Nhiều chị em vẫn có kinh nguyệt đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang linh để được giải đáp nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? 

Chu kỳ kinh nguyệt là giai đoạn mà buồng trứng bắt đầu quá trình rụng trứng vào hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em được lặp lại hàng tháng từ khi bắt đầu dậy thì đến khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Khi những bé gái bắt đầu có kinh nguyệt tức là lúc chị em đã có khả năng thụ thai.

Tùy vào cơ địa mỗi người và những yếu tố tác động vào chu kỳ kinh nguyệt mà chị em sẽ có độ tuổi có kinh khác nhau.  Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em phụ nữ sẽ rụng 1 trứng có khi là 2 trứng, chính quá trình rụng trứng này sẽ gây ra hiện tượng chảy máu qua âm đạo. 

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm ngưng trong thời gian chị em mang thai nên chị em sẽ không có hiện tượng hành kinh khi bắt đầu có thai. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm cho cơ thể tiết ra 1 loại chất hóa học được gọi là hormone. Hormone sẽ giúp cho cơ thể chị em khỏe mạnh và trẻ trung nhưng đồng thời sự thay đổi thất thường về hormone cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

tre kinh

có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai

 

Thế nào là 1 chu kỳ kinh nguyệt đều?

Bình thường ở những phụ nữ đang ở lứa tuổi hoạt động sinh dục, chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28-35 ngày và thời gian hành kinh trung bình là 3 đến 5 ngày. 

Máu kinh nguyệt phải có màu đỏ thẫm, hơi loãng và có thể hơi dính dính cục nhỏ.

Trước ngày có kinh cơ thể chị em phụ nữ sẽ có những biến đổi bất thường như: Cáu gắt, nhức đầu, buồn nôn, cảm giác ngực căng to hơn và đau, da trở nên nhăn và ít sáng bóng,, dễ kích động, và đau nhẹ ở bụng dưới trong 1 đến 2 ngày đầu ở một số chị em vì tử cung phải co bóp để tống kinh nguyệt ra ngoài.

Nếu chị em có tất cả những dấu hiệu như trên thì cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định và không có dấu hiệu bất thường nào.

Mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với khả năng sinh sản của bạn. Mỗi biểu hiện thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt đều có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của chị em.

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng mật thiết đến khả năng sinh sản:

Chị em hãy luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy có biểu hiện gì bất thường cần đi kiểm tra ngay và giải quyết vấn đề một cách triệt để. Chị em cũng nên tạo lập 1 thói quen khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần để đảm bảo cơ quan sinh sản luôn được khỏe mạnh và tầm soát được các bệnh phụ khoa. 

Vì sao có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai?

Hiện nay,  có nhiều cặp vợ chồng quan hệ đều đặn, người vợ vẫn có kinh nguyệt đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng một thời gian dài vẫn không thấy có dấu hiệu mang thai. Với những trường hợp này, nguyên nhân gây ra hiện tượng khó có thai có thể do người vợ hoặc người chồng. Cụ thể như sau :

Nguyên nhân do người vợ

Theo các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, thực ra sự hiện diện của kinh nguyệt ở chị em phụ nữ không chứng minh cho quá trình rụng trứng đã xảy ra vì phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh bình thường. 

Nguyên nhân khiến trứng không thể rụng để thụ thai là do trứng quá nhỏ hoặc trứng không đủ trưởng thành để có thể rụng. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện thời gian rụng trứng dài hơn. 

Ngược lại, không hành kinh cũng không chứng minh được rằng rụng trứng đã không xảy ra, nguyên nhân của hiện tượng này có thể do những bất thường ở hoocmon của người đó ức chế hiện tượng chảy máu.

Vì vậy, mặc dù có thể chị em không có bất thường gì về chu kỳ kinh nguyệt nhưng không có thai là do chị em đang mắc một trong số các bệnh về phụ khoa nguy hiểm như: Viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm tắc vòi trứng, hoặc có sự dị dạng tử cung như tử cung có 2 buồng hay suy buồng trứng hoặc suy tuyến yên,… Những bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ quan sinh sản và khiến chị em khó có thai.

 Nguyên nhân do người chồng

Không phải tất cả các trường hợp vô sinh hiếm muộn đều xuất phát từ người vợ, nhiều trường hợp vấn đề này lại do từ phía người chồng gây nên.

Nếu người vợ có kinh nguyệt đều hàng tháng và không mắc bệnh gì thì khả năng người chồng đang mắc một số bệnh lý gây cản trở đến việc thụ thai như: Tinh trùng yếu, không có tinh trùng hoặc tinh trùng bị dị dạng… thì cũng có thể khiến người vợ không thể mang bầu được.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai mặc dù vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường và không có sử dụng biện pháp ngừa thai nhưng người vợ vẫn không có thai thì không nên đưa ra những phán đoán thiếu căn cứ khoa học mà cả 2 vợ chồng nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và từ đó có những phương án điều trị thích hợp.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trên đây là bài viết về chủ đề có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai. Hy vọng bài viết đã giúp ích bạn trong chăm sóc sức khỏe mỗi ngày tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *