Có thể nói, u nang buồng trứng là căn bệnh thường xuyên được nhiều người nhắc đến. Và có không ít chị em đã từng mắc căn bệnh này. Vậy, thực sự u nang buồng trứng có phải mổ không? Hãy đọc bài viết này của Khơi Xuân Khang Linh để biết được điều này nhé!
Xem thêm:
- U nang buồng trứng phải 40mm phải mổ không điều trị thế nào
- U nang buồng trứng kiêng ăn gì hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
- Ung thư cổ tử cung di căn sống được bao lâu?
Tìm hiểu chung về u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng là một dạng khối u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ khi đến tuổi dậy thì. Khối u này có dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc gọi là vỏ nang. Bệnh này đa phần là lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
U nang buồng trứng có 2 loại:
- U nang cơ năng: là những nang nước có vỏ mỏng, thường gặp với phụ nữ đang trong độ tuổi có kinh nguyệt. U nang cơ năng hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng.
- U nang thực thể: U nang dạng thực thể có 3 dạng chính. U nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng và lành tính. U nang nhầy là loại u có nhiều thùy nên có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ là dịch nhầy. U nang bì thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn các loại u nang thực thể khác.
U nang buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng, đôi khi thậm chí còn không có triệu chứng gì. Đa số u nang buồng trứng chỉ tính cờ phát hiện khi đi khám phụ khoa và kiểm tra sức khỏe hoặc đi khám hiếm muộn.
Độ nguy hiểm của u nang buồng trứng?
Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp là u ác tính. Loại u này có thể gây ra nhiều biến chứng sau:
- Gây xoắn cuống nang hoặc xoắn buồng trứng.
- Gây nhiễm khuẩn u nang: Nhiều trường hợp u nang bị vỡ khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm. Hoặc cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn u nang do xoắn và làm chúng to nhanh, dính vào các bộ phận bên cạnh.
- Gây chèn ép các cơ quan lân cận: Khi u nang phát triển to sẽ chèn ép các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, niệu quản, gây rối loạn đại tiểu tiện.
- Gây ra vô sinh, hiếm muộn.
- Ngoài ra, u nang buồng trứng có thể gây ra ung thư: Các u nang có thành, có vách, có nhú ở trong lòng thường có nguy cơ dẫn đến u ác tính.
U nang buồng trứng có phải mổ không?
Khi bị u nang buồng trứng, chị em nên chú ý theo dõi bằng cách đi siêu âm lại sau khi sạch kinh để xem khối u có bị thay đổi về tính chất, kích thước hay không.
Đối với những u nang cơ năng buồng trứng thì sẽ thường tự biến mất sau 1 đến 2 chu kỳ kinh mà không cần điều trị. Nhưng những người mắc vẫn luôn cần theo dõi để xác định khối u là lành tính hay ác tính và sự phát triển của khối u ra sao. Nếu u nang cơ năng phát triển thành khối u to hoặc u nang thực thể thì bệnh nhân cần phải mổ ,
Khi nào u nang buồng trứng phải phẫu thuật?
U nang buồng trứng được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị u nang cơ năng bị xoắn nang hoặc vỡ nang thì phải mổ.
- Các trường hợp nang thực thể: U nang nước, u nang nhầy và u nang bì đều phải phẫu thuật.
- Các khối u phát triển nhanh các nang ≥ 10cm, nghi ngờ ung thư hoặc khi khối u tồn tại lâu qua khoảng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.
- Các khối u có hiện tượng chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn đại tiểu tiện.
- U nang buồng trứng ở phụ nữ có thai cũng phải mổ vì có thể gây sảy thai, sinh non,… cung phải phẫu thuật.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ buồng trứng khi:
- Các khối u nang không thể phẫu thuật bóc bỏ.
- Tế bào nang có nguồn gốc từ tế bào biểu mô tuyến.
- Khối u ác tính có kích thước > 10 cm.
- Khối u nang không thể phẫu thuật tách khỏi buồng trứng.
- Các tế bào u nang được phát hiện ở phụ nữ sau mãn kinh và chúng có kích thước > 5cm.
Tùy theo đánh giá và làm các xét nghiệm trước phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp: Nội soi hay mổ bụng hở, cắt khối u buồng trứng hay cắt phần phụ và có thể cắt tử cung nếu kèm theo bệnh lý cần phải điều trị,…
Các phương pháp mổ u nang buồng trứng hiện nay?
Hiện nay, mổ u nang buồng trứng có thể được thực hiện theo hai phương pháp chính:
Mổ nội soi ổ bụng
Mổ nội soi được chỉ định đối với trường hợp hợp khối u có kích thước nhỏ, là khối u lành tính. Phương pháp mổ nội soi có ưu điểm có tính an toàn, không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vết thương không quá lớn, nên nhanh lành và ít để lại sẹo.
Đối với phương pháp mổ nội soi ổ bụng, thời gian lành vết mổ thường chỉ sau khoảng 2-4 tuần, điều này còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu của bệnh nhân.
Phẫu thuật mở bụng
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật mổ mở bụng đối với các khối u có kích thước lớn, ở vị trí khó loại bỏ và là khối u dễ có khả năng trở thành u ác tính. Phương pháp này phức tạp hơn nhiều so với mở nội soi ổ bụng.
Mổ mở bụng cần sử dụng các kĩ thuật chính xác và các dụng cụ phức tạp, vết thương lớn và lâu lành. Thời gian bình phục của người mổ mở bụng cũng lâu hơn thường là từ 4-6 tuần. Thời gian bình phục còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa bệnh nhân, tốc độ mau liền của vết thương, kích thước vết mổ và chế độ chăm sóc của người bệnh.
Những biến chứng nào có thể gặp phải sau khi mổ u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng vẫn có thể tái phát sau khi cắt bỏ u nang. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải của u nang buồng trứng:
- Không kiểm soát được vấn đề đau sau mổ.
- Mô sẹo cũng có thể hình thành tại vị trí phẫu thuật, trên buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, hoặc trong khung chậu.
- Nếu không được chăm sóc cẩn thận hậu phẫu có thể dẫn tới nhiễm trùng.
- Ngoài ra, ruột hoặc bàng quang của bệnh nhân có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
Một số lưu ý trước và sau khi mổ u nang buồng trứng
Trước khi phẫu thuật u nang buồng trứng
Các bác sĩ khuyên rằng, trước khi phẫu thuật u nang buồng trứng bạn nên ngừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất 6 giờ trước khi làm thủ thuật. Ngoài ra, bạn nên thảo luận với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng thường xuyên để bác sĩ có thể tư vấn những loại thuốc mà bạn có thể sử dụng tiếp tục một cách an toàn và những loại thuốc bạn phải ngừng trong thời gian phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng
Sau khi mổ nội soi ổ bụng, bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại trong ngày. Nhưng chị em nên tránh hoạt động gắng sức hoặc tập thể dục trong khoảng một tuần sau phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật mở ổ bụng, chị em nên ở lại bệnh viện từ 2 đến 4 ngày và nên trở lại các hoạt động bình thường sau 4 đến 6 tuần.
Thường khi bị u nang buồng trứng, bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến việc phải tiến hành mổ để loại bỏ khối u hay không. Nhưng trước đó, bạn nên đi khám tại bệnh viện, cơ sở y tế để theo dõi tình hình xem có phải là khối u lành tính tự tiêu biến hay không. Đến khi có dấu hiệu tiến triển của khối u theo các mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên hay chỉ định về việc có nên mổ hay không.
Bài viết trên đã trả lời các thắc mắc của bạn về vấn đề u nang buồng trứng có phải mổ không. Chị em hãy luôn thăm khám, theo dõi sức khỏe đều đặn để phòng tránh bệnh một cách sớm nhất.