Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi độ tuổi và có tỉ lệ tử vong khá cao nhưng lại rất khó nhận biết. Vậy thì hôm nay hãy cùng với Khơi xuân Khang Linh cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là tình trạng bệnh lý mà có sự hình thành của các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng. Các khối u ác tính này xuất hiện do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong buồng trứng. 

Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ di căn đến các mô và cơ quan xung quanh. Hậu quả dẫn đến là có thể mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, ảnh hưởng đến khả năng có thai. 

Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư có thể xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết.

Các loại ung thư buồng trứng:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng (ung thư xuất phát từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng).
  • Ung thư từ các tế bào sản xuất ra trứng.
  • Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.
ung thu buong trung
Ung thư buồng trứng

2. Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: 

Ở giai đoạn này, khối u vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác.

  • Giai đoạn 2: 

Khối u ở trong buồng trứng và ống dẫn trứng và đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan xung quanh trong xương chậu.

  • Giai đoạn 3: 

Giai đoạn 3, khối u đã lan rộng hơn nữa. 

Kích thước khối u lớn hơn 2cm và thậm chí có thể đã di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, lá lách.

  • Giai đoạn 4: 

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh, ung thư đã xâm lấn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như lá lách, gan, phổi, não…

Điều trị bệnh ở giai đoạn đã trở nên rất khó khăn và phức tạp.

3. Dấu hiệu và triệu chứng điển hình cảnh báo sớm ung thư buồng trứng

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng sớm nhất mà chị em cần đặc biệt lưu ý như:

  • Một số chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
  • Cảm thấy ăn không ngon miệng trong thời gian dài.
  • Bị đầy hơi liên tục có thể kéo dài đến vài tuần kèm theo sưng bụng.
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không có nhiều sức sống.
  • Có thể sụt cân đột ngột mặc dù không hề thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Có chảy máu âm đạo bất thường kèm theo đau đớn.
  • Cảm thấy đau khi “ân ái”. 
  • Đau vùng chậu kèm triệu chứng đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Kinh nguyệt nhỏ giọt không đều giữa các kỳ kinh nguyệt.

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

4. Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện chỉ ra rằng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:

  • Tiền sử gia đình:

Nếu như trong gia đình bạn có người mắc bệnh như mẹ, chị hoặc em gái ruột mắc bệnh này thì tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng của bạn rất cao.

  • Những người mà có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc cũng cao hơn.
  • Tuổi tác: 

Phụ nữ ngoài 50 tuổi sẽ có khả năng bị ung thư buồng trứng cao.

  • Mang thai: 

Nữ giới đã từng mang thai sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người chưa từng sinh con.

  • Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng bột talc: 

Bột talc là một hợp chất này thường được sử trong mỹ phẩm, nhất là có trong phấn rôm. Vì nó có tác dụng giữ cho da khô thoáng đồng thời ngăn ngừa tình trạng phát ban trên da. 

Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục của nữ phải tiếp xúc nhiều với bột talc thì có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư buồng trứng.

5. Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách từ giai đoạn 1 thì cơ hội sống trên 5 năm sau của bệnh nhân lên đến 95%. Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tiền sử bệnh tật,… của bệnh nhân.

Nếu bệnh phát hiện càng muộn thì hơn tỷ lệ sống sẽ càng thấp. Nếu như bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 70%, và ở giai đoạn 3 sẽ chỉ còn 39%. Và nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống rất thấp vì các khối u lúc đó đã di căn đi các cơ quan ở xa khả năng điều trị khó và hiệu quả thấp.

Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho chị em phụ nữ. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ hay thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thì chị em nên chủ động đi khám tầm soát ung thư sớm.

6. Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những đối tượng có nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng cao thường nằm trong các trường hợp dưới đây.

6.1. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng cũng tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn mãn kinh. 

Phụ nữ sau 50 tuổi sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn những người khác.

6.2. Phụ nữ bị thừa cân béo phì

Những người bị thừa cân, béo phì không chỉ có những vấn đề về sức khoẻ mà nguy cơ bị bệnh này cũng cao hơn. Đặc biệt khi chỉ số BMI lớn hơn 30. 

Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn khi có sử dụng thuốc ngừa thai chứa progestin trong vòng từ 3 đến 6 tháng.

6.3. Ung thư buồng trứng do di truyền

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 10% các trường hợp mắc ung thư buồng trứng là do di truyền các đột biến di truyền chủ yếu trên hai gene là BRCA1 và BRCA2. 

Những phụ nữ bị đột biến trên hai gen này có nguy cơ mắc ung thư vú và đồng thời cũng tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

7. Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng

7.1. Chẩn đoán

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng gồm:

  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp MRI, CT
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết xác định khối u ở buồng trứng 
  • Phẫu thuật để xác định giai đoạn ung thư buồng trứng
  • Sử dụng chất chỉ điểm khối u (CA-125)

7.2. Điều trị

Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 

Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần phải lưu ý:

  • Tái khám đúng hẹn.
  • Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. 
  • Không được tự ý uống thuốc mà không được chỉ định sử dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, giảm lượng chất béo, hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên.

8. Phòng chống ung thư buồng trứng

Có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng bằng một số cách sau:

8.1. Cân nhắc sử dụng thuốc ngừa thai uống

Hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc tránh thai để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

8.2. Thảo luận với bác sĩ các yếu tố nguy cơ

Nếu trong gia đình có người bị mắc ung thư vú hay ung thư buồng trứng, hãy chia sẻ điều này với bác sĩ. 

Bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hoặc có thể giới thiệu với một cố vấn di truyền có thể giúp quyết định các xét nghiệm di truyền. Nếu tìm thấy có đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, người bệnh có thể cân nhắc việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để ngăn ngừa bệnh ung thư từ sớm.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh ung thư buồng trứng mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh cho bạn và người thân.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.