Nếu có thai thì có kinh nguyệt không? – Câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc

Nếu có thai thì có kinh nguyệt không là điều nhiều chị em thắc mắc bởi vì bước sang giai đoạn thai kỳ nhiều người thường xảy ra tình trạng chảy máu bất thường và hoang mang lo lắng. Vì vậy, hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu về vấn đề nếu có thai thì có kinh nguyệt không để giải đáp vấn đề này.

Xem thêm:

1. Có thể có kinh nguyệt trong khi đang mang thai không?

Câu trả lời cho câu hỏi này thì chắc chắn là Không. Mẹ bầu không thể có kinh nguyệt trong khi đang mang thai được . Nguyên nhân là do chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng và tạo thành phôi thai.

Khi quá trình thụ tinh không được diễn ra thì nồng độ kích thích tố có trong cơ quan sinh sản sẽ bị giảm xuống. Đây chính là các chất giúp kiểm soát sự phóng thích của nang trứng vào ống dẫn trứng đồng thời sẽ làm niêm mạc tử cung dày lên, đây chính là điều kiện thuận lợi cho trứng sau khi được thụ tinh vào “làm tổ”. Khi trứng không được thụ tinh, bộ phận này sẽ bị tách khỏi thành tử cung và lớp niêm mạc bị bong ra gây xuất huyết và tạo ra kinh nguyệt.

Khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn mang thai, niêm mạc thành tử cung sẽ không bị bong ra và đây chính là nguyên nhân tại sao hiện tượng trễ kinh được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mang thai mà chúng ta dễ nhận biết nhất.

Tuy nhiên trên thực tế, có một số trường hợp mẹ bầu đang mang thai nhưng lại bị chảy máu vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng dù cho là nguyên nhân nào thì mẹ cũng cần theo dõi và lưu ý sức khỏe của mình.

2. Sự khác nhau của kỳ kinh nguyệt và thai kỳ

neu-co-thai-thi-co-kinh-nguyet-khong

                                                                    Sự khác biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt

Kỳ kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra hàng tháng thay cho trứng đã được thụ tinh. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ giải phóng ra một trứng và nếu trứng này không được thụ tinh thành công, nó sẽ di chuyển khỏi tử cung và đi qua ngoài âm đạo. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường ban đầu sẽ có màu nhạt sau đó thì đỏ đậm dần và đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít hơn và nhạt màu hơn.

Sự khác nhau giữa chu kỳ kinh nguyệt và kỳ mang thai khá là rõ ràng: Một khi bạn đang mang thai, bạn sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nữa. Nhưng không phải lúc nào cũng rạch ròi, sáng tỏ như vậy. Ở một số phụ nữ tuyên bố họ vẫn có kinh nguyệt khi đang mang thai. Điều này khiến nhiều chị em đặt ra câu hỏi về việc mang thai tháng đầu mà vẫn có kinh nguyệt trên mạng xã hội, blog và một số chương trình truyền hình.

Giai đoạn sớm nhất của chu kỳ thai, rất nhiều người có hiện tượng ra các đốm máu và nhầm tưởng đó là kỳ kinh nguyệt.

Chảy máu không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu xấu. Nhiều chị em phụ nữ vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi có tình trạng ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Việc có hiện tượng chảy máu trong suốt thai kỳ có thể là do cơ thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề.

Hơn hết, kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi bạn không mang thai. Để tìm hiểu kỹ về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ của mình, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

3. Nguyên nhân mẹ bầu ra máu trong khi mang thai

Có khoảng 25-30% phụ nữ có hiện tượng ra máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm: Chảy máu khi bào thai được cấy vào tử cung, những thay đổi trong tử cung, do viêm nhiễm, tình trạng mang thai giả (trứng được thụ tinh và phát triển bất thường hình thành khối u lành tính chứ không hình thành bào thai), thai ngoài tử cung hoặc có dấu hiệu sảy thai sớm.

3.1. Trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất

Có đến khoảng 15 – 25% phụ nữ có hiện tượng ra máu nhỏ giọt, lốm đốm đầu thai kỳ. Chảy máu âm đạo trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là hiện tượng khá phổ biến. Đây là tình trạng ra máu lốm đốm, xảy ra do nhau thai bám thành công vào trong thành tử cung hay còn được gọi là máu báo thai.

Hiện tượng này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ nên khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng có thai tháng đầu nhưng vẫn có kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa phát hiện ra mình có thai vì chưa làm xét nghiệm cũng như chưa có những dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ thai nghén. Đây là loại máu thường xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh cấy vào tử cung, thường chảy máu là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy mà một số phụ nữ nhầm tưởng rằng máu báo thai là máu kinh nguyệt mặc dù nó thường có màu nhạt hơn hoặc ra lốm đốm.

Ngay sau khi mang thai, bạn cũng có thể có hiện tượng ra máu đốm do sự thay đổi bên trong của tử cung. Ngoại trừ tình trạng bị nhiễm trùng bởi vì hiện tượng này không đáng quan ngại.

Các nguyên nhân gây chảy máu ở giai đoạn này có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình hình sức khỏe khẩn cấp gồm: Tình trạng viêm nhiễm, mang thai ngoài tử cung, hiện tượng mang thai giả hoặc sảy thai.

  • Nguy cơ sảy thai: Sau khi đã xác định mang thai bằng que thử thai, nhưng vẫn có tình trạng mang thai mà có ra máu kinh. Rất nhiều trường hợp chị em bị ra máu ở các tháng đầu tiên của thai kỳ. Cho đến khi chuyên gia tiến hành các xét nghiệm, siêu âm thì mới phát hiện túi thai không nằm trong buồng tử cung. Và đây là dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Thai ngoài tử cung: Hiện tượng thai ngoài tử cung là khái niệm dùng để chỉ các trường hợp thai nhi không nằm trong lòng tử cung mà lại nằm ở những nơi khác ngoài tử cung. Thường thấy nhất là thai nằm ở vòi trứng, khi thai vỡ ra sẽ có máu chảy ồ ạt vào trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng của mẹ và ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ sau này. Thai ngoài ra tử cung thường chiếm tỷ lệ thấp từ 4,5 – 10,5/1000, tương đương với cứ 1.000 người mang thai thì sẽ có từ 4 đến 10 trường hợp có thể bị thai ở ngoài tử cung.

Những người mang thai ngoài ra tử cung đã vỡ một lần, thì khả năng cao sẽ bị thai ngoài tử cung lần nữa. Dấu hiệu thường gặp của người có hiện tượng thai bên ngoài tử cung là bị trễ kinh hoặc rong huyết. Lượng máu ra do hiện tượng này gây ra thường ít, bầm đen và máu không đông lại. Thai ngoài tử cung sẽ không thể nào giữ lại được.

  • Nhiễm trùng: tình trạng nhiễm trùng âm đạo còn kèm theo các biểu hiện như ngứa rát, dịch âm đạo có màu đục và mùi hôi. 
  • Tình trạng xuất huyết dưới màng đệm hay tụ máu dưới màng đệm.
  • Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén – đây là tình trạng rất hiếm gặp bởi nó sẽ khiến tử cung chứa các mô thai bất thường.

Nếu là do các nguyên nhân trên, hiện tượng chảy máu bất thường có thể còn đi kèm với: Đau bụng hoặc cơn đau co rút dữ dội, đau lưng, choáng váng, chóng mặt hoặc mất ý thức, mệt mỏi, đau vai gáy, sốt, thay đổi lượng dịch nhờn tiết ra trong âm đạo, nôn không kiểm soát được, máu chảy ra nhiều giống như hành kinh chứ không ra theo kiểu lốm đốm. 

Tóm lại là không thể có kinh nguyệt trong khi đang mang thai nhưng nhiều thai phụ vẫn trải qua các triệu chứng tương tự với chu kỳ kinh nguyệt như: chảy máu âm đạo (máu nhạt màu và nhanh hết), bị co rút tử cung nhẹ, mệt mỏi, hay cáu gắt, đau lưng dưới.

Nguồn gốc của những triệu chứng này là cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn mang thai. Nếu có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc chúng không biến mất khi bạn đã bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay lập tức.

3.2. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và ba

neu-co-thai-thi-co-kinh-nguyet-khong

                                                                 Chảy máu bất thường trong tam cá nguyệt thứ hai và ba

Khi bị ra máu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, dù ra nhiều hay ra ít, kèm theo đó có các triệu chứng khác hay không thì mẹ bầu đều phải đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức, đồng thời cần can thiệp kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu chảy máu âm đạo bất thường trong thời gian này là:

  • Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai bám vào vị trí quá thấp trong tử cung và có thể rất gần, hoặc che phủ mất cổ tử cung. Mức độ ra máu khi gặp tình trạng này ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau nhưng thường thì không đi kèm với các triệu chứng khác. Nhau tiền đạo có thể gây cản trở thai nhi trong quá trình sinh thường  cũng như phát triển và có thể phải mổ để lấy thai.
  • Sinh non hoặc chuyển dạ: Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ bị giãn ra và tử cung sẽ co lại để giúp đẩy thai nhi xuống. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu.
  • Quan hệ tình dục: Phần lớn ở chị em phụ nữ có thể quan hệ tình dục được khi mang thai mà không gặp vấn đề gì quá lớn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu có thể gặp hiện tượng chảy máu nhẹ do sự nhạy cảm ở vùng mô âm đạo và cổ tử cung đang tăng lên.
  • Vỡ tử cung: Đây là tình trạng tử cung bị rách trong giai đoạn chuyển dạ. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những chị em phụ nữ đã từng sinh mổ những lần trước đó. Vì vậy mà tử cung thường bị rách dọc theo vết sẹo cũ.
  • Nhau thai bong non: Nhau thai bong non thường hay xảy ra trong vài tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này là khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung, gây ra hiện tượng chảy máu và đau bụng dữ dội. Một số thai phụ bị cao huyết áp sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị nhau bong non.

4. Khi ra máu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên đi khám khi nào?

Nếu gặp phải các tình trạng dưới đây, mẹ bầu cần phải đến ngay bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Dịch âm đạo có ra màu đỏ tươi.
  • Chảy máu nhiều hoặc có các cục máu đông.
  • Ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau bụng dữ dội, đặc biệt là vùng bụng dưới.
  • Đau ở vùng xương chậu.

Hiện tượng ra máu âm đạo khiến rất nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng mình đang có kinh nguyệt trong khi mang thai. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không thể xảy ra. Nếu bị xuất huyết bất thường trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần phải đi khám nhằm giúp xác định được chính xác nguyên nhân để tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi nếu có thai thì có kinh nguyệt không? để giúp chị em phụ nữ có thêm những kiến thức bổ ích trau dồi cho sức khỏe của mình, đặc biệt là giai đoạn thai kỳ và tìm ra những biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng này.

TIN TỨC

Tin sức khỏe