Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không? Bởi họ chưa phân biệt được đây là hiện tượng bình thường hay bất thường cũng như hoang mang khi gặp tình trạng này. Hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu vấn đề 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không? giúp phái đẹp có thêm những kiến thức bổ ích để giải quyết vấn đề này.
XEM THÊM:
- TOP 15 các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất hiện nay
- Đau bụng kinh nên làm gì để đỡ đau nhanh chóng nhất?
- Ra dịch màu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Mới có thai thì có kinh nguyệt không? – Điều hoàn toàn không thể xảy ra?
1. Tổng quan chung về chu kỳ kinh nguyệt
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là mỗi tháng 1 lần, trung bình từ 28 – 30 ngày/chu kỳ, mỗi lần diễn ra từ 2 – 7 ngày. Nhiều trường hợp chu kỳ có xu hướng ngắn lại tức là 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần, thậm chí là nhiều hơn. Thường có đến 40 – 60% phụ nữ gặp tình trạng này ít nhất là một lần trong đời.
Chị em đều biết rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình nên khi bất kỳ thay đổi nào thì đều dễ dàng nhận ra. Tùy vào thể trạng, độ tuổi, di truyền mà những bất thường ấy sẽ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Trong 1 tháng có kinh 2 lần là bình thường hay bất thường?
Mỗi phụ nữ sẽ có độ dài chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, thời gian này dao động trong khoảng 21–35 ngày. Tuy nhiên, có những chị em có chu kỳ chỉ 20 ngày hoặc còn ngắn hơn tùy theo cơ địa. Nếu kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn từ 3 đến 5 ngày so với bình thường thì không đáng lo khi nó không kéo dài.
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt liên tục sớm hay thất thường thì là một vấn đề đáng chú ý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc lối sống làm ảnh hưởng đến chu kỳ của chị em.
3. Nguyên nhân 1 tháng bị kinh 2 lần là do đâu?
Phụ nữ khi gặp phải tình trạng này thường thắc mắc có kinh 2 lần trong 1 tháng do đâu mà ra và có ảnh hưởng ra sao. Theo nghiên cứu, tình trạng này do nguyên nhân cả về sinh lý lẫn bệnh lý.
3.1. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học và cường độ vận động cao
- Chế độ ăn uống không đủ chất, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần. Những thay đổi về cân nặng hay lượng mỡ trong cơ thể gây ra sự gián đoạn trong các hormone sinh sản. Vì vậy, làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố và dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Vận động với cường độ cao: Tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng tập luyện quá nhiều với cường độ cao thì sẽ gia tăng tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi vì lượng estrogen trong cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nên thường gây ra tình trạng có kinh nguyệt sớm như có kinh 2 lần trong 1 tháng.
3.2. Rối loạn do stress hoặc hưng phấn quá độ
Cơ thể là một khối thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, quá trình giải phóng noãn chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết, trong đó có hormone tuyến giáp và vùng dưới đồi.
Khi phải chịu một cú shock lớn hay gặp hưng phấn quá mức cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng ở phụ nữ. Buồng trứng sẽ tiếp nhận sai các tín hiệu từ thần kinh và hormone dẫn đến phóng noãn hai lần. Nếu do nguyên nhân này thì việc có kinh 2 lần trong 1 tháng là không nguy hiểm.
Phụ nữ nên điều chỉnh tâm lý kết hợp với nghỉ ngơi thường xuyên, phân bổ thời gian hợp lý thì sẽ không lặp lại vào chu kỳ tiếp theo.
3.3. Do quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày
Việc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu bất thường. Khi cơ thể đã quen với lượng hormone hàng ngày được bổ sung để tránh mang thai vì vậy nếu hormone bị ngưng đột ngột thì máu sẽ tự chảy. Nên nếu gặp tình trạng có kinh 2 lần 1 tháng cần cân nhắc đến nguyên nhân này.
Ngoài ra, một số loại thuốc khẩn cấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
3.4. Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh
Những bé gái ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn nội tiết tố. Nồng độ estrogen cao dẫn đến tình trạng có kinh 2 lần trong 1 tháng và có thể kèm theo rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều,..
Giai đoạn dậy thì gặp tình trạng kinh nguyệt không đều là điều bình thường và nó có thể có nhiều hơn một lần trong tháng hoặc chỉ đến vài tháng một lần. Đây là cách mà cơ thể thích nghi với những thay đổi khi lớn dần.
Kinh nguyệt hai lần một tháng cũng là dấu hiệu phụ của tình trạng tiền mãn kinh. Bởi đây là thời điểm mà phụ nữ đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh sản của cơ thể.
Bởi trong thời kỳ này, buồng trứng có dấu hiệu bắt đầu suy giảm sản xuất estrogen và làm ngừng quá trình rụng trứng. Do đó, quá trình rụng trứng trở nên thất thường và kinh nguyệt có thể trở nên không đều. Theo ý kiến của Tiến sĩ Marshall: “Khi lượng hormone giảm xuống, nó sẽ làm gián đoạn toàn bộ quá trình này”. Điều này khiến tử cung trở nên bất thường về thời điểm rụng lớp niêm mạc tử cung.
Những dấu hiệu khác của tiền mãn kinh: Nóng bừng và khó ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường, các vấn đề liên quan đến âm đạo và bàng quang, suy giảm khả năng sinh sản, thay đổi mức cholesterol, chức năng sinh dục, loãng xương.
3.5. Những nguyên nhân bệnh lý dẫn đến 2 lần có kinh trong 1 tháng
Phụ nữ thường mắc viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… và các bệnh lý khác có thể xảy ra tình trạng ra máu kinh đến 2 lần trong 1 tháng.
- Kinh nguyệt 1 tháng bị 2 lần là cảnh báo viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung
Nếu gặp tình trạng này có thể bạn đang bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung. Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ kèm theo vi khuẩn, trùng roi âm đạo gây ra máu bất thường. Vì vậy, bạn cần điều trị viêm ngay lập tức nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác.
- U xơ tử cung:
U xơ tử cung thường là khối u lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, u xơ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và trong đó có tình trạng kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng. Ngoài ra, tình trạng u xơ có thể gây đau nhức lưng, chướng bụng, thiếu máu, đau khi quan hệ hay chảy máu tự phát mà không liên quan đến chu kỳ kinh.
U xơ tử cung phát triển ở trong và trên tử cung. Theo số liệu thống kê về bệnh lý u xơ, những khối u này có sự thay đổi kích thước từ 1mm đến 20cm và rất phổ biến. Có từ 40 đến 80% phụ nữ khi sinh (AFAB) có u xơ tử cung.
Hầu hết các khối u xơ không gây ra triệu chứng nhưng sự phát triển lớn dần của nó sẽ gây chảy máu âm đạo.
- Polyp tử cung:
Polyp tử cung xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ và có liên quan đến hormone. Polyp tử cung gây ra hiện tượng chảy máu giữa các chu kỳ, đặc biệt khi các khối polyp này bị va chạm khi quan hệ mạnh.
- Tuyến giáp:
Tuyến giáp dù hoạt động ít hay nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, nó có thể trở nên nhẹ, nhiều hoặc bất thường hơn. Nguyên nhân là bởi tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh. Tuyến giáp được điều hòa bởi hormone ở tuyến yên và vùng hạ đồi, cùng với các hormone kiểm soát chu kỳ và quá trình rụng trứng, gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Nói cách khác, tuyến giáp có thể gây ra sự bất thường nội tiết tố, gây rụng trứng và bong tróc niêm mạc tử cung.
- Ung thư hoặc tiền ung thư
Nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân của kinh nguyệt bất thường có thể do tình trạng ung thư buồng trứng, vì vậy nếu tình trạng chu kỳ rối loạn kéo dài, chị em phụ nữ cần đến các phòng khám chuyên khoa để siêu âm, sinh thiết tử cung, phết tế bào cổ tử cung… để chẩn đoán xác định nguyên nhân trong trường hợp này.
Nếu các tế bào ung thư và tiền ung thư xuất hiện ở tử cung hoặc cổ tử cung có thể khiến bạn có kinh 2 lần trong 1 tháng.
- Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây rối loạn chu kỳ kinh
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những tình trạng đặc trưng bởi sự mất cân bằng của các hormone sinh sản. Một số phụ nữ bị PCOS có thể có nhiều lần đến kỳ kinh trong một tháng bởi vì sự mất cân bằng nội tiết tố đã cản trở quá trình rụng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến khoảng 8–20% phụ nữ. Nguyên nhân là do kết quả của việc ít hoặc không rụng trứng, dẫn đến hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone mất cân bằng. Và một trong những triệu chứng của tình trạng này là kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng
Một số biểu hiện, triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang như: Mọc lông mặt, mọc mụn ở mặt, ngưng và lưng, tóc mỏng hoặc rụng đi nhiều, cân nặng khó tăng hoặc giảm, da sạm nám đặc biệt là vùng da dọc theo nếp nhăn cổ, bẹn hay bên dưới vú.
- Do rối loạn chảy máu
Một trong những nguyên nhân khác gây ra tình trạng kinh nguyệt hai lần trong một tháng là tình trạng rối loạn chảy máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng tương tự với bệnh máu khó đông.
Tình trạng rối loạn chảy máu là tập hợp các tình trạng được xác định bởi các yếu tố trong quá trình đông máu của cơ thể. Nó gây ra tình trạng máu kinh nguyệt không đều hoặc nhiều hơn. Những người có tình trạng này cũng rất dễ bầm tím và có thể chảy máu cam thường xuyên.
Những biểu hiện khác của tình trạng rối loạn chảy máu: Chảy máu ở các khớp hoặc cơ, tình trạng chảy máu quá nhiều do các ca phẫu thuật, chảy máu ồ ạt sau khi sinh dễ gây tình trạng băng huyết.
Theo tiến sĩ Marshall, phụ nữ có kinh nguyệt hai lần một tháng có thể là triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng mà mô niêm mạc tử cung phát triển ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể mà không phải bên trong tử cung. Tiến sĩ cho rằng: “Bệnh lý này đôi khi có thể gây gián đoạn chu kỳ, đau hoặc chảy máu nhiều”.
Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến 10% phụ nữ ở trong độ tuổi từ 25 đến 40. Ngoài lượng kinh nguyệt bất thường, bệnh lý này còn gây ra những triệu chứng khác như: Đau khi quan hệ hoặc đặt tampon, đau bụng kinh nhiều ở vùng bụng hoặc vùng lưng dưới, vùng kín khô, đi tiểu đau trong thời kỳ kinh nguyệt và các vấn đề khác về đường tiêu hoá, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nhiễm trùng thường lây truyền qua đường tình dục có thể làm xuất hiện các triệu chứng chảy dịch có mùi hôi và ra máu âm đạo bất thường. Những vấn đề như ngứa rát ở vùng sinh dục hoặc nóng rát khi đi tiểu cũng thường gặp. Vị trí vùng nhiễm trùng có thể ở âm đạo và ở cổ tử cung. Trong trường hợp gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là gây chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
4. Có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có sao không?
Nếu chỉ xuất hiện vài lần do chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc do chế độ sinh hoạt bất thường gây ra thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù cho tình trạng này do bất kỳ yếu tố nào gây ra cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý và đời sống.
4.1. Làm giảm chất lượng cuộc sống
Việc có kinh 2 lần trong 1 tháng sẽ khiến chị em hoang mang, lo lắng. Bởi vì bất kỳ một biểu hiện nào của rối loạn kinh nguyệt cũng gắn liền với chức năng sinh sản của nữ giới. Do đó, khi gặp hiện tượng này, nữ giới khó tập trung vào công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
4.2. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
Có kinh nghiệm 2 lần trong tháng do rối loạn nội tiết tố nữ hoặc các bệnh lý về phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu không điều trị tình trạng này kịp thời, đúng lúc chị em phụ nữ có thể bị suy giảm khả năng sinh sản, đe dọa vô sinh hoặc nguy hiểm hơn là biến chứng sang bệnh ung thư và đe dọa đến tính mạng.
5. Có kinh 2 lần trong 1 tháng có phải biểu hiện có thai không?
Nếu kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc phụ nữ không có thai, khi đó niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và chảy ra ngoài dưới dạng máu kinh. Trong trường hợp mang thai, thai nhi vào tử cung làm tổ, do vậy niêm mạc tử cung sẽ được nuôi dưỡng và duy trì, hiện tượng đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra trong suốt thai kỳ.
Bởi vậy, nếu là trình trạng có kinh 2 lần trong 1 tháng, dù do bất kỳ nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng chứng tỏ chị em không mang thai. Tuy nhiên, có nhiều chị em nhầm lẫn giữa máu báo mang thai với chảy máu chu kỳ kinh nguyệt.
Khi trứng đã được thụ tinh sẽ vào tử cung để làm tổ, quá trình này cũng sẽ khiến một ít lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc dẫn đến hiện tượng máu báo thai. Do đó, tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra và bị nhầm lẫn thành có 2 lần chu kỳ kinh trong cùng 1 tháng. Vì vậy, để xác định chính xác có mang thai hay không, chị em nên dùng que thử nhanh hoặc kiểm tra tại các bệnh viện.
6. Các biện pháp để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Để đảm bảo tốt sức khỏe của mình cũng như cải thiện tình trạng 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần chị em phụ nữ nên tham khảo ngay:
6.1. Luôn luôn giữ cho tinh thần thoải mái
Trạng thái tâm lý vui vẻ, lạc quan sẽ xua tan mọi phiền muộn, giúp giảm căng thẳng đáng kể, đồng thời cũng cần kết hợp nghỉ ngơi và làm việc. Để duy trì trạng thái này, bạn nên tham gia nhiều hoạt động như: đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga, tập thể dục thường xuyên,…
6.2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong thực đơn bữa ăn hàng ngày, bạn cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm như rau củ, trái cây tươi và các loại hạt giúp cân bằng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường khả năng đề kháng giúp cơ thể dẻo dai và giàu sức sống hơn.
6.3. Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Đây là cách giúp phụ nữ hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… Sau khi đi vệ sinh, bạn nên thao tác vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch sau đó lau khô bằng khăn giấy. Đồng thời sử dụng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn lành tính, có pH phù hợp, tránh sử dụng xà phòng vì sẽ gây mất cân bằng độ pH.
Đặc biệt khi tới kỳ đèn đỏ, cần vệ sinh sạch sẽ và lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo khô thoáng, ít hương liệu, không bí bách và gây kích ứng.
6.4. Đời sống quan hệ tình dục an toàn
Đây là một yếu tố quan trọng giúp chị em không mang thai ngoài ý muốn và tránh mắc các bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục đồng thời có một chu kỳ kinh bình thường. Vì vậy, hãy dùng các biện pháp an toàn như bao cao su để bảo vệ bản thân cũng như bạn tình khỏi mối đe dọa từ các bệnh này.
6.5. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm, đặc biệt là khi xuất hiện các biểu hiện như ngứa rát vùng kín, đau bụng, kinh nguyệt có sự bất thường về màu sắc, tính chất, mùi hôi,…
Trên đây là những kiến thức giải đáp cho câu hỏi 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không? mà chị em phụ nữ cần biết để khi gặp phải thì có thể xử lý tốt để giữ gìn sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.
– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…
– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.
– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.
– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.
– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục.
– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa.
– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ
– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.
– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…
Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí