Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không là một vấn đề mà rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm. Vậy hãy cùng với Khơi Xuân Khang Linh cùng tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không để có biện pháp chăm sóc cũng như điều trị phù hợp nhé.
1. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt cho đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thường là từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, thì một chu kỳ ngắn lặp lại một cách đều đặn sau 21 ngày hoặc sau 32 đến 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và thậm chí kéo dài từ 2 đến 7 ngày cũng được coi là bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp kỳ kinh kéo dài quá 7- đến 10 ngày cũng được gọi là bình thường nếu như lượng kinh ra rất ít.
Vẫn có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ nhưng vẫn được xem là bình thường. Ví dụ, nếu như chu kỳ kinh nguyệt tháng trước là 28 ngày và chu kỳ tháng sau là 30 ngày thì đây vẫn được coi là bình thường.
Trong nhiều trường hợp trạng thái căng thẳng hay mắc bệnh lý nào đó cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Kỳ kinh có thể bị trì hoãn hay thậm chí bạn có thể bị lỡ một chu kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tìm đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên gặp chu kỳ rối loạn trên 40 ngày hay dài ngày hơn nữa mà không phải do mang thai.
2. Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không?
Như đã nói ở trên thì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể xuất hiện sau từ 21 đến 35 ngày với số ngày chảy máu khoảng 2 – 7 ngày.
Do đó, khi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới ngắn hơn 21 ngày hay dài hơn 35 ngày mới được coi là chu kỳ bất thường. Chính vì thế, chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày được xem là bình thường và bạn cũng không cần quá lo lắng nếu có chu kỳ kinh dài 22 ngày.
Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài 28 ngày.
Vì vậy, trong một trường hợp chu kỳ 22 ngày sẽ được xem là chu kỳ kinh nguyệt ngắn, đặc biệt là khi tình trạng này đột ngột xuất hiện.
3. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm:
3.1. Mất cân bằng nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Hai loại hormon chính giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt đó là estrogen hoặc progesterone.
Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Vì vậy, sự mất cân bằng giữa 2 hormone estrogen và progesterone sẽ có thể dẫn đến là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ có chu kỳ hàng kinh ngắn hơn 22 ngày có thể là do giai đoạn nang trứng bị rút ngắn, trứng rụng sớm (trước ngày thứ 9 của chu kỳ) và dẫn đến là hiện tượng ra máu kinh.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, một số chị em có thể có hai chu kỳ kinh nguyệt trong một tháng.
3.2. Rụng trứng sớm
Bình thường thì quá trình rụng trứng sẽ bắt đầu vào giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày thì trứng sẽ rụng trứng vào ngày 14. Tuy vậy, trong một số trường hợp quá trình rụng trứng này có thể diễn ra sớm hơn bình thường. Chính điều này gây ảnh hưởng đến thời gian của chu kỳ kinh nguyệt và khả năng có thai của phụ nữ.
Theo các nhà nghiên cứu thì tình trạng rụng trứng sớm có thể là sự thay nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới.
Bên canh đó, hiện tượng rụng trứng sớm có thể được điều khiển bởi các chức năng của não bộ. Hiện tượng này xảy ra khi vùng dưới đồi có thể giải phóng gonadotropin. Nếu như gonadotropin được sản xuất ra quá nhiều sẽ có thể kích thích tuyến yên sản xuất nhiều hormone hơn bình thường và dẫn đến rụng trứng.
Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Do đó, nếu thường xuyên thấy bản thân có dấu hiệu rụng trứng sớm thì bạn nên đến bệnh viện xin ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.
3.3. Căng thẳng
Các yếu tố tâm lý như căng thẳng hay lo lắng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến một chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
Điều này có thể giải thích là do khi bạn căng thẳng và lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sinh sản nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Các hormone được sản sinh ra căng thẳng như cortisol, có thể gây ảnh hưởng đến xấu đến việc sản xuất estrogen và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
3.4. Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh có thể gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn hơn so với bình thường.
Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác của giai đoạn này có thể bao gồm:
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa
- Thay đổi nội tiết tố
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn
- Khô âm đạo
- Suy giảm ham muốn tình dục
Trong một số trường hợp, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt mà không rụng trứng. Biểu hiện bằng tình trạng xuất hiện chu kỳ với một đốm máu nhỏ hay xuất hiện tình trạng chất nhầy có lẫn máu tiết từ âm đạo.
3.5. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng mà các mô nội mạc tử cung phát triển ở các vị trí nằm ngoài tử cung.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 27 ngày thường có thể liên quan đến lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến hậu quả vô sinh và nhiều rủi ro khác. Chính vì thế, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, chị em không nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
3.6. Khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể
Ở phụ nữ thì giai đoạn hoàng thể xảy ra ngay sau khi trứng rụng hoàn thành và trước khi ngày hành được bắt đầu. Ở trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung thường sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình mang bầu.
Nếu như bị khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể thì niêm mạc tử cung sẽ có thể không được phát triển đúng cách mỗi tháng. Chính điều này dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai và tăng nguy cơ sẩy thai.
Khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể có thể khiến các chị em khó mang thai và làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Do đó, nếu nghi ngờ bị tình trạng này thì các chị em nên đến bệnh viện được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.7. Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai
Nữ giới sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường.
Trong một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hay thậm chí có hai chu kỳ kinh nguyệt trong cùng một tháng.
Rối loạn kinh nguyệt gồm có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường đều có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình rụng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Vì thế, nếu như bạn thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài một cách bất thường, thì hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp.
4. Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày khi nào cần đến bệnh viện?
Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày không phải là một tình trạng bất thường và có thể không cần phải điều trị.
Tuy vậy, trong một số trường hợp hiện tượng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý của nữ giới. Do đó, để hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra thì là bạn nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán cũng như và điều trị phù hợp.
Các dấu hiệu đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng bao gồm:
- Rối loạn chu kỳ kinh với các chu kỳ dài ngắn đan xen nhau
- Ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Số lượng máu kinh ra nhiều trong những ngày hành kinh
- Đau bụng kinh một cách dữ dội và không được đỡ ngay cả khi dùng thuốc giảm đau
- Sốt hoặc ớn lạnh
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các chị em trong việc theo dõi sức khoẻ của bản thân mình.