[Giải đáp] Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Tiêm phòng HPV là biện pháp hàng đầu hiện nay để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn thắc mắc rằng đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không? Hãy theo dõi bài viết này của Khơi Xuân Khang Linh để có câu trả lời nhé!

Xem thêm:

Thời điểm nào chị em nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Vacxin ung thư cổ tử cung hay có tên gọi khác là vacxin HPV là vacxin được các bác sĩ sản khoa chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, dù chị em đã quan hệ tình dục hay chưa. 

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung thường có hiệu quả kéo dài 30 năm. Vì vậy, với những người đã từng bị nhiễm HPV cũng nên tiêm phòng vì hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không có đủ khả năng để phòng được khả năng tái nhiễm bệnh trở lại. 

Mặc dù có khả năng phòng ung thư cổ tử cung khá cao nhưng việc tiêm phòng HPV  không đảm bảo được 100% khả năng phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chị em vẫn nên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để có thể phòng tránh được bệnh ung thư cổ tử cung một cách cao nhất. 

bac si tu van

Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thực tế các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không hề gây ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện chích ngừa HPV nhé!

Ngoài ra, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung không những không gây tác động xấu gì đến sức khỏe mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chị em phòng tránh bệnh ung thư và nhiều bệnh lý khác do virus HPV gây nên như ung thư họng, mụn cóc sinh dục, ung thư miệng, viêm âm đạo,…

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không là thắc mắc chung của nhiều chị em vì thực tế, có nhiều trường hợp chị em bắt buộc phải hoãn thời gian tiêm vacxin hoặc chống chỉ định tiêm phòng vacxin khi cơ thể của chị em không đáp ứng được đủ điều kiện cho phép.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia không cần quá lo lắng vì bạn vẫn hoàn toàn có thể tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung bình thường khi đang hành kinh.

Tuy nhiên, chị em cần chú ý một số vấn đề như sau: 

  • Chỉ tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt nếu cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý đi kèm.
  • Với trường hợp đến ngày hành kinh mà bạn cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, uể oải, khó chịu hoặc chị em có những bệnh lý nền thì cần phải lùi lịch tiêm phòng HPV để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc sốc phản vệ sau khi tiêm.

Một số lưu ý trước khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Trước khi được các nhân viên y tế tiến hành tiêm vắc xin thì các chị em cần được khám phụ khoa và làm xét nghiệm cần thiết để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung vì ngoài virus HPV thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. 

Ngoài ra, việc thăm khám và làm các xét nghiệm cũng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện được các chị em có đang vô tình sử dụng loại thuốc nào đó có thể gây ra tương tác với thành phần nào đó có trong vacxin của HPV hay không để tránh những phản ứng xảy ra sau tiêm.

Trong quá trình tiêm phòng vacxin các chị em cần chú ý phải tiêm đủ mũi và tiêm đúng lịch. Tùy theo loại vacxin mà thời gian tiêm của các mũi sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên chọn các cơ sở y tế uy tín và đã được Bộ Y tế cấp phép tiêm chủng để tiến hành tiêm. Trước khi tiêm ngừa, thì các chị em cũng cần chú ý lắng nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thời điểm tốt nhất để đi tiêm phòng vacxin.

Với các chị em nào đang ở trong giai đoạn mang thai hay cho con bú thì không nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung, để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, việc tiêm sẽ được thực hiện ngay sau khi mang thai và cho con bú xong.

5. Một số lưu ý sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung, các chị em cần phải chú ý một số điều cơ bản như sau: 

  • Luôn giữ cho vùng kín ở khô thoáng, sạch sẽ, tránh mặc quần lót chật tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn hay nấm mốc phát triển và lây lan. 
  • Ngay sau khi tiêm nên hạn chế tần suất quan hệ tình dục để tránh các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập ᴠà phát triển.
  • Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tránh xa đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích như: cafein, thuốc lá,…
  • Có kế hoạch tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức hàng ngày để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư cổ tử cung, đồng thời hạn chế mỡ động vật, thịt đỏ và đồ ăn nhanh.
  • Với các chị em đã quan hệ tình dục cần phải chủ động đi thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung vì không phải tiêm vacxin HPV là có thể miễn dịch được với mọi chủng virus HPV. 

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là những thông tin để giải đáp giúp chị em câu hỏi đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không? Mong rằng chị em có kế hoạch đi tiêm vacxin HPV sớm nhất để phòng và bảo vệ sức khỏe của mình.