có thể cho ta thấy rõ hơn kết quả của siêu âm còn CT scan giúp chẩn đoán tình trạng lan rộng của u nang.
- Chọc hút tế bào: giúp chẩn đoán phân biệt u lành tính và ác tính.
- Xét nghiệm huyết thanh CA-125: Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên CA-125. Xét nghiệm này dùng trong đánh giá ung thư biểu mô buồng trứng và giúp xác định tính chất khối u là lành tính hay ác tính.
Tuy nhiên một số bệnh khác như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung cũng cho kết quả dương tính với CA-125. Vì thế xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán quyết định bệnh nhân có mắc ung thư buồng trứng hay không.
- Nồng độ hormon: Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ LH, FSH, estradiol, và testosterone giúp kiểm tra nồng độ những hormon này trong cơ thể.
- Thử thai: Điều trị u nang buồng trứng ở một bệnh nhân đang có thai và không có thai là khác nhau hoàn toàn. Lý do khác là trường hợp thai ngoài tử cung có thể bị bỏ sót vì triệu chứng khá giống với u nang buồng trứng.
- Chọc dò túi cùng Douglas: Để lấy mẫu dịch từ vùng chậu bằng một cây kim đâm xuyên qua thành âm đạo phía sau cổ tử cung.
U nang buồng trứng có phải mổ không?
Việc có nên quyết định mổ u nang buồng trứng hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Điều này sẽ được quyết định khi các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn tại bệnh viện.
Thông thường, nếu bị u nang cơ năng thì không cần điều trị, có thể tự biết mất sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu bị u nang thực thể lành tính, kích thước khối u còn nhỏ thì có thể uống thuốc và theo dõi, tái khám định kỳ.
Với những chị em có khối u đã phát triển to, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ sớm. Lúc này, mổ u nang buồng trứng sẽ được tiến hành. Cụ thể các trường hợp cần thực hiện phẫu thuật như sau:
- Kích thước u nang > 40mm.
- U nang phát triển nhanh.
- Khối u chèn ép vào những bộ phận lân cận.
- U nang buồng trứng xoắn hoặc vỡ nang.
- Phụ nữ đã qua giai đoạn mãn kinh nhưng kích thước u nang vẫn tăng dần.
- Bệnh nhân có u nang nghi ngờ có khả năng ung thư hóa.
Đối với phụ nữ có thai kèm theo u nang buồng trứng cần được thăm khám, chẩn đoán, theo dõi và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Các phương pháp điều trị
Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng ở giai đoạn sớm đều không có biểu hiện rõ ràng do đó rất khó để chị em có thể phát hiện. Vậy nên nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ, các chị em cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và kiểm tra.
Một số trường hợp u nang buồng trứng không cần can thiệp như nang được hình thành do các nang noãn lớn dần hay nang xuất huyết. Các dạng u nang này có thể tự tiêu biến sau một vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần sự can thiệp y khoa nào. Nếu bạn nhân cảm thấy đau, bác sĩ sẽ hướng dẫn các cách giảm đau như massage, nghỉ ngơi nhiều hơn, chườm nóng, vận động nhẹ nhàng hoặc có thể dùng thuốc giảm đau,…
Một số phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay đối với các trường hợp cần can thiệp như:
- Sử dụng thuốc làm teo, vỡ khối u hoặc các loại thực phẩm chức năng để cân bằng nội tiết tố nữ, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra chất để tiêu diệt khối u nang. Trước tiên, các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngăn ngừa quá trình rụng trứng và hạn chế việc hình thành u mới.
- Phẫu thuật nội soi để bóc tách các khối u ra khỏi buồng trứng hoặc cắt bỏ hoàn toàn nếu buồng trứng bị tổn thương nặng nề.
- Sử dụng phương pháp ngoại khoa là mổ hở với các khối u có kích thước lớn, u bán xoắn, u xoắn vỡ, nghi ngờ nhiễm trùng, hoại tử.
- Kết hợp giữa phương pháp cắt bỏ khối u với các phương pháp trị liệu khác như quang tuyến trị liệu, hóa trị liệu. Đặc biệt là hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần, điều trị tâm lý.
Phương pháp mổ nội soi
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: an toàn, tính thẩm mỹ cao, ít bị biến chứng và đặc biệt là hồi phục nhanh.
Tuy nhiên vì đây là phương pháp hiện đại nên nếu áp dụng cần bác sĩ cần có kỹ thuật cao, thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín với những trang thiết bị máy móc hiện đại.
Phương pháp mổ mở
U nang có kích thước lớn hoặc đã xảy ra biến chứng như xoắn hoặc vỡ nang, các trường hợp này sẽ được chỉ định mổ mở. Hoặc các trường hợp mắc bệnh lý nền khác cũng cần thực hiện mổ hở.
So với mổ nội soi, phương pháp này có nhiều nguy cơ rủi ro hơn, như: nhiễm trùng vết mổ, dính ruột, tắc ruột,… Quá trình hồi phục sau phẫu thuật cũng chậm hơn, đặc biệt với những phụ nữ lớn tuổi.
U nang buồng trứng uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc Tây
Dựa trên kích thước, tính chất từng loại u nang và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp, cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc nội khoa: Các thuốc chữa u nang buồng trứng nội khoa thường được chỉ định như: Carboplatin, cyclophosphamide, doxorubicin, etoposide, gemcitabine, paclitaxel,… Những thuốc này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u.
- Sử dụng thuốc tránh thai để điều trị u nang buồng trứng: Các bác sĩ cũng có thể kê thuốc tránh thai để điều trị u nang buồng trứng hoặc thuốc tránh thai chứa progestin. Các thuốc này có tác dụng để làm giảm sự phát triển của khối u, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng. Ngoài ra, những thuốc tránh thai kết hợp như ethinyl estradiol và desogestrel cũng được sử dụng trong một số trường hợp bị u nang buồng trứng, nhưng không được áp dụng phổ biến hiện nay vì thuốc này chứa nhiều hoạt chất estrogen.
Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối bạn không nên không tự ý mua thuốc sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị.
Trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng trong việc thu hẹp kích thước của u nang buồng trứng, đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của khối u lên buồng trứng. Vì trong trinh nữ hoàng cung có tới 32 loại alkaloid khác nhau, đặc biệt là những alkaloid kháng khối u, kháng khuẩn và acid hữu cơ. Vì vậy, trinh nữ hoàng cung được sử dụng nhiều trong điều trị u nang buồng trứng.
Cách sử dụng:
- Bạn cần có 2 lá trinh nữ hoàng cung, nga truật 20g và 3 lá đu đủ khô 50g.
- Bạn đổ 3 chén sắc lấy còn 1 chén, chia để 3 lần uống/ngày.
- Chia uống thành nhiều đợt, 20-25 ngày/đợt và giữa 2 đợt nghỉ khoảng 10 ngày.
Giấm táo và nước củ cải
Theo nhiều nghiên cứu, giấm táo rất hiệu quả trong việc điều trị u nang buồng trứng. Trong giấm táo có chứa nhiều Kali – là một yếu tố nếu thiếu sẽ tăng nguy cơ bị u nang buồng trứng. Trong củ cải có chứa hợp chất betacyanin, có chức năng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và cân bằng hormone làm suy giảm u nang buồng trứng.
Cam thảo
Cam thảo được đánh giá là một trong những phương pháp hữu ích trong việc điều trị u nang buồng trứng.
Trong cam thảo rất giàu phytoestrogen có chức năng giúp bảo vệ các thụ thể liên kết với estrogen khỏi ảnh hưởng bởi các chất độc hại do u nang buồng trứng gây nên.
Cách dùng: Đun sôi một ít cam thảo trong thời gian 5 phút, sau đó để nguội rồi lọc lấy nước uống 2 lần/ngày để điều trị u nang buồng trứng.
Mật ong
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mật ong rất tốt cho sức khỏe con người, được sử dụng phổ biến trong điều trị u nang buồng trứng. Hiện nay, người ta kết hợp mật ong với hành tây hoặc nha đam để điều trị bệnh này.
-
- Mật ong kết hợp hành tây: Hành tây bạn cắt lát và ngâm với mật ong khoảng 1 ngày là có thể sử dụng trong điều trị. Trước khi đi ngủ, bạn nên lấy bông gòn nhúng vào trong hỗn hợp mật ong + hành tây, rồi đặt sâu vào trong âm đạo, để qua đêm. Hôm sau, lấy bông gòn ra và vệ sinh lại vùng kín.
- Mật ong kết hợp với nha đam: Nha đam bạn đem cắt bỏ đi phần xanh, rửa bỏ hết nhớt. Sau đó, bạn cắt lõi thành nhiều phần nhỏ rồi ép để lấy nước nha đam nguyên chất.
- Trộn nha đam với mật ong theo tỉ lệ 1:1, đun nóng rồi lấy bông gòn nhúng vào hỗn hợp trên, đặt sâu trong âm đạo và để qua đêm giống như phương pháp mật ong kết hợp hành tây.
Những phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị u nang buồng trứng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chữa dứt điểm bệnh của mình tránh những tác dụng không đáng có khi tự điều trị.
U nang buồng trứng có thai được không?
Có khá nhiều chị em lo lắng về vấn đề sinh con khi bị u nang buồng trứng. Đối với các bệnh nhân bị u nang một bên hoặc u nang cơ năng hầu như có thể điều trị được vì vẫn còn một bên nang hoạt động bình thường và ở dạng lành tính.
Cụ thể các như sau:
- Các bệnh nhân bị u nang cơ năng có kích thước khối u nhỏ thì vẫn có thể mang thai bình thường.
- Các bệnh nhân bị u nang một bên có kích thước lớn phải cắt bỏ thì còn một bên bình thường nên vẫn có khả năng mang thai.
- Trường hợp bệnh nhân bị u nang hai bên nhưng còn 1 phần nang lành không bị cắt tách thì vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thụ thai thấp hơn so với người bình thường hay người còn một bên nang nguyên vẹn.
- Còn đối với các bệnh nhân mắc phải các khối u thực thể thì chỉ có những trường hợp lành tính mới còn có khả năng mang thai và sinh con. Các dạng thực thể ác tính và phải cắt bỏ toàn bộ 2 bên nang trứng thì phụ nữ sẽ mất đi đặc quyền mang nặng đẻ đau của người mẹ.
Các biến chứng có thể gặp phải
- Xoắn nang: Thường gặp ở nang có cuống dài, không dính, khối u nhỏ dễ gây xoắn hơn khối u lớn. Khi xoắn có thể gây thiếu máu, hoại tử buồng trứng. Nếu không được xử lý kịp thời, khối u vỡ hoặc hoại tử, bệnh nhân sẽ có thể tử vong.
- Vỡ nang buồng trứng: Nếu u buồng trứng không được phát hiện sớm, u có thể phát triển to và vỡ ra. Vỡ nang thường xảy ra với các u nang nước có vỏ mỏng, gây chảy máu và đau dữ dội xung quanh vùng bụng. Vỡ nang có thể gây các biến chứng nguy hiểm như vỡ u nang buồng trứng xuất huyết, nhiễm trùng.
- U nang buồng trứng xuất huyết: Đây là biến chứng phổ biến nhất trong các biến chứng của u buồng trứng. U nang xuất huyết khi cách mạch máu nằm trên thành nang bị vỡ, máu từ mạch máu tràn ra nang và làm nang to lên với một tốc độ vừa phải.
Khi nang phát triển to, chảy máu nhiều, bệnh nhân đau nhiều có thể chỉ định phẫu thuật cắt u nang.
- Có thai kèm u nang buồng trứng: U nang thường được chẩn đoán khi siêu âm khám thai định kỳ. Thường gặp nang hoàng thể hoặc u nang bì, ít khi gặp nang ác tính. Nếu tiên lượng xoắn nang thì nên mổ càng sớm càng tốt, tuy nhiên nên mổ vào sau 16 tuần vì mổ trong 3 tháng đầu dễ gây sảy thai.
- Các biến chứng khác của u buồng trứng là gây vô sinh, sinh non, sảy thai, khó đẻ và ung thư hóa.
Nên có lối sống như thế nào để dự phòng u nang buồng trứng
Dinh dưỡng hợp lý
– Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và protein với nhiều rau tươi, trái cây giàu vitamin A, loại vitamin có khả năng làm giảm các mô xơ và các loại thực phẩm có chứa estrogen cân bằng như: sữa đậu nành, đậu lăng, đậu hũ,…
– Ngoài ra, vitamin D có thể giúp hạn chế phát triển u xơ tử cung lên tới 30% và còn giúp thu nhỏ kích thước khối u. Do đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, cá thu.
– Hạn chế ăn chất béo để tránh hiện tượng cường estrogen, hình thành một số loại hormone gây bệnh cho tử cung và buồng trứng.
Rèn luyện thể dục thường xuyên
Phụ nữ nếu tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm lượng mỡ thừa và ít có nguy cơ mắc u xơ tử cung. Cụ thể, theo các chuyên gia việc tập thể dục từ 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc u xơ tử cung tới 30% – 40%.
Giữ thói quen sinh hoạt hợp lý
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để vì nước giúp thanh lọc tế bào, giảm thiểu ứ đọng chất thải, giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn, tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể chúng ta ở thể trạng tốt hơn. Tránh các bệnh u nang buồng trứng và bệnh về tử cung.
– Tránh căng thẳng, stress: Tâm lý không ổn định, trầm cảm, tức giận, hay suy nghĩ, muộn phiền kéo dài dễ dẫn đến suy gan, khí huyết trì trệ tăng tỉ lệ mắc các bệnh về phụ khoa.
Tránh nạo hút thai
– Biện pháp tốt nhất hạn chế các biến chứng của nạo hút thai là sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ tình dục, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm xem xét cấu tạo, kích thước và vị trí của các cơ quan như sinh dục như tử cung, buồng trứng…. cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường tại cơ quan này, để từ đó có thể đưa ra phương hướng điều trị thích hợp và kịp thời nhất.
Giữ gìn vệ sinh vùng kín và quan hệ tình dục lành mạnh
– Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu, việc giữ gìn vệ sinh còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung…
– Quan hệ lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh các bệnh do người thứ ba, mỗi người cần chung thủy sinh hoạt “một vợ một chồng” và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Khi có các dấu hiệu của u nang buồng trứng, bạn nên các đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng dẫn đến vô sinh-mất đi quyền làm mẹ thiêng liêng!