Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào là thắc mắc của rất nhiều người khi bệnh này ngày càng có có tỷ lệ tử vong cao. Vậy nên, trong bài viết này, Khơi Xuân Khang Linh sẽ đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
1. Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào?
Phụ nữ được xác định là đối tượng có tỷ lệ bị ung thư vú hàng đầu. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng quốc gia và khu vực. Trong tổng số các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ, ung thư vú được xếp đứng thứ năm.
Theo các thống kê, trên thế giới độ tuổi phụ nữ thường bị ung thư vú là từ 40 tuổi trở lên. Còn ở Việt Nam thì có tới hơn 80% số ca bệnh là phụ nữ trên 45 tuổi.
Như vậy có thể thấy ung thư vú thường gặp ở phụ nữ trên 40, bởi đâu là độ tuổi chị em bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Hệ miễn dịch của người phụ nữ thời điểm này trở nên yếu ớt hơn, khả năng chống lại và ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển bị suy giảm.
2. Đừng chủ quan – Ung thư vú ngày càng trẻ hóa
Mặc dù ung thư vú hiếm gặp ở người trẻ tuổi, chỉ khoảng 1,8% bệnh nhân ở độ tuổi từ 20-34. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ bị ung thư vú ở độ tuổi dưới 40 ngày càng tăng, thậm chí bệnh có thể xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi.
Ung thư vú ở người trẻ thường biểu hiện ở những giai đoạn muộn hơn so với người trên 40 tuổi. Do đó việc điều trị cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn do bệnh nhân thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó việc kiểm tra và tầm soát ung thư vú nên được thực hiện sớm ngay từ khi còn trẻ.
Nói như vậy không có nghĩa là nam giới không có khả năng bị ung thư vú. Ung thư vú có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi hay giới tính nào, chỉ là ở nam giới tỷ lệ bị bệnh ít hơn so với nữ giới. Theo đó, độ tuổi trung bình chẩn đoán phát hiện ra ung thư vú ở nam giới ở 68 tuổi và tỉ lệ này càng tăng khi càng lớn tuổi.
3. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ
Qua các nghiên cứu cho kết quả, có tới 75% phụ nữ không phát hiện ra các nguy cơ bị ung thư vú cho tới khi nhận ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng của bệnh thì chị em cũng nên lưu tâm một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh như:
Dậy thì quá sớm hoặc mãn kinh muộn
Nguyên nhân là do hai hormone estrogen và progesteron xuất hiện trong cơ thể dài hơn so với những người khác sẽ làm tăng khả năng bị ung thư vú. Nữ giới dậy thì trước 12 tuổi và phụ nữ mãn kinh muộn sau 55 tuổi là những đối tượng thể hiện dấu hiệu này rõ nhất.
Phụ nữ không có con hoặc sinh con muộn
Nguy cơ bị ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi. Nguyên nhân được lý giải là do đột biến gen sẽ càng phổ biến khi phụ nữ càng lớn tuổi và sẽ tăng sinh mạnh mẽ trong quá trình mang thai muộn. Chính vì vậy, ngày nay các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên có thai và sinh con trước 30 tuổi để đảm bảo sức khỏe cho bé cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh cho mẹ nói chung và ung thư vú nói riêng.
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hay các hội chứng di truyền
Gen di truyền là một trong các yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư vú. Vậy nên nếu trong gia đình bạn có người đã hoặc đang mắc ung thư vú, nhất là bị khi còn trẻ thì bạn nên tầm soát phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Bên cạnh đó tiền sử gia đình có những hội chứng di truyền như ung thư tuyến tụy. ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng… cũng khiến cho tỉ lệ bị ung thư vú tăng lên.
Tiếp xúc với các tia bức xạ
Do các tia bức xạ có năng lượng cao nên tiếp xúc nhiều sẽ có thể làm tổn thương, biến đổi các tế bào và từ đó phát triển thành ung thư. Điều này có thể gặp ở những người làm việc trong môi trường có phóng xạ hoặc người bệnh thực hiện xạ trị nhiều lần.
Tiền sử mắc bệnh
Người từng bị các tổn thương ở ngực, u nang vú, hay thậm chí từng bị ung thư vú là những đối tượng có nguy cơ bị tái phát hoặc tiến triển thành thành ung thư vú.
Như vậy, nếu bạn thấy một hoặc nhiều trong các yếu tố kể trên thì bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, kiểm tra ngực và đi tầm soát ung thư vú sớm, nhất là với phụ nữ trên 40 tuổi. Bệnh được phát hiện sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Thói quen sống không lành mạnh
- Lười vận động khiến cho sức để kháng giảm sút, dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công.
- Dùng nội tiết tố không đúng cách. Việc thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hay lạm dụng các liệu pháp hormon sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư vú.
- Thừa cân, béo phì: Điều này thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi. Kết hợp với các thói quen xấu, lười vận động khiến cho nguy cơ bị ung thư vú tăng cao.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc làm ảnh hưởng đến các hoạt động của gan, thận và các hệ thống khác trong cơ thể. Đồng thời thức khuya cũng làm rối loạn việc điều tiết hormon. Từ đó tạo điều kiện cho ung thư vú hình thành và phát triển.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia và lạm dụng các chất kích thích khác sẽ tàn phá sức khỏe của bạn, không chỉ gây ra ung thư vú mà còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
4. Phòng ngừa ung thư vú bằng cách nào
Thay vì phải đối mặt với việc điều trị ung thư vú, bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp như sau:
- Phát hiện các yếu tố nguy cơ, khám và sàng lọc ung thư vú từ sớm.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay ăn những món ăn nhiều giàu mỡ, đường, phẩm màu, chất bảo quản.
- Thường xuyên tự kiểm tra ngực và phát hiện cả dấu hiệu lạ.
- Sinh con đầu lòng trước 30 tuổi và hạn chế sinh đẻ khi đã trên 40 tuổi
- Tăng cường rau xanh, các thực phẩm tươi sạch, giàu dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày.
- Chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện thân thể.
- Hạn chế lạm dùng thuốc tránh thai hay tự ý sử dụng liệu pháp hormon, nhất là khi bị tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Tránh các môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm phóng xạ.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào, cũng như hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng bệnh.