Có kinh nguyệt là một dấu hiệu cho thấy người phụ nữ có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, có những chị em có kinh 2 lần trong 1 tháng. Vậy có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không? Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh sẽ giúp chị em tháo gỡ thắc mắc này.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc có kinh 2 lần trong 1 tháng?
Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng đột ngột nồng độ hormone Estrogen trong cơ thể có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng có kinh nguyệt 2 lần 1 tháng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa đã đưa ra giải thích rằng, sự tăng cường Estrogen thường gây ra rong kinh, rong huyết, khiến kinh nguyệt ra nhiều và có thể là nhiều lần trong 1 tháng. Hiện tượng này thường gặp phải ở những chị em độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh.
Viêm phụ khoa
Các viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng có kinh 2 lần trong 1 tháng.
Hiện tượng này cũng thường gặp phải ở những chị em sau sinh, vì sau sinh nếu chị em không biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục hoặc nếu chị em quan hệ tình dục sớm cũng dễ mắc viêm phụ khoa và gây ra hiện tượng sau sinh 1 tháng có kinh 2 lần.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ, màu trắng ở thành tử cung và niêm mạc tử cung gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, mất kinh, chậm kinh và 1 tháng có kinh 2 lần.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng là nang là hiện tượng thường gặp nhất ở phụ nữ với sự xuất hiện của nhiều nang trứng trong buồng trứng, Hiện tượng này cũng là 1 trong những nguyên nhân gây rối loạn hormone dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Do tác dụng phụ của thuốc
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thực tế, đây không phải là một bệnh nên nếu như chị em điều hòa lại việc dùng thuốc thì kinh nguyệt ổn định trở lại.
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai khi sử dụng sai liều lượng do bác sĩ chỉ định có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Và 1 trong những tác dụng phụ thường thấy ở chị em phụ nữ khi dùng thuốc là xảy ra rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có đến 2 kỳ kinh nguyệt.
Tâm lý
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kì kinh nguyệt.
Do đó, khi gặp phải một số các tình trạng như stress, lo âu, căng thẳng kéo dài cũng khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, gây ra các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, tắt kinh, hoặc 1 tháng có tới 2 kỳ kinh nguyệt.
Mang thai
Nếu chị em vẫn quan hệ tình dục đều đặn mà không áp dụng bất kỳ hình thức tránh thai nào, thì tình trạng kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong 1 tháng rất có thể là biểu hiện của việc mang thai.
Polyp cổ tử cung
Polyp tử cung là sự hình thành và phát triển của các khối u lành tính, gây nên tình trạng tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung xuất hiện tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần hoặc hơn. Ngoài việc xuất huyết ra máu còn có các triệu chứng như: đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau rõ hơn là lúc quan hệ tình dục, đi tiểu buốt, lắt nhắt,…
Đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là hiện tượng do rối loạn nội tiết tố gây ra tình trạng ngưng rụng trứng hoặc có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh cao thường biểu hiện qua triệu chứng kinh nguyệt bị rối loạn như 1 tháng có kinh 2 lần, có trường hợp còn bị mất kinh.
Các bệnh về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá nhiều hoặc không hoạt động đều tác động một cách gián tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Tuyến giáp có biểu hiện bất thường thường rất ít có biểu hiện có thể nhận biết, đa phần là do chị em thấy rối loạn kinh nguyệt và đi xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh.
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không?
Nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng 1 tháng có kinh 2 lần là điều bình thường hoặc 1 tháng có kinh 2 lần là mình đang mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, muốn biết được chính xác 1 tháng có kinh 2 lần là có thai không, hay muốn biết thực sự mình có bị bệnh lý gì không thì chị em nên theo dõi và kiểm tra kỳ kinh của mình.
Nếu kinh nguyệt ra với lượng ít và ít ngày, máu có màu đỏ thẫm, không kèm theo dịch nhầy gì thì rất có thể bạn đã có thai, chị em nên mua que thử thai về thử hoặc đi xét nghiệm máu để biết chính xác.
Còn nếu kỳ kinh của bạn có máu tươi, bị ra máu trong nhiều ngày, nhưng chỉ xuất hiện 1 tháng, những tháng tiếp theo kỳ kinh của bạn vẫn xảy ra như bình thường thì bạn không cần quá lo lắng vì hiện tượng đó xảy ra chỉ vì cơ thể bạn bị rối loạn nội tiết tố tạm thời thôi.
Ngược lại, nếu chị em bị nhiều tháng liên tiếp thì bạn nên đi khám ngay vì rất có thể bạn đã mắc phải một bệnh lý phụ khoa nào đấy, hãy nên đi kiểm tra sớm để có phương án xử lý kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Biện pháp khắc phục tình trạng có kinh 2 lần trong 1 tháng
Dựa theo các nguyên nhân gây ra hiện tượng thất thường của kỳ kinh nguyệt mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lý thích hợp.
- Với hiện tượng có kinh 2 lần 1 tháng do rối loạn nội tiết tố thông thường thì chị em chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe sinh sản nữ giới như các loại đậu, sữa đậu nành, rau xanh,… Và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời sẽ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, nội tiết tố được cân bằng thì hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của chị em cũng sẽ chấm dứt.
- Nếu chị em đang sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai,… trong điều trị bệnh thì bạn nên báo cáo lại để bác sĩ có thể có những điều chỉnh kịp thời cho bạn.
- Điều trị các dứt điểm các viêm nhiễm phụ khoa cũng sẽ giúp lấy lại cân bằng hormone cho cơ thể qua đó chấm dứt 1 tháng có kinh 2 lần.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Tóm lại, để xác định được có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không? Chị em cần theo dõi sát sao chu kỳ của mình để xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của mình và từ đó có những phương pháp để điều trị dứt điểm. Chị em không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên quá chủ quan mà nên thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe sinh sản.