Lượng estrogen trong cơ thể ở mức quá cao sẽ gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe. Vậy làm sao để giảm estrogen dư thừa được an toàn và hiệu quả? Các bạn đọc hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
1. Estrogen là gì?
Estrogen là một hormone sinh dục của nữ giới, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngực, tử cung, buồng trứng và các bộ phận sinh dục khác,chức năng sinh sản của phụ nữ. Có 3 loại estrogen đó là estrone (E1), estradiol (E2) và estriol (E3). Bên cạnh việc có mặt ở cơ thể nữ giới với hàm lượng cao, thì estrogen cũng có ở nam giới với nồng độ thấp hơn nhiều so với nữ giới. Hormon này cũng ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản của nam giới.
2. Nguyên nhân gây estrogen tăng cao
Estrogen được gọi là tăng cao khi nồng độ của hormon này trong cơ thể nhiều vượt quá mức bình thường. Cả nam và nữ đều có khả năng gặp hiện tượng này và có thể là do một số nguyên nhân sau đây gây ra:
- Do estrogen được cơ thể tăng cường sản xuất hoặc một loại hormone khác bị giảm sản xuất ví dụ như testosterone hay progesterone. Điều này dẫn đến cơ thể bị mất sự cân bằng các hormon sinh dục và nồng độ estrogen thì tăng cao lên.
- Một nguyên nhân khác có thể gây tăng cao estrogen đó là do tác dụng của các thuốc điều trị. Trường hợp này có thể xảy ra ở những người dùng liệu pháp hormon liều cao để điều trị tiền mãn kinh, mãn kinh. Hoặc sử dụng các loại thuốc khác như thuốc tránh thai, một số loại thuốc thảo dược, phenothiazin…
- Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên do gây estrogen tăng cao.
- Ngoài ra còn có thể do một số vấn đề sức khỏe khác như: thừa cân, béo phì, u buồng trứng, bệnh gan. Hay do những thói quen sống phản khoa học như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá, ma túy…
3. Khi estrogen tăng cao quá mức thì biểu hiện như thế nào?
3.1. Dấu hiệu ở nữ giới
Khi nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng quá cao thì có thể gây ra một số biểu hiện như:
- Thay đổi về ngoại hình: Rụng tóc, tăng cân nhất là ở vùng quanh hông, eo.
- Kinh nguyệt không đều và tăng các cảm giác khó chịu trước ngày hành kinh. Giảm ham muốn tình dục.
- Tâm trạng bất ổn, dễ thay đổi, hay lo lắng, hoảng loạn.
- Bụng bị đầy hơi, bàn tay, bàn chân lạnh.
- Cảm giác ngực sưng đau, thậm chí còn sờ thấy khối u ở ngực.
- Cơ thể mệt mỏi, khó hoặc mất ngủ, trí nhớ giảm.
- Gặp một số tình trạng bệnh lý, ví dụ như u xơ tử cung.
3.2. Dấu hiệu ở nam giới
Có thể nhận biết tình trạng estrogen tăng cao ở nam giới thông qua một số biểu hiện như:
- Tuyến vú của nam giới phát triển trở nên to hơn bình thường.
- Rối loạn cương dương: Nồng độ estrogen cao có thể gây khó khăn cho việc cương cứng dương vật. Từ đó dẫn tới rối loạn khả năng quan hệ tình dục và giảm ham muốn.
- Không những thế, estrogen trong nam giới quá cao còn có thể làm giảm tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.
- Mất cơ bắp trong khi lượng mỡ cơ thể lại tăng.
- Tâm trạng bất thường, thường xuyên hồi hộp, lo âu không kiểm soát được.
- Đổ mồ hôi, đánh trống ngực, mệt mỏi, uể oải…
4. Vì sao cần phải làm giảm khi estrogen tăng quá mức
Đó là bởi vì khi lượng estrogen trong cơ thể quá cao và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ như:
- Các bệnh lý về tuyến giáp.
- U vú lành tính, ung thư vú.
- U xơ tử cung, ung thư buồng trứng.
- Gây đau tim, đột quỵ.
- Tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu do xuất hiện cục máu đông.
- Trầm cảm, tình trạng này thường gặp ở nam giới.
Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao thì phải có cách biện pháp khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.
5. Làm sao để giảm estrogen dư thừa hiệu quả?
5.1. Làm sao để giảm estrogen – Dùng thuốc và phẫu thuật
- Với những trường hợp do tác dụng phụ của thuốc gây ra nồng độ estrogen cao, bác sĩ có thể thực hiện điều chỉnh liều dùng xuống thấp hơn hoặc thay thế điều trị bằng các phương pháp khác.
- Một số thuốc có tác dụng giúp giảm nồng độ estrogen có thể được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng.
- Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư vú hoặc buồng trứng cao thì phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể được thực hiện. Mục đích vừa để giảm lượng estrogen trong cơ thể do buồng trứng sản xuất ra, vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh đã kể trên.
5.2. Làm sao để giảm estrogen – Các cách giảm tự nhiên không dùng thuốc
Hạn chế những món ăn từ các loại thịt đỏ và một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Theo các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ khiến cho estrogen trong cơ thể tăng cao quá mức. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra béo phì ở nhiều người.
Vậy nên, ăn ít các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa, thịt cừu… là một cách làm giảm estrogen tự nhiên.
Bên cạnh thịt đỏ, thì để làm giảm estrogen cũng nên kiêng ăn những thực phẩm nhiều đường, đồ ăn đóng hộp hay đã chế biến sẵn, các loại ngũ cốc đã tinh chế…
Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt có khả năng làm giảm sự hấp thụ cholesterol – một tiền chất của estrogen trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Không những thế, chế độ ăn giàu chất xơ còn giảm sự hấp thu ở ruột non và đẩy nhanh quá trình đào thải của cholesterol. Từ đó làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
Một số loại ngũ cốc mà người bị estrogen cao nên lựa chọn là: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương…
Có chế độ ăn giàu thực vật
Một chế độ ăn chay hoặc bán chay chứa nhiều loại rau xanh, trái cây đã được chứng minh có hiệu quả thúc đẩy quá trình lấy lại sự cân bằng hormon trong cơ thể ở những người bị estrogen tăng quá mức. Không những thế, chế độ ăn này còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư có liên quan đến nồng độ estrogen cao.
Có rất nhiều gợi ý về các loại rau xanh, củ quả để giúp làm giảm estrogen như:
- Các loại rau cải: Cải bắp, bông cải xanh, bông cải trắng…
- Nấm, nho đỏ, lựu, táo, chuối, việt quất, dâu tây…
Làm sao để giảm estrogen – Giảm mỡ thừa trên cơ thể
Thừa cân, béo phì như đã nói cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến estrogen tăng cao quá mức. Vậy nên, thiết lập chế độ ăn uống và tập luyện để giảm bớt lượng mỡ thừa là một lựa chọn hữu hiệu vừa giúp giảm estrogen vừa mang lại vóc dáng săn chắc, thon thả, tự tin cho người bệnh.
Bạn có thể bắt đầu giảm cân bằng cách luyện tập các bộ môn như yoga, nhảy aerobic, tập gym. Kết hợp với uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều chất xơ, ngủ đúng giờ và đủ giấc..
Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích
Cồn, cafein và các chất kích thích khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự cân bằng estrogen. Những chất này sẽ làm cho tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt estrogen trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hạn chế tối đa việc dùng các loại rượu bia, thuốc lá là điều nên làm để đảm bảo cho sự ổn định của estrogen nói riêng và sức khỏe nói chung.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Qua đây có thể thấy làm sao để giảm estrogen phải phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của mỗi người. Từ đó mới có những giải pháp điều chỉnh giảm lượng estrogen phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.