Điều trị sa tử cung là một quá trình dài kết hợp nhiều yếu tố như: phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, đời sống tinh thần,… Nhưng sa tử cung nên ăn gì để hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Vi vây, bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ đưa ra một số món ăn trong điều trị sa tử cung chị em nên biết nhé!
Xem thêm:
-
Sa tử cung độ 1: Triệu chứng, cach điều trị và những điều cần lưu ý
-
Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không cần lưu ý những gì ?
Tổng quan về bệnh sa tử cung
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung hay có tên gọi khác là sa dạ con, sa sinh dục là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu. Sự suy yếu của các cấu trúc hỗ trợ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi vị trí bình thường và tụt vào trong âm đạo. Tình trạng này có thể rút ngắn chiều dài của âm đạo, hoặc thậm chí tử cung bị sa xuống nhô ra ngoài qua cửa âm đạo.
Các cấp độ sa tử cung
Các chuyên gia đã chia bệnh sa tử cung được thành 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.
Cấp độ 2: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Có thể nhìn thấy phần dạ con màu hồng to bằng quả trứng gà. Sa tử cung cấp độ 3 là mức độ nguy hiểm nhất, nguy cơ gây viêm nhiễm tử cung và phải cắt bỏ do tử cung không thể tự co hồi trở lại.
Điều trị sa tử cung như thế nào?
Phẫu thuật
- Cắt tử cung: Bệnh có thể được điều trị theo phương pháp cổ điển là cắt tử cung. Cắt tử cung được áp dụng trong những trường hợp sa tử cung nặng nhất với hầu hết các phẫu thuật được thực hiện là cắt toàn bộ tử cung hoặc bán phần . Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp cắt tử cung nào phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn.
Bên cạnh đó, bất cứ phần nào của thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng đều có thể được phẫu thuật cùng một lúc. Cắt tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn, và cắt bỏ tử cung có nghĩa là không thể mang thai được nữa.
- Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật mở bụng hở hoặc ngả âm đạo: phẫu thuật được sử dụng để thực hiện treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu.
Các phẫu thuật phục hồi sàn chậu kỹ thuật cao, tiên tiến này, hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới vì đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và hiệu quả để điều trị sa cổ tử cung.
Phương pháp không phẫu thuật
- Tập thể dục sàn chậu: Sử dụng bài tập Kegel có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Đây là phương pháp điều trị cần thiết trong những trường hợp sa tử cung nhẹ.
- Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu: các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.
- Đặt vòng nâng tử cung Pessary âm đạo: Dụng cụ đặt vào âm đạo là một thiết bị vừa vặn bên trong âm đạo của bạn để giữ tử cung ở đúng vị trí. Vòng nâng tử cung được sử dụng để điều trị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng, có thể là một lựa chọn điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy mức độ thích hợp, chấp nhận của từng người.
Bác sĩ sẽ thăm khám sàn chậu kỹ lưỡng để chỉ định loại vòng và kích thước vòng nâng phù hợp cho bạn, bạn sẽ học cách sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn vòng nâng tử cung phù hợp nếu còn quan hệ tình dục. Thuốc nội tiết tố nữ đặt âm đạo thường được sử dụng trong 1 đến 2 tuần đầu mới đặt vòng nâng tử cung để tăng tính chịu đựng và giảm kích ứng đè ép lên mô âm đạo, xói mòn, chảy máu âm đạo.
- Liệu pháp thay thế Estrogen: Liệu pháp thay thế estrogen có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nguy cơ đông máu, bệnh túi mật và ung thư vú. Vì vậy, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có liệu pháp thay thế estrogen phù hợp nhất.
Sa tử cung nên ăn gì?
Để việc điều trị có kết quả tốt nhất, việc kết hợp với chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Sau đây là một số gợi ý cho các món ăn chị em có thể sử dụng trong điều trị sa tử cung:
Rùa hầm thăng ma
- Nguyên liệu: Thịt rùa 120g, Thăng ma 12g
- Cách chế biến:
Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên và để ráo.
Chặt thịt rùa thành những miếng vuông.
Cho thăng ma vào trong túi vải.
Lần lượt xếp túi thăng ma và thịt rùa vào nồi đất. Đổ khoảng 750ml nước và hầm với lửa lớn.
Gà hầm hà thủ ô
- Nguyên liệu: Thịt gà nguyên con (mái), Hà thủ ô 50g.
- Cách chế biến:
Gà làm sạch, bỏ ruột.
Giã hà thủ ô và cho vào một túi vải.
Đặt túi hà thủ ô vào bụng gà.
Cho vào nồi đất hầm đến khi chín.
Khi thịt chín, vớt túi hà thủ ô ra và lần lượt nêm nếm gia vị (muối, gừng, rượu).
Canh cá diếc nấu với hoàng kỳ
- Nguyên liệu: Cá diếc 1 con (khoảng 250g), Hoàng kỳ 25g, Chỉ xác ( đã sao qua) 10g
- Cách chế biến:
Hoàng kỳ, chỉ xác rửa sạch rồi đun sôi.
Cá diếc làm sạch, để ráo và ướp muối, gừng.
Khi nồi đun hoàng kỳ, chỉ xác đã sôi, vớt cái ra hết và cho cá vào. Tiếp tục nấu cho đến khi cá chín.
Canh lươn
- Nguyên liệu: Lươn 2 con, hành khô, gừng, muối, rượu trắng
- Cách chế biến:
Lươn làm sạch nhớt, loại bỏ nội tạng và khử mùi tanh.
Lọc xương, cắt bỏ đầu lươn.
Ướp lươn với hành, gừng, muối và rượu trắng.
Đun sôi nước rồi cho lươn vào nấu canh, nêm nếm gia vị.
Cháo hạt kê nấu với đẳng sâm và thăng ma
- Nguyên liệu:
Hạt kê 50g
Đẳng sâm 30g
Thăng ma 10g
- Cách chế biến:
Đẳng sâm và thăng ma rửa sạch rồi đun sôi.
Khi nồi nước sôi, vớt đẳng sâm và thăng ma, để lại nước nấu cháo.
Món này dùng khi đói. Mỗi ngày dùng 2 lần. Sau một thời gian, sức khỏe tất sẽ có chuyển biến đáng kể.
Cháo hạt kê nấu với lươn
- Nguyên liệu:
Hạt kê 100g
Lươn 1 con
- Cách chế biến:
Loại bỏ nhớt và nội tạng của lươn. Sau đó rửa sạch, thái mỏng và để ráo.
Hạt kê rửa sạch rồi ninh nhừ.
Khi hạt kê đã nhừ, cho thêm ít muối.
Cháo sôi, cho lươn vào và nêm gia vị.
Cháo hạt kê nấu hà thủ ô và trứng gà
- Nguyên liệu:
Hạt kê 50g
Hà thủ ô đỏ 30g
Trứng gà 2 quả
- Cách chế biến:
Làm sạch hà thủ ô rồi cho vào 1 túi vải.
Đặt túi vải này vào nồi nước và đun sôi.
Khi nước sôi, vớt túi vải ra, lấy nước nấu cháo.
Ba kích hầm ruột lợn
Chuẩn bị 20g ba kích, 200g ruột lợn làm sạch. Sau đó cho ba kích vào ruột lợn và nhồi chặt, hấp cách thủy cho chín. Người bệnh ăn cả nước và cái, 1 tuần 3 lần, ăn trong một tháng.
Đẳng sâm, hoàng kỳ hầm với thịt nạc
Chuẩn bị 20 đẳng sâm, 20g hoàng kỳ, 10g thăng ma, 100 thịt nạc. Thịt nạc thái miếng ướp gia vị hành tiêu 15p và xào qua cho ngấm. Sau đó, cho vào đun sôi kết hợp các gia vị trên hầm nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn trong ngày, tuần ăn một bữa.
Quả vải ngâm rượu
Lấy quả vải tươi bỏ hạt ngâm rượu trắng trong 10 ngày, sau đó dùng dần. Mỗi ngày người bệnh uống một thìa canh để bổ thận, tráng dương, khỏe người.
Canh rùa đen
Chuẩn bị 1 con rùa đen cho vào nước nóng để thải hết bẩn. Sau đó bỏ rùa vào nước sôi làm thịt, bỏ đầu móng. Cho rùa vào nồi đất, đổ nước vào và đun trên bếp lửa to, đến sôi lại hạ lửa nhỏ liu riu hầm đến khi thịt rùa nhừ ra là được. Mỗi ngày ăn 1 lần. Ăn thường xuyên.
Lưu ý khi bị sa tử cung
Sa tử cung nên kiêng ăn gì- là một câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi điều trị sa tử cung, chị em nên chú ý chế độ nghỉ dưỡng, sinh hoạt và không cần kiêng khem gì cả. Bệnh nhân nên lưu ý một số điều như sau:
- Chú ý nghỉ ngơi, khi ngủ kê cao mông hoặc chân giường kê cao hai hòn gạch
- Người thể trạng yếu sau khi sinh đẻ không được lao động nặng sớm; tránh những động tác đè nén lên bụng như đứng lâu, ngồi lâu hoặc nín hơi…;
- Giữ cho đại tiện dễ dàng, tránh táo bón; kịp thời điều trị những bệnh tật làm tăng áp lực đối với ổ bụng như: ho…;
- Tăng cường dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn có tác dụng bổ khí, bổ thận với các món ăn được gợi ý như trên.
- Tuyệt đối không lấy tay ấn vào âm đạo, không nên dùng băng đỡ tử cung, kể cả thời kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý rằng nếu bộ phận sa xuống bị viêm nhiễm đau đớn, lở loét, chảy nước vàng hoặc chảy mủ, nên uống thuốc tiêu độc, rửa sạch phía ngoài, sau khi khỏi viêm nhiễm mới được dùng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật nếu sa độ 3, 4.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi sa tử cung nên ăn gì kiêng ăn gì? Để việc điều trị sa tử cung đạt hiệu quả cao nhất, chị em nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý.