Có rất nhiều chị em có hiện tượng bị trễ kinh nguyệt nhưng không biết được trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Trễ kinh bao nhiêu ngày là hiện tượng bệnh lý? Đừng lo lắng, hãy đọc bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh để hiểu đúng và đủ về vấn đề này nhé!
Xem thêm:
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt xem bạn có bị trễ kinh hay không?
Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ diễn ra ở tuổi dậy thì cho đến hết tuổi sinh sản. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường của 1 quá trình phát triển tự nhiên của nữ giới.
Thời gian hành kinh mỗi lần sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày hoặc từ 2 – 7 ngày. Ngoài ra, có những người có chu kỳ dài hơn từ 7 – 10 ngày với lượng máu rất ít. Việc biết được thời gian lặp lại chu kỳ kinh nguyệt của mình sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cơ thể tốt hơn và tránh thai hiệu quả hơn nếu bạn không có ý định mang thai.
Theo các chuyên gia thì chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Sau đây là cách để chị em tính chu kỳ kinh nguyệt của mình:
- Bước 1: Đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện, để có thể theo dõi sát sao chu kì của bản thân.
- Bước 2: Sau đó, theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.
- Bước 3: Qua 2 bước ở trên bạn đã có thể tính được số ngày giữa 2 chu kỳ. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.
- Bước 4: Bạn nên theo dõi không ngừng trong khoảng 6 tháng và bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo của mình rơi vào ngày nào.
Ví dụ:
- Ngày bắt đầu chu kì lần 1: 27/5/2021
- Ngày bắt đầu chu kì lần 2: 26/6/2021
Suy ra, thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 28 ngày.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Thông thường thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ diễn ra đều từ 28 – 32 ngày hoặc có thể chậm hơn từ 1-2 ngày là bình thường.
Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em vượt quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh của người phụ nữ mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chị em đang bị chậm kinh. Mặt khác, nếu chị em không có kinh nguyệt trong ba kỳ kinh liên tiếp thì được kết luận là vô kinh.
Điều này khẳng định rằng, những vấn đề về kinh nguyệt đều có sự liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ quan sinh sản cũng như toàn bộ cơ thể của chị em phụ nữ
Nếu bạn có những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ thì cũng không có gì nghiêm trọng. Ví dụ, nếu khoảng cách giữa 2 chu kì trước của bạn là 28 ngày nhưng chu kỳ kinh nguyệt sau lại là 30 ngày thì cũng không đáng lo ngại.
Những dấu hiệu bình thường mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt gồm có: Thèm ăn, dễ thay đổi tâm trạng, cáu gắt, khó chịu, đau bụng, buồn ngủ, đau lưng, nổi mụn,… Các dấu hiệu này có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.
Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh
Chậm kinh có thể có nhiều nguyên nhân, sau đây là một số hiện nguyên nhân tiêu biểu của hiện tượng chậm kinh:
Rối loạn tiết
Nội tiết tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiện tượng kinh nguyệt của chị em. Nội tiết cân bằng thì hiện tượng kinh nguyệt ắt sẽ đều đặn. Khi chị em có bất kỳ một bất thường nào đó xảy ra, khiến cho cả vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch thì hệ nội tiết tố của bạn sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sẽ xảy ra.
Dấu hiệu của việc mang thai
Hầu hết chị em đã có gia đình hoặc chưa có gia đình nhưng đã quan hệ tình dục thì thông thường hay nghĩ nguyên nhân trễ kinh khoảng 10 – 15 ngày là vì có thai.
Theo lẽ thông thường, trong một vòng kinh nguyệt, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dần dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Nếu hiện tượng này không xảy ra thì quá trình thụ thai không được bắt đầu thì khi đó cơ thể người phụ nữ sẽ tự loại bỏ lớp niêm mạc này, gây hiện tượng chảy máu, gọi là hành kinh.
Chính vì vậy, nếu chị em mang thai thì sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
Lao động quá sức
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn lao động với cường độ quá lớn và không bổ sung thật đầy đủ lượng calo cần thiết, cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất đủ estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường được.
Do căng thẳng, stress thường xuyên
Vùng dưới đồi là vị trí liên quan đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt, nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone gây ra bởi tình trạng stress, chẳng hạn như adrenaline và cortisol.
Vì vậy, nếu bạn bị căng thẳng, stress với tần suất thường xuyên rất dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hoặc được chỉ định thay đổi liều lượng của loại thuốc mà bạn đang sử dụng, thì đây có thể là lý do khiến kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.
Cụ thể, một số loại thuốc có khả năng gây ra hiện tượng chậm kinh đó là: Thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống hướng tâm thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và các thuốc dùng trong hóa trị.
Cân nặng thay đổi đột ngột
Nếu chị em đang trong quá trình giảm cân, chị em cũng có thể bị trễ kinh hoặc thậm chí là bị mất kinh. Các chuyên gia lý giải rằng, với chỉ số BMI đạt dưới 19 có vẻ rất lý tưởng với đa số các chị em, nhưng nếu chị em thực hiện giảm cân một cách quá đột ngột, cơ thể của bạn sẽ rơi vào trạng thái “lỡ nhịp” và tình trạng chậm kinh có thể xảy ra ngay lập tức.
Ngược lại, điều tương tự cũng xảy ra với việc chị em tăng cân quá nhanh. Việc tăng cân đột ngột khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức bình thường và trở nên không ổn định dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
Sử dụng các chất kích thích
Việc uống quá nhiều rượu hoặc hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến việc sinh sản hormone ở nữ giới, dẫn đến hiện tượng chậm kinh. Vì chất nicotin có trong khói thuốc lá có tác động xấu đến các cơ quan vùng chậu, làm giảm khả năng phân phối oxy đến khu vực xương chậu và ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung.
Không những vậy, hút thuốc lá lâu ngày còn là nguyên nhân khiến các ống dẫn trứng gặp vấn đề, làm giảm chất lượng cũng như số lượng trứng và có nguy cơ dẫn đến vô sinh.
Mắc các bệnh phụ khoa của nữ giới
Một số bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh, chẳng hạn như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng và suy buồng trứng,…
Để nhận biết được các bệnh lý nhạy cảm này thì chị em nên để ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh của mình một cách cẩn trọng, xem có những biểu hiện bất thường nào không? Ví dụ như hiện tượng máu kinh bị vón cục không? Có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ hay không?
Đồng thời, bạn cũng nên theo dõi những dấu hiệu liên quan khác cũng rất dễ gặp như: Đau bụng dưới âm ỉ, dịch tiết âm đạo có màu bất thường, vùng kín có mùi hôi. Từ đó, bạn nên đi khám và trao đổi với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hiện tượng trễ kinh cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề buồng trứng đa nang. Bệnh này gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
Hiện tượng chậm kinh bắt nguồn từ bệnh buồng trứng đa nang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bị mất cân bằng hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: Đái tháo đường, bệnh tim mạch và rối loạn khả năng sinh sản,…
Mắc các bệnh về tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận có chức năng kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể để đảm bảo mọi diễn ra một cách cân bằng. Khi xảy ra một vấn đề bất thường tại tuyến giáp như suy giáp, nhược giáp hoặc cường giáp đều có khả năng gây ra những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt của bạn dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
Cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Để có những ngày kinh nguyệt đúng chu kỳ,chị em nên lưu ý vệ sinh vùng kín đúng cách một cách thường xuyên. Không nên thụt rửa sâu hay tự ý dùng các dung dịch làm sạch, việc làm này sẽ gây ra biến đổi mức độ pH, làm cho virus có thể thâm nhập “cô bé” một cách dễ dàng hơn và gây nên hiện tượng viêm nhiễm vùng kín.
Thói quen, chế độ sinh hoạt hợp lý
Chị em cần phải có thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng như khẩu phần ăn uống khoa học, hợp lý. Nên bổ sung thêm đủ chất dinh dưỡng từ những loại món ăn như rau củ quả, đậu nành, thịt, trứng, sữa,…và hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo cũng như không nên dùng một số sản phẩm chứa chất kích thích như trà, cà phê, bia, rượu và thuốc lá,..
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Chị em nên định kỳ đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện được sớm các bệnh lý bất thường và điều trị sớm nhất có thể. Vì các bệnh lý phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ngoài ra, nếu thấy bản thân bị chậm kinh, rong kinh, vô kinh, hoặc bất kỳ biểu hiện nào bất thường liên quan đến vùng kín bạn cũng nên đi khám ngay.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là bài viết với chủ đề trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Chị em nên có kế hoạch để chăm sóc sức khỏe phụ khoa của mình hợp lý nhất tránh để hiện tượng trễ kinh xảy ra.