Sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì là điều mà nhiều chị em thắc mắc bởi vì đây là vị thuốc đông y quý hiếm được sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và cũng bởi vì nó có cái tên “nhân sâm dành cho phụ nữ”. Hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu về sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? để cùng giải đáp những thắc mắc này nhé.
XEM THÊM:
- Mách nhỏ: Nên uống sâm ngâm mật ong vào lúc nào thì tốt nhất?
- Giải đáp] Con gái uống sữa đậu nành có tốt không
- Giải đáp cho chị em: nên uống vitamin E trong thời gian bao lâu
- Top 15 cách chữa tàn nhang bằng khoai tây
1. Tổng quan về đương quy – sâm đương quy
Đương quy là cây thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông Y từ rất lâu đời với các tên gọi khác như Tần Quy, Can Quy hay thường được gọi với một cái tên khác là sâm đương quy, có tên khoa học là Angelica sinensis. Sâm đương quy là loại thảo dược được dùng trong nhiều đơn thuốc bổ để hỗ trợ điều trị bệnh và là vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc chữa bệnh ở phụ nữ. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người ưu ái gọi nó với cái tên là “Nhân sâm dành cho phụ nữ” và rất được tin dùng hiện nay.
1.1. Đặc điểm của cây
Đương quy là cây thân thảo lớn, có chiều cao khoảng 40cm đến 80cm, lá hình mũi mác dài, không cuống hoặc có cuống ngắn, cụm hoa tán kép, hoa có màu trắng lục nhạt. Ở Việt Nam, đương quy được trồng nhiều tại các tỉnh như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh ở vùng Tây Nguyên và Lâm Đồng.
1.2. Bộ phận dùng và cách thu hái đương quy
Bộ phận dùng làm thuốc của đương quy là phần củ và phần rễ cây.
Thu hái: Mùa thu của năm thứ 4 sau khi gieo hạt, tức vào khoảng tháng 9-10, người ta thường thu hái đương quy. Lúc này, họ sẽ đào phần củ và rễ của cây đương quy về để sơ chế làm thuốc. Đương quy có tuổi thọ càng lâu thì dược tính của nó càng tốt đối với việc chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe.
1.3. Cách sơ chế đương quy
Sau khi đã thu hái củ đương quy về, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát
Cắt bỏ những phần rễ con xung quanh
Đem phơi đương quy trong bóng râm hoặc sấy với lửa nhẹ cho khô rồi cho vào túi nilon và đóng kín miệng, bảo quản ở nơi khô ráo, độ ẩm không quá 15%.
1.4. Tính vị quy kinh của đương quy
Theo y học cổ truyền, đương quy là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, hơi cay và có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh hoạt lạc. Đương quy chủ trị các bệnh về thai tiền sản hậu, đau tê bì chân tay, tổn thương do bị té ngã, tâm can huyết hư và trị mụn nhọt lở loét, khái suyễn.
1.5. Thành phần hóa học của sâm đương quy
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Sâm Đương Quy có chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa làn da và làm khỏe mạnh các tế bào da.
Ngoài ra, trong đương quy còn chứa các tinh dầu: Ligustilide, N-butylphthalide, Polysaccharide, Phytoestrogen, Coumarin giúp tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế các khối u, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, ức chế co bóp tử cung và giãn nở động mạch vành.
2. Tác dụng của sâm đương quy
Đương quy là một vị thuốc quý được sử dụng trong đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
Cải thiện các hội chứng về khí huyết
- Huyết hư: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao, có quầng thâm ở mắt, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, ăn uống và ngủ kém.
- Huyết ứ: trong trường hợp phụ nữ kinh nguyệt không đều, bị bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau khi sinh; Cơ thể bị chấn thương, bị bầm tím, tụ máu, đau cơ, …
- Xuất huyết: rong kinh, rong huyết hay băng kinh,…
Cải thiện tình trạng kém tiêu hóa do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém và ăn ngủ kém.
Tốt cho hệ thống xương khớp, giúp dưỡng gân cốt và tiêu sưng.
3. Sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì?
Thực tế đương quy là dược liệu được du nhập từ nước ngoài vào và từ những tài liệu từ xưa để lại cho thấy chúng có nguồn gốc xuất xứ là từ Trung Quốc.
Để trả lời cho câu hỏi sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? Chuyên gia cho rằng bài thuốc này rất hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe cơ thể toàn diện, tăng cường sức đề kháng, an thần, giảm đau,… Bởi vì những tác dụng nói trên mà dược liệu đã được nhiều người tin dùng, lựa chọn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy là dược liệu có dược tính cao với nhiều thành phần được tìm thấy như vitamin nhóm B1, B12, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Nhờ các thành phần dồi dào có chứa trong sâm đương quy mà chúng đã được y học hiện đại chứng minh về tính hiệu quả trong các tác dụng sau:
- Làm tăng lượng hồng cầu, các huyết sắc tố và giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể con người.
- Hiệu quả cao trong kháng khuẩn đặc biệt với các loại khuẩn tả và trực khuẩn coli,…gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Tác dụng lợi tiểu và hiệu quả đặc biệt trong quá trình chống viêm, ức chế sản sinh các chất gây viêm.
- Hiệu quả giúp an thần, giảm đau và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, tăng cường quá trình lưu thông máu cơ thể.
Trong Y học cổ truyền tác dụng của sâm đương quy ngâm rượu là hoạt huyết, dưỡng gân cốt, nhuận tràng, rất hiệu quả trong chữa tê bì chân tay, bệnh viêm đại tràng và giúp làm lành các vết thương do bị té ngã, bầm dập. Dược liệu này cũng được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mụn nhọt và lở loét ngứa da.
4. Ngâm sâm đương quy với rượu như thế nào?
Sâm đương quy là một dược liệu cực kỳ tốt với phụ nữ và đặc biệt là những bệnh nhân có liên quan tới bệnh huyết áp. Rượu ngâm đương quy có mùi thơm khá là đặc trưng, có thể dùng sâm đương quy tươi để ngâm với rượu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng sâm đương quy đã khô để ngâm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hiện nay có 2 kỹ thuật ngâm phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng, cả 2 phương pháp này đều cần phải chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- Khoảng 0,5kg sâm đương quy loại tươi
- Khoảng 0,5kg sâm đương quy loại khô
- Rượu nếp ngon có nồng độ từ 38 tới 45 độ và cần phải chuẩn bị từ 4 đến 12 lít.
- Dụng cụ là bình thủy tinh
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị các nguyên liệu trên là có thể tiến hành ngâm đương quy với rượu. Bạn cũng cần lưu ý nên lựa chọn đương quy mới khai thác, củ đẹp và không bị sâu hay hỏng. Tốt nhất là nên chọn loại sâm già có tuổi thọ của cây ít nhất cũng được hơn 4 năm tuổi.
Về mặt kích thước thì nên chọn các loại củ có kích thước ít nhất cũng khoảng 10 củ/1kg. Khi củ sâm đương quy sử dụng càng to thì chất lượng của thành phẩm cuối cùng sẽ càng tốt. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng cần lưu ý nên lựa chọn bình thủy tinh để ngâm sâm với phần miệng bình có kích thước càng nhỏ càng tốt. Điều này sẽ giúp tránh được việc hơi rượu bị thất thoát ra ngoài.
4.1. Cách ngâm rượu với củ đương quy tươi
Cách ngâm sâm đương quy với rượu trong trường hợp dùng củ tươi sẽ được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Củ sâm đương quy đem đi rửa kỹ với nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn cũng như đất cát.
- Bước 2: Sau khi đã để ráo nước thì mang dược liệu đã rửa đặt khoảng từ 1 tới 2 giờ đồng hồ ở ngoài trời với điều kiện thời tiết nắng dịu nhẹ. Điều này sẽ làm loại bỏ những mùi hăng của đất và sâu, nên khi ngâm sẽ có mùi thơm hơn.
- Bước 3: Xếp củ đương quy đã được phơi vào bình thủy tinh sau đó đổ rượu ngập đến hết đương quy và đậy chặt nắp, bảo quản.
Lưu ý: Với 0.5 kg sâm đương quy khô nên ngâm cùng với khoảng 4 lít rượu nếp, đồng thời nên ngâm ít nhất 6 tháng thì mới sử dụng. Rượu đương quy khi được ngâm càng lâu thì vị càng đậm đà và thơm hơn.
4.2. Cách làm sâm đương quy ngâm rượu với củ khô
Cách làm ngâm sâm đương quy với rượu sử dụng loại củ khô sẽ được thực hiện theo 2 bước sau đây:
- Bước 1: Dược liệu sau khi mua cần phải đem rửa sạch, để ráo nước và phơi sâm thật khô trước khi đem đi ngâm.
- Bước 2: Sau khi sâm đương quy đã khô thì đem xếp vào bình rồi đổ ngập rượu với tỷ lệ 0.5kg sâm sử dụng khoảng 12 lít rượu trắng, sau đó đem bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đương quy khô thì chỉ cần ngâm 3 tháng là có thể sử dụng được.
Lưu ý: Với sâm đương quy tươi ngâm rượu cần tới 6 tháng mới có thể sử dụng, tuy nhiên khi sử dụng đương quy khô thì chỉ cần 3 tháng. Sản phẩm này có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe và tốt cho cả nam lẫn nữ.
5. Những thắc mắc liên quan tới rượu sâm đương quy
5.1. Tác dụng phụ của đương quy
Với những tác dụng đã nêu trên mà vị thuốc đương quy mang lại thì nhiều chị em phụ nữ rất muốn sử dụng nó để cải thiện sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mọi người nên lưu ý một số tác dụng phụ sau đây:
- Đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.
- Kích ứng da, nổi mẩn và rối loạn cương dương.
- Trong một số trường hợp nguy cấp, người dùng có thể sẽ bị xuất huyết nếu dùng chung với thuốc chống đông máu.
5.2. Cách sử dụng sâm đương quy ngâm rượu như thế nào?
Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật sử dụng và làm củ đương quy ngâm rượu thì cách dùng sản phẩm này cũng cần được quan tâm và lưu ý. Theo các chuyên gia, rượu sâm đương quy có thể sử dụng mỗi ngày tuy nhiên để rượu sâm đạt được hiệu quả cao nhất chúng ta cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
- Không được sử dụng vượt quá định lượng cho phép là 50ml/ngày, đồng thời không uống trong lúc đói.
- Cách sử dụng tốt nhất là nên uống trong bữa ăn và chia ra thành nhiều lần nhỏ mỗi ngày để uống.
Đối với rượu sâm đương quy ngâm không nên dùng liên tục trong nhiều ngày. Cách sử dụng sâm đương quy ngâm rượu đúng cách sẽ góp phần phát huy tối đa các tác dụng của bài thuốc này.
5.3. Những đối tượng nên sử dụng rượu sâm đương quy
Các chuyên gia cho biết những đối tượng sau đây nên sử dụng rượu sâm đương quy để cải thiện tình trạng cơ thể:
- Phụ nữ gặp chứng đau bụng kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
- Sử dụng thích hợp với những người bệnh bị huyết áp thấp.
- Các trường hợp bị thiếu máu, có tình trạng mệt mỏi xanh xao kéo dài.
- Bệnh nhân bị bệnh xương khớp như đau nhức xương khớp hoặc phong tê thấp, tê bì tay chân.
- Dược liệu này nên sử dụng với phụ nữ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và ở phụ nữ sau sinh.
Bên cạnh việc sử dụng đương quy ngâm rượu, dược liệu còn có thể sử dụng bằng cách thông qua các dạng bào chế khác như tạo viên nang con nhộng, dạng dầu xoa bóp hoặc thuốc nhỏ giọt. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tùy từng trường hợp để có sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
5.4. Lưu ý về khi ngâm và cách sử dụng đương quy ngâm rượu
Sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng rất tốt đối với nhiều người bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, dược liệu cũng gây ra một số tác dụng phụ như trên. Chính vì thế bạn hãy lưu ý rằng không nên sử dụng đối với các đối tượng sau đây:
- Người không sử dụng được bài thuốc với các trường hợp có cơ thể gầy yếu hoặc quá hư yếu.
- Bệnh nhân mắc bệnh ung thư và đang trong giai đoạn thực hiện xạ trị.
- Người bị mắc bệnh lý về gan, thận bao gồm cả xơ gan và viêm gan.
- Bệnh nhân đang bị cao huyết áp
- Các bệnh liên quan tới bệnh về đường tiêu hóa.
- Người có tiền sử dị ứng với dược liệu hoặc với rượu thì không nên dùng.
Trên đây là những thông tin bổ ích cung cấp cho mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ để trả lời cho câu hỏi sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? giúp mọi người sử dụng sao cho đúng cách với dược liệu quý này và đem lại hiệu quả cao cho cơ thể, cải thiện sức khỏe, kể cả sức khỏe sinh sản.
Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.
– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…
– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.
– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.
– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.
– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục.
– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa.
– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ
– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.
– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…
Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí