Một trong những vẫn đề được rất nhiều các chị em quan tâm đó chính là phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại. Để giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề “Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại” này thì mời các chị em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh nhé!
1. Kinh nguyệt quay trở lại sau sinh có ý nghĩa gì?
Khi mang thai, thì hầu hết các trường hợp phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng không có kinh nguyệt. Nguyên nhân là do khi chị em mang thai, não bộ sẽ phát ra tín hiệu làm ngăn ngừa tình trạng trứng chín và rụng trứng. Đồng thời, tín hiệu này cũng điều khiển các lớp niêm mạc không bị bong ra do thai nhi đang làm tổ ở đó.
Lớp niêm mạc này sẽ duy trì trong suốt quá trình người phụ nữ mang bầu. Kết quả là các chị em sẽ không có kinh trong suốt thời gian có em bé trong bụng. Chính vì vậy khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này thì chị em có thể không cần sử dụng các biện pháp phòng tránh thai.
Trong một số trường hợp, cơ thể người phụ nữ có thể bị ra máu khi mang thai. Hiện tượng này rất giống với hiện tượng hành kinh, nhưng thực chất đây là máu của bào thai. Những trường hợp như vậy khá đáng lo, nên các chị em cần được chú ý cẩn thận. Sự trở lại của hiện tượng hành kinh sau sinh là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đã trở lại bình thường.
2. Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, khả năng phục hồi thể trạng, yếu tố tâm lý cũng như phương thức sinh là sinh thường hay sinh mổ.
Cụ thể kinh nguyệt trở lại sau sinh của 2 phương thức sinh này khác nhau như thế nào?
2.1. Sau khi sinh thường bao nhiêu thì có kinh trở lại?
Thực tế cho thấy những người sau khi sinh thường có kinh nguyệt trở lại rất sớm chỉ sau 1 tháng.
Tuy nhiên thì trung bình thường là từ 2 đến 3 tháng sau sinh thì các chị em mới có kinh trở lại. Nhưng cũng có một vài trường hợp sinh thường mà có kinh trở lại muộn hơn 1 năm.
2.2. Sau khi sinh mổ bao lâu có kinh trở lại?
Thông thường thì các chị em sau sinh mổ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt trở lại sau khoảng 2 tháng nếu như bạn không cho con bú.
Nhưng đối với một số bà mẹ sinh mổ và đang cho con bú thì thời gian có kinh trở lại sẽ lâu hơn và thường là từ 6 tháng thậm chí có thể bị mất kinh trong suốt thời gian cho con bú.
3. Cần phân biệt giữa kinh nguyệt và sản dịch sau sinh
Sản dịch là lượng máu tiết ra sau khi chị em sinh được vài ngày, sản dịch có những tương đồng với máu kinh do vậy nhiều chị em bị nhầm lẫn giữa kinh nguyệt và sản dịch.
Dù các chị em phụ nữ có sinh thường hay sinh mổ thì vẫn sẽ có máu và dịch tiết ra từ âm đạo sau sinh và hiện tượng này có thể diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 tuần hoặc nhiều hơn tùy cơ thể từng người.
Các chị em có thể tham khảo một số nội dung dưới đây để phân biệt giữa sản dịch và kinh nguyệt:
- Đối với sản dịch sau sinh, thường có màu nhạt hoặc đỏ nâu chứ không phải đỏ tươi như máu kinh, cũng có nhiều những trường hợp sản dịch là màu kem và có kèm chảy nước.
- Lượng dịch từ âm đạo sẽ chảy nhiều khi bạn di chuyển hoặc đi lại và sẽ giảm bớt khi nằm nghỉ ngơi th đó có thể có là sản dịch.
- Cùng với đó, thường mùi của sản dịch nó cũng sẽ khác so với mùi của kinh nguyệt.
4. Sau sinh bao lâu không có kinh thì cần đi khám?
Tuỳ vào từng trường hợp thì thời gian có kinh nguyệt trở lại của các chị em là khác nhau. Và câu hỏi đặt ra là sau sinh bao lâu không có kinh thì cần đi khám?
Các chị em có thể căn cứ vào một số điểm sau để nhận biết mình có có phải đi khám hay không. Cụ thể là:
- Sau khoảng thời gian cho con bú mẹ đối với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mà vẫn chưa thấy kinh xuất hiện trở lại, các mẹ cần thăm khám với bác sĩ sản khoa
- Kể từ sau 6 tuần sau sinh, nếu thấy có tình trạng chảy máu từ âm đạo mà các mẹ đã xác định chính xác đó không phải sản dịch, thì các chị em nên theo dõi số ngày ra kinh nguyệt. Và tiếp tục theo dõi chu kỳ tiếp theo nếu thấy có bất thường thì có thể thăm khám kịp thời để khắc phục được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Máu kinh có sự bất thường như: bất thường về màu sắc, mùi, có xuất hiện vón cục,…
- Chảy máu kinh kèm theo hiện tượng đau bụng dữ dội
Nói chung, sau sinh các mẹ nên được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để có thể đảm bảo được sức khỏe của mình.
5. Việc có kinh nguyệt sau khi sinh có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như thế nào?
Sau khi sinh thì nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người mẹ sẽ suy giảm đột ngột thay thế bằng hormone tiết sữa đó là prolactin.
Do đó, khi kinh nguyệt bắt đầu trở lại tức là nồng độ hormone estrogen trong cơ thể sẽ tăng trưởng trở lại nên sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa của chị em.
Khi đó, lượng sữa có thể sẽ giảm đi, tuy nhiên lượng sữa giảm đi này rất nhỏ và có thể coi như nó không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của người mẹ nên các chị em có thể hoàn toàn yên tâm về điều này.
6. Các biện pháp nên áp dụng để kiểm soát sinh sản sau sinh?
Mặc dù giai đoạn đầu sau sinh có thể kinh nguyệt chưa trở lại tuy nhiên các chị em vẫn có thể mang thai.
Do đó, trong giai đoạn này các cặp đôi nên sử dụng một số biện pháp tránh thai không sử dụng nội tiết như: bao cao su hay màng tránh thai.
Hoặc nếu như chị em có dùng thuốc tránh thai thì chỉ nên sử dụng loại thuốc có 1 thành phần để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
7. Kinh nguyệt sau sinh khác gì so với kinh nguyệt trước sinh?
7.1. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có như thế nào?
Mặc dù thời gian kinh nguyệt quay trở lại ở mỗi chị em là khác nhau.
Nhưng về đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của các bà mẹ lại hoàn toàn giống nhau.
Sau khi sinh con xong thì chu kỳ kinh nguyệt của các chị em có một số đặc điểm sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Rất nhiều các chị em phụ nữ luôn than phiền là lúc trước khi sinh con thì chu kỳ kinh nguyệt của họ rất đều. Tuy nhiên sau khi sinh con thì chu kỳ kinh nguyệt của họ trở nên thất thường có thể dài hơn, ngắn hơn không cố định.
- Máu kinh trong lần hành kinh lần đầu tiên sau khi sinh thường có màu đỏ sẫm. Đồng thời lượng máu này chảy ra có thể nhiều hơn so với các chu kỳ trước đây. Các chị em thậm chí sẽ phải thay băng vệ sinh liên tục trong những ngày đầu tiên hành kinh trở lại.
- Máu tiết ra trong cơ thể của bạn có thể sẽ xuất hiện một số cục máu đông nhỏ lợn cợn có màu đỏ thẫm.
- Thời gian ra máu của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh cũng có thể kéo dài hơn so với trước khi sinh. Theo như nghiên cứu thì khoảng thời gian này trung bình sẽ diễn ra khoảng 1 tuần hoặc hơn. Tuy nhiên nếu như thời gian này kéo dài đến 2 tuần rất có thể chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt.
7.2. Những triệu chứng thường gặp phải ở chị em trong chu kỳ kinh nguyệt sau sinh?
-
Đau bụng kinh
Rất nhiều trường hợp các chị em phụ nữ trước khi sinh họ không hề bị đau bụng khi tới “kỳ rụng dâu”.
Tuy nhiên kể từ sau khi sinh con nhiều người lại bị đau bụng kinh một cách dữ dội, thậm chí các cơn đau bụng kinh có thể kéo dài đến 2 – 3 ngày.
-
Đau lưng hay nhức mỏi khớp
Khi có kinh nguyệt các chị em có thể gặp phải hiện tượng giãn cơ nhẹ khiến cho nhiều chị em cảm thấy đau nhức xương khớp trong những ngày hành kinh. Hiện tượng đau nhức này sẽ tự động biến mất sau đó vài ngày nên các chị em không cần phải quá lo lắng.
8. Một số cách điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ sau khi sinh?
Khi phụ nữ mang thai, thì lượng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên từ 500 đến 1000 lần để bảo vệ thai nhi.
Đến khi người phụ nữ sinh xong, hàm lượng hormone này trong cơ thể người phụ nữ sẽ bị sụt giảm và được thay thế bằng hormone tiết sữa prolactin. Và phải đợi cho đến khi người mẹ dừng việc cho con bú thì nồng độ hormone estrogen mới bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, thì không phải ở bất cứ ai sau khi dừng cho con bú nội tiết tố trong cơ thể sẽ đều khôi phục lại như trước khi sinh. Theo các chuyên gia thì sau khi sinh con xong có đến 80% phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố đặc biệt là với phụ nữ sinh con ở sau độ tuổi 30 hay sinh con thứ 2.
Việc mất cân bằng nội tiết tố sau khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Không những thế điều này còn khiến các chị em phụ nữ phải đối mặt với một số bất thường về sức khỏe như: ngực chảy xệ, da nhăn nheo, khô ráp, tóc khô xơ, gãy rụng,…
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố còn khiến cho chị em bị suy giảm ham muốn, âm đạo khô hạn ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình.
Do đó, sau khi sinh con xong các chị em nên có biện pháp bổ sung nội tiết tố estrogen cho cơ thể. Hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp giúp bổ sung nội tiết tố estrogen cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đối với chị em sau sinh vẫn còn cho con bú thì cần phải tìm một giải pháp thực sự an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cũng như em bé. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra việc bổ sung estrogen từ thảo dược thiên nhiên chính là giải pháp thích hợp nhất giúp các chị em cân bằng lượng nội tiết tố bị thiếu hụt.
Cùng với biện pháp bổ sung nội tiết tố từ thảo dược thì chị em nên bổ sung bằng đường ăn uống thông qua các loại thực phẩm như: đậu nành, súp lơ, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm, cá hồi,…
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trên đây là những thông tin mà Khơi Xuân Khang Linh muốn giải đáp cho bạn về vấn đề phụ nữ sau khi sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại. Hy vọng dựa trên những kiến thức trên sẽ giúp các chị em có các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.