Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung nhiều chị em có chung một thắc mắc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì? Các chuyên gia của Khơi Xuân Khang Linh sẽ giải đáp giúp chị em câu hỏi này nhé!

Xem thêm:

Vắc xin HPV là gì?

Vắc xin HPV là loại vacxin giúp nữ giới có thể phòng chống được bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến và nguy hiểm đối với phụ nữ hiện nay. Vacxin HPV có tác dụng dự phòng các căn bệnh liên quan đến loại virus HPV loại 16 và 18, đây là 2 tuýp virus chủ yếu gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.

Có mấy loại vắc xin HPV?

Hiện nay trên thị trường tiêm chủng, có 2 loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép và sử dụng rộng rãi đó chính là:

  • Cervarix: Đây là loại vacxin có chứa 2 tuýp HPV 16 và 18 gây chủ yếu bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Gardasil: Đây là loại vacxin có chứa cả 2 tuýp virus HPV gây nên bệnh ung thư cổ tử cung và 2 tuýp virus khác gây nên bệnh sùi mào gà và bệnh mụn cóc sinh dục.

Tác dụng của vắc xin HPV

Tác dụng chủ yếu của vacxin HPV là tạo nên bên trong cơ thể của người phụ nữ các loại kháng thể có khả năng chống lại được sự xâm nhiễm và phát triển của virus HPV, nhất là 2 tuýp 16 và 18 là những tác nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ.

Vaccine-HPV
Vaccine-HPV

Một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung 

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Cũng như sau khi tiêm các loại vắc xin khác, thường sau khi tiêm chỗ tiêm có dấu hiệu bị sưng và đau. Nhưng đây là điều hết sức bình thường nên sau khi bạn tiêm phòng vacxin HPV nếu chị em có dấu hiệu này thì cũng không nên lo lắng. 

Chị em có thể dùng khoai tây hoặc chườm đá lên các vết sưng đau này trong thời gian ngắn để khắc phục tình trạng này. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra kéo dài và kèm theo sốt nóng thì chị em nên đến cơ sở tiêm phòng để được thăm khám.

Nhức đầu

Sau khi tiêm vắc xin HPV chị em cũng có thể bị nhức đầu hoặc hơi choáng một xíu. Vì sau khi kháng thể đi vào trong cơ thể thì các tế bào sẽ phản ứng lại với các kháng thể này để hình thành nên một hệ đề kháng để phòng chống lại virus HPV gây bệnh. 

Những hoạt động này có thể làm cho đầu bạn bị nhức trong 1 ngày, tuy nhiên tình trạng này là hoàn toàn bình thường và bạn cũng không nên quá lo lắng.

Tiêu chảy, buồn nôn

Với thể trạng của nữ giới có kháng thể và sức để kháng tốt thì các vacxin HPV có thể phản ứng mạnh hơn. Nếu sức khỏe và thể trạng người tiêm kém thì có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn và tiêu chảy. Thông thường, các tác dụng phụ này chỉ thường kéo dài trong 1 ngày và cơ thể sẽ tự trở lại bình thường ngay sau đó.

Khi nào nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa, vắc xin HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, dù chị em đã từng quan hệ tình dục hay chưa. 

Vì vậy, chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt vì hiệu quả của vắc xin có thể kéo dài đến tận 30 năm.

Với những chị em đã từng bị nhiễm virus HPV,  thì các chuyên gia khuyên rằng chị em vẫn nên tiêm phòng vắc xin ngừa HPV.  Vì dù chị em đã từng nhiễm HPV nhưng lượng kháng thể tự nhiên sinh ra là không đủ, chị em vẫn có khả năng tái nhiễm lại với những chủng HPV khác.

Chị em cũng cần ghi nhớ rằng, việc tiêm phòng HPV không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì thế, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà vẫn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất , quan hệ tình dục lành mạnh và khám sức khỏe định kì để có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. 

Tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Không nên mang thai

Chị em tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung không nên mang thai trong thời gian này. Vì trong quá trình tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, các kháng thể sẽ đi vào bên trong cơ thể người mẹ và có khả năng làm thay đổi một số chức năng sinh lý và hormone dẫn đến ảnh hưởng tới thai nhi được hình thành trong quá trình thụ thai.

Không nên tiêm vắc xin khi đang trong thai kỳ và đang cho con bú

Các chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu ý phải tránh tiêm vắc xin trong thời gian đang mang thai và cho con bú. Vì những kháng nguyên có trong cơ thể của người mẹ khi tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi và sinh ra các hoạt chất khác đi vào trong sữa mẹ, khi trẻ bú sữa này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không tiêm

Nếu cơ thể của chị em bị nhạy cảm với bất kì thành phần nào của vắc xin thì bạn cũng không nên tiêm để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mình. Chính vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám phụ khoa trực tiếp để có bác sĩ giỏi tư vấn và cho lời khuyên tốt nhất trước khi tiêm tiến hành vacxin HPV.

Trong thời gian chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần kiêng quan hệ không?

Nhiều chị em phụ nữ thường thắc mắc rằng sau khi tiêm vắc xin HPV nên kiêng quan hệ tình dục hay không? Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa chị em vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường mà không cần phải quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết về tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung nên kiêng gì? Chị em nên tuân thủ việc kiêng cữ để vắc xin đạt hiệu lực cao nhất.