Phụ nữ sau sinh bao lâu thì quan hệ có thai? Giải đáp bí mật thầm kín

Rất nhiều chị em có chung thắc mắc là sau sinh bao lâu thì quan hệ có thai? Việc quan hệ và có thai sau sinh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Khi nào thì nên mang thai lần tiếp theo? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Khơi Xuân Khang Linh giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Sinh xong bao lâu thì có thể quan hệ được?

Sau thời gian mang thai, sinh nở và bước vào quá trình chăm sóc con, chắc chắn cuộc sống của các cặp vợ chồng sẽ có sự thay đổi lớn về cả mặt cảm xúc lẫn suy nghĩ. Đặc biệt là việc chăm sóc con cũng mất khá nhiều thời gian của các cặp đôi.

Vì thế việc quan hệ tình dục vốn trước đây rất bình thường nhưng bây giờ lại trở thành một vấn đề khá nhạy cảm và cần có sự nỗ lực, thông cảm từ cả hai. Việc quan hệ trở lại sau sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì sẽ giúp tăng cường sự kết nối giữa các cặp đôi, cân bằng cuộc sống và giảm bớt sự căng thẳng.

Về mặt thời gian bao lâu có thể quan hệ trở lại được sau khi sinh em bé thì bạn có thể tham khảo những thông tin sau đây:

Đối với phụ nữ sinh thường

Sinh thường là phương pháp sinh đẻ tự nhiên, có thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, vì với các trường hợp sinh thường thì sẽ hay phải rạch tầng sinh môn nên sau khi sinh cần kiên trì chờ cho vết mổ hồi phục, lành lại hoàn toàn.

Thông thường, sau khi sinh khoảng 1 tháng, cơ thể vẫn có lượng sản dịch đọng lại và đang trong quá trình đào thải. Do đó, việc quan hệ trở lại vào thời điểm này là không khả thi.

Với phụ nữ sinh thường thì tốt thiểu sau 6 tuần thì sản dịch mới hết hoàn toàn. Đồng thời, cũng cần có thời gian để tử cung của phụ nữ hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi sinh.

Do đó, với những phụ nữ có sức khỏe tốt và tốc độ hồi phục nhanh thì sau ít nhất 6 tuần là có thể quan hệ trở lại.

Với phụ nữ sinh mổ

Với phụ nữ sinh mổ thì cũng tương tự là sau khoảng 4 – 6 tuần là sản dịch đã hết hoàn toàn. Nhưng với trường hợp sinh mổ, thì người phụ nữ sẽ phải chịu thêm cảm giác đau nặng hơn từ vết mổ. Cũng vì thế mà thời gian bình phục sẽ lâu hơn người sinh thường. Và thời gian cần kiêng quan hệ tình dục cũng sẽ kéo dài hơn so với phụ nữ sinh thường.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sinh mổ nên kiêng quan hệ trong ít nhất 3 tháng kể từ khi sau sinh. Tuy nhiên phụ thuộc vào thể trạng và sự chăm sóc sau sinh của mỗi người mà thời gian kiêng quan hệ có thể dài hoặc ngắn hơn.

Việc quan hệ sớm sau sinh có thể gây ra sự đau đớn, không hài lòng, ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh tâm lý cho cả hai vợ chồng.

Vậy nên tốt nhất chỉ khi nào chị em cảm thấy sức khỏe đã ổn định, không còn đau đớn, tâm lý đã sẵn sàng và có cảm hứng với chuyện “yêu” thì mới nên quan hệ trở lại. 

sau-sinh-bao-lau-thi-quan-he-co-thai-1
Sau sinh, chỉ nên quan hệ trở lại khi cả hai, đặc biệt là người phụ nữ đã sẵn sàng

Vậy sau sinh bao lâu thì quan hệ có thai?

Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là những chị em mới sinh con lần đầu. Nhiều trường hợp các cặp đôi thường chủ quan, sau khi mới sinh xong chưa thấy kinh nguyệt quay trở lại, nên cho rằng quan hệ vào thời điểm này khả năng mang thai sẽ thấp. Vậy câu trả lời thật sự cho vấn đề sau sinh bao lâu thì quan hệ có thai là gì?

Theo các chuyên gia cho biết, cho dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai trở lại rất nhanh sau khi sinh. Ví dụ như có những trường hợp mang thai sau khi sinh mổ 5 tháng.

Phụ nữ hoàn toàn có thể rụng trứng trước khi có kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Và ngay sau thời điểm rụng trứng là người phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại.

Mặc dù các chuyên gia đều khuyên các cặp đôi không nên quan hệ tình dục trước thời điểm đi tái khám sau sinh 6 tuần. Nhưng trên thực tế thì việc quan hệ tại thời điểm này vẫn có xảy ra. Nếu như không sử dụng biện pháp tránh thai, thì nữ giới sẽ có khả năng mang thai. Do đó hãy cân nhắc việc quan hệ trong thời gian này vì cơ thể phụ nữ cần thời gian hồi phục sau sinh con.

Mặt khác, việc cho con bú mặc dù có thể làm chậm quá trình rụng trứng ở một số phụ nữ, nhưng đây không phải là một phương pháp ngừa thai hiệu quả 100%. Trừ trường hợp, khi bạn đang áp dụng theo phương pháp cho con bú vô kinh (LAM). Nếu theo phương pháp này thì người mẹ không nên sử dụng máy hút sữa, trẻ không được ngậm núm vú giả và trẻ không ngủ suốt cả đêm. Đây là những tiêu chuẩn mà phần lớn phụ nữ đang nuôi con nhỏ khó đạt được.

sau-sinh-bao-lau-thi-quan-he-co-thai-2
Có bầu lần tiếp theo sớm sau khi sinh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Vì sao bạn không nên mang thai tiếp quá sớm sau sinh?

Cho dù là sinh thường hay sinh mổ thì việc có thai quá sớm sau sinh đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ, thai nhi và cả em bé mới sinh. Nếu có thai quá sớm ( trước 12 tháng kể từ khi sinh) thì có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:

Nguy cơ sảy thai và thai phát triển chậm

Tử cung, hệ thống nội tiết và các cơ quan trong cơ thể người phụ nữ cần thời gian để phục hồi cho dù là sinh thường hay sinh mổ

Không những thế, việc phải dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ sơ sinh khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Chính vì những điều này nên nếu mang thai quá sớm sau sinh con sẽ dẫn tới nguy cơ bị sảy thai, thai phát triển chậm hay thiếu cân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ hơn

Nguy cơ sinh non, bong nhau, nhau tiền đạo và nhiều biến chứng khác có nguy cơ xảy ra cao hơn rất nhiều ở những phụ nữ có thai sớm sau khi sinh con. 

Với các trường hợp sinh mổ, mang thai quá sớm trước 18 tháng sau sinh có thể phải đối mặt với nguy cơ rách vết mổ, vỡ tử cung… Các tình trạng này rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tới trẻ mới sinh

Việc phải đồng thời vừa mang thai vừa chăm em bé sơ sinh sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý cũng như chất lượng sữa của người mẹ. Vậy nên, rất khó để người mẹ khó có thể chăm sóc tốt em bé mới sinh khi đang trong giai đoạn mang thai em bé tiếp theo.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Trong nhiều trường hợp, không chỉ người phụ nữ mà có thể cả gia đình sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối. Do liên quan đến việc thu xếp chăm sóc con, chăm sóc cho thai nhi, đặc biệt là vấn đề tài chính. Những rắc rối này có thể ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý của bạn.

Từ các điều trên cho thấy, nếu muốn có thai sau sinh thì các cặp đôi cùng với người thân trong gia đình cần lên kế hoạch thật tốt. Có sự chuẩn bị đầy đủ về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, đặc biệt là cho mẹ và bé. Hãy xem xét các yếu tố đã kể trên để biết sau khi sinh bao lâu thì nên có thai bé tiếp theo nhé!

Thời điểm được chuyên gia khuyến cáo có thể mang thai lần tiếp theo sau khi sinh con

Khoảng cách giữa các lần mang thai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào phương thức sinh con lần trước đó và sức khỏe hiện tại của người mẹ.

  • Trong trường hợp sinh thường vào thời điểm tuần thứ 39 của thai kỳ hoặc đủ tháng thì lời khuyên của các bác sĩ đó là nên đợi 18 tháng. Có nghĩa là khoảng 1,5 năm kể từ khi sinh người con trước thì mới nên bắt đầu có kế hoạch mang thai bé tiếp theo. Mục đích là để người mẹ có thời gian để phục hồi sức khỏe cũng như để tử cung có thể trở về kích thước ban đầu.
  • Với những trường hợp người mẹ sinh mổ thì tốt nhất nên để khoảng thời gian tối thiểu từ khi sinh con đến lần thụ thai tiếp theo là 24 tháng. Đặc biệt là nếu như có mong muốn ở lần mang thai tiếp theo sẽ theo phương pháp sinh tự nhiên (sinh thường).

Việc sinh con trước 24 tháng sẽ mang lại nguy cơ cao bị vỡ tử cung cao do vết mổ chưa lành hẳn và có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi nếu không có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời.

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp cũng sẽ thay đổi hoàn toàn khác nếu như người mẹ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường từ trước hoặc sau khi sinh. Lúc này, thời gian thích hợp để mang thai lần nữa phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh và độ tuổi của người mẹ.

Hiện tượng tiền sản giật có thể xuất hiện nếu như huyết áp của sản phụ không được theo dõi chặt chẽ. Trường hợp huyết áp được kiểm soát ở trong mức cho phép, người mẹ vẫn có thể mang thai an toàn sau khi sinh từ 18 đến 24 tháng.

Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ, phụ nữ nên được xét nghiệm vào thời điểm sau sinh 6 đến 12 tuần và sau đó là cứ sau 1 – 3 năm một lần. Nguyên nhân là vì bị tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do đó, để người mẹ có thể mang thai an toàn thì cần phải kiểm soát được bệnh.

Cách ngừa thai an toàn khi đang cho con bú

Trong quá trình cho con bú, sự tiết sữa mẹ chịu ảnh hưởng của 4 loại hormone là Estrogen, Progesterone, Protactin và Oxytocin.

Estrogen và Progesterone có vai trò giúp bầu vú phát triển trong thời kỳ mang thai. Sau quá trình sinh con và nhau thai bong ra, các hormone này sẽ giảm xuống để tạo tín hiệu cho cơ thể biết rằng đã đến thời điểm sản xuất sữa. Nếu như hàm lượng của hai hormon này trong cơ thể cao thì sẽ ức chế sự sản xuất sữa.

Còn hormone Prolactin có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất sữa và Oxytocin giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực của người mẹ. Cả hai hormone này sẽ tăng lên sau khi phụ nữ sinh con và tiết ra nhiều hơn khi cho con bú.

Chính bởi vậy, trong thời gian cho con bú, phụ nữ không nên tránh thai bằng thuốc chứa Estrogen. Bởi các thuốc này sẽ có thể khiến lượng sữa mẹ bị giảm đi. Không chỉ vậy, các biện pháp tránh thai có hormone khác cũng không nên dùng trong thời kỳ này. Do các tác dụng của thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hệ nội tiết của người mẹ, gây mệt mỏi, khó chịu…

Vậy nên, sau khi sinh con và đang cho con bú thì biện pháp tránh thai đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé đó là dùng bao cao su. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo thêm các phương pháp khác như vô kinh khi cho con bú, đặt vòng tránh thai, sử dụng màng ngăn âm đạo…

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cungbuồng trứng đa nang

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trước khi kết thúc bài viết, một lần nữa xin được khẳng định lại một điều đó là phụ nữ sau sinh sẽ rất nhanh có lại khả năng mang thai. Và khoảng thời gian để trả lời cho câu hỏi sau sinh bao lâu thì quan hệ có thai sẽ biến động khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, phương pháp sinh và chăm sóc của người phụ nữ.