[Hỏi đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có ảnh hưởng không?

Tiêm phòng HPV là cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung tốt nhất hiện nay cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có nhiều chị em vì bận rộn công việc hoặc lý do sức khỏe mà không thể tiêm phòng đúng lịch được. Vậy nếu chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có ảnh hưởng gì không? Các chuyên gia của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giải giúp bạn. 

Xem thêm:

Vắc xin dự phòng HPV là gì?

Vắc xin dự phòng HPV là một loại vắc xin giúp phái nữ phòng bệnh ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà do HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở phụ nữ do ung thư ở phụ nữ hiện nay và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú  trên toàn thế giới.  Ước tính, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung gây nên.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, đường tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng, hoặc cũng có thể do tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Việc bạn hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể làm lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền qua một số đường khác như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót của người bệnh,…  Virus HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con gây nên tình trạng đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chích vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Tại Việt Nam, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung HPV được các chuyên gia khuyến cáo chích cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận người đó đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Chị em nên đi chích ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt vì vắc xin này có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. 

Vaccine-HPV
Vaccine-HPV

Tại sao phụ nữ nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tại đây hình thành một khối u lớn và sẽ phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát.  Các chuyên gia trong lĩnh vực ung thư đã chỉ ra rằng, hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của nhóm HPV nguy cơ cao.

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra phổ biến với phụ nữ nằm trong độ tuổi 40-60, nhưng virus HPV có thể đã tồn tại âm thầm trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Vì vậy, nữ giới nằm trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.

Việc chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung sẽ giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại việc nhiễm một số chủng loại HPV phổ biến có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, cụ thể đó là 2 chủng HPV 16 và 18. Vì HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, vì thế chị em nên chích ngừa vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Mặc dù vậy, các chị em đã quan hệ tình dục vẫn có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng chị em nên đi kiểm tra, xét nghiệm, tầm soát ung thư và xét nghiệm Pap để vắc xin có thể đạt hiệu quả cao nhất. Việc chích ngừa sẽ được tiến hành theo một lịch trình cụ thể, vì thế bạn nên hạn chế việc chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn nhất có thể.

Chích ngừa ung thư vắc xin cổ tử cung bao nhiêu mũi là đủ?

Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng ngừa vi rút HPV được cấp phép tiêm chủng tại Việt Nam là: Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ.

Hai loại vắc xin này có sự khác nhau cơ bản về số lượng chủng vi rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng được chích ngừa và thời gian chích ngừa. 

  • Vắc xin Gardasil: Đây là vắc xin phòng được 4 tuýp HPV là 6, 11, 16 và 18; Vắc xin này được tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi với 3 mũi cách nhau lần lượt 2, 4 tháng.
  • Vắc xin Cervarix: Vắc xin này phòng được 2 tuýp HPV 16 và 18; được tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 25 tuổi với 3 mũi cách nhau lần lượt 1,5 tháng.

Với mỗi loại vắc xin sẽ có thời gian chích ngừa khác nhau. Vì vậy, bạn nên chú ý lịch chích ngừa để hạn chế tối đa việc chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không?

Vì không phải lúc nào bạn cũng có đủ sức khỏe hoặc do bận rộn nhiều công việc bạn cũng có thể quên mất lịch hẹn tiêm vắc xin HPV. Điều này khiến nhiều chị em lo ngại sẽ làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, chị em có thể hoàn toàn yên tâm vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chích mũi thứ hai hoặc mũi thứ 3 trễ hơn với lịch chích ngừa thì cơ thể của chị em vẫn có thể đáp ứng tốt với thuốc và sản sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại việc HPV. Vì vậy, chị em cũng đừng quá lo lắng khi chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn.

Mặc dù vậy, thay vì lo lắng việc chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn, chị em nên theo dõi và chú ý lịch chích ngừa đúng hẹn để đảm bảo được việc tiêm vắc xin đạt hiệu quả cao nhất.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Tóm lại, chị em không nên quá lo lắng về việc chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn nhưng nên chú ý tiêm đúng lịch hẹn để hiệu lực của vắc xin là cao nhất.