Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì cho tốt là nỗi niềm băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ khi gặp vấn đề này. Để có thể tìm ra được câu trả lời cho rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì, hãy cùng đồng hành với Khơi Xuân Khang Linh trong bài viết này nhé.
1. Rối loạn kinh nguyệt và những điều cần biết
1.1. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân
Chu kỳ kinh bình thường của phụ nữ thường khoảng 28 – 35 ngày, có thể thay đổi tùy theo thể trạng của mỗi người. Bên cạnh đó, thời gian hành kinh thường diễn ra trong 3-7 ngày với lượng máu kinh mỗi kỳ khoảng 40 – 80ml, có màu đỏ sẫm, không có hoặc bị đau bụng nhẹ.
Tuy nhiên có những chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt tới sớm, tới muộn, hay có nhiều hơn một lần mỗi tháng hoặc 2-3 tháng, thậm chí lên tới 6 tháng 1 năm mới có một lần. Tình trạng kinh nguyệt xuất hiện bất thường, không có quy luật nào được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
1.2. Nguyên nhân
- Rối loạn hệ nội tiết do đang ở độ tuổi dậy thì, đang mang thai, sau sinh và đang cho con bú. Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thiếu khoa học hoặc bị rối loạn.
- Tâm lý căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống.
- Do mắc một số bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh sản như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…
- Các bệnh lý khác như bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, béo phì, thừa cân…
1.3. Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp
- Chậm kinh: Là tình trạng kinh nguyệt tới muộn hơn so với bình thường, cách chu kỳ trước khoảng 35-40 ngày. Có một số trường hợp bị trễ kinh tới vài tháng mới thấy hành kinh quay lại một lần.
- Kinh nguyệt tới sớm: Đây là tình trạng kinh nguyệt tới sớm hơn so với bình thường khoảng 1 tuần trở lên. Hoặc cũng có thể là có tới 2 lần hoặc nhiều hành kinh một tháng.
- Kinh nguyệt bất định: Chu kỳ kinh nguyệt lúc ngắn lúc dài kèm theo lượng máu ra không đều, có lúc ra rất nhiều cũng có lúc ra ít.
- Rong kinh: Là tình trạng hành kinh ở phụ nữ diễn ra quá 7 ngày, thậm chí là đến cả tháng.
- Vô kinh: Không thấy kinh nguyệt xuất hiện dù đã vào độ tuổi dậy thì ở nữ giới. Hoặc có thấy nhưng bị mất đi do sức khỏe, chấn thương hay nguyên do khác mà mãi không thấy kinh nguyệt quay lại.
- Thống kinh: Là hiện tượng bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới và thắt lưng trong suốt thời gian bị hành kinh. Điều này khiến cho người phụ nữ cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi mỗi khi đến ngày đèn đỏ.
1.4. Biểu hiện
- Chu kỳ kinh ngắn hơn 22 ngày hoặc dài hơn 35 ngày có những khi lên tới 6 tháng không thấy có kinh.
- Lượng máu ra ít hoặc quá nhiều mỗi lần hành kinh.
- Thời gian hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
- Máu kinh ra vón thành cục, có mùi hôi, có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt.
1.5.Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào?
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần:
- Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến giảm ham muốn ở phụ nữ, né tránh các hoạt động vợ chồng.
- Khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống, không có tinh thần làm việc hay các hoạt động khác.
- Tình trạng này còn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, giảm khả năng thụ thai, thậm chí là vô sinh.
2. Vậy điều hòa kinh nguyệt là gì?
Đây là biện pháp giúp điều chỉnh kinh nguyệt đang bị rối loạn, không ổn định trở về trạng thái ổn định, có quy luật như bình thường.
Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn nên cũng có những giải pháp khác nhau, phù hợp cho từng trường hợp.
Có thể sử dụng liệu pháp điều hòa tự nhiên, can thiệp bằng các phương pháp y tế hay thay đổi chế độ ăn. Trong đó việc sử dụng các sản phẩm thuốc để điều hòa kinh nguyệt là biện pháp được sử dụng phổ biến.
3. Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn kinh nguyệt
3.1. Thuốc tân dược
a. Thuốc tránh thai
Không chỉ có hiệu quả tránh thai, loại thuốc này còn có thế giúp điều hòa kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Đó là do trong thuốc tránh thai có progesterone và estrogen, khi sử dụng sẽ bổ sung vào cơ thể và giúp cân bằng nội tiết tố. Nhờ đó mà chu kỳ kinh nguyệt trở nên ổn định hơn, giảm được tình trạng rong kinh không rõ lý do và đau bụng mỗi kỳ hành kinh.
Mặc dù vậy, sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt chỉ là giải pháp tạm thời, không thể dùng lâu dài hay lạm dùng. Bởi vì nó có thể dẫn tới một số tác dụng phụ và các tình trạng như kém ăn, nôn nao, ứ huyết, thậm chí đến ảnh hưởng cả đến khả năng sinh sản.
Có một lưu ý dành cho bạn đó là cách này chỉ có hiệu quả với những trường hợp kinh nguyệt bất thường do suy giảm nội tiết tố.
b. Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid
Theo các kết quả nghiên cứu cho các thuốc trong nhóm này có khả năng ức chế sản xuất prostaglandin. Từ đó giúp giảm những cơn đau dữ dội, hành hạ chị em mỗi khi đến tháng.
c.Thuốc tăng cường hormone
Là các thuốc trong thành phần có chứa estrogen hoặc progestatif hay kết hợp cả hai thành phần này với nhau. Tương tự như thuốc ngừa thai, loại thuốc này giúp điều chỉnh hormone nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Nhờ đó đưa chu kỳ kinh nguyệt trở về ổn định như bình thường.
d. Thuốc bổ sung sắt
Thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng lượng máu ra ở mỗi kỳ hành kinh nhiều bất thường hoặc bị rong kinh. Do đó, sử dụng các thuốc bổ sung thêm sắt để giúp hồi phục và tái tạo hồng cầu, nhờ vậy mà khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
3.2. Sử dụng thuốc đông y
Thay vì dùng thuốc tân dược, nhiều phụ nữ lựa chọn các bài thuốc y học cổ truyền vì có độ an toàn hơn do sử dụng các dược liệu. Một số bài thuốc đông y có thể được các thầy thuốc dùng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt đó là:
- Bài thuốc số 1: Dùng cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt thể hư hàn. Bao gồm các vị thuốc: 10g xuyên khung, 10g hà thủ ô, 12g đẳng sân, 12g ngải cứu, 12g thục địa, 8g xương bồ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong 10 ngày trước khi đến ngày hành kinh.
- Bài thuốc số 2: Dùng cho rối loạn chu kỳ sinh lý thể nhiệt huyết. Là trường hợp có các triệu chứng như chu kỳ kinh ngắn, lượng máu ra nhiều, vón thành cục. Bao gồm: bạch môn đông, xích thược, sinh địa, hoàng cầm (mỗi loại 12g), thạch hộc 10g, đan bì 2g, bạch linh 2g. Uống 7 ngày trước khi đến kỳ kinh, mỗi ngày uống 1 thang.
- Bài thuốc số 3: Dùng cho các trường hợp bị kinh nguyệt đến sớm, máu kinh loãng, ít, nhạt màu, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này được gọi là rối loạn kinh nguyệt khí huyết hư hao. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc bao gồm: 20g hoàng kỳ, 20g đẳng sâm, 12g thăng ma, 12g sài hồ, 12g bạch truật, 12g đương quy, 8g trần bì, 4g chích thảo. Dùng trước khi đến tháng khoảng 5-10 ngày.
- Bài thuốc số 4: Áp dụng đối với các trường hợp người bệnh là phụ nữ sau sinh. Gồm có: ích mẫu 16g, kê huyết đằng 16g, 12g sinh địa, 8g uất kim, 8g đào nhân, 8g xuyên khung. Uống 1 thang/ngày, trước khi đến kỳ hành kinh 10 ngày.
- Bài thuốc số 5: Sử dụng cho những người bị rối loạn kinh nguyệt do áp lực tâm lý, căng thẳng. Thành phần của bài thuốc gồm: 12g sài hồ, 12g bạch truật, 8g phục linh, 8g bạch thược, 6g đương quy, 6g trần bì, 4g bạc hà, 4g cam thảo, 4g gừng tươi. Dùng trước khi đến tháng 1 tuần, mỗi ngày uống 1 thang.
3.3 Thực phẩm chức năng ổn định nội tiết tố điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh sử dụng thuốc, chị em có thể tham khảo một số sản phẩm thực phẩm chức năng như:
Sản phẩm Khơi Xuân Khang Linh
sản phẩm khơi xuân khang linh
Đây là một sản phẩm của Việt Nam với thành phần từ các dược liệu tốt sức khỏe chị em như:
- Đương quy, bạch thược, bạch linh, sài hồ, bạch truật, sinh khương, cam thảo, bạc hà.
- Các chiết suất mầm đậu nành, chiết xuất sâm tố nữ, chiết xuất cây sinh khí.
- Muira Puama.
Khi sử dụng sản phẩm sẽ hỗ trợ bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ, hỗ trợ cải thiện và giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ. Sản phẩm Khơi Xuân Khang Linh cũng có thể hỗ trợ giảm các biểu hiện tiền mãn kinh, mãn kinh như: đau đầu, bốc hỏa, cáu gắt, hồi hộp. mất ngủ. sạm sa. nám da… Đồng thời hỗ trợ làm đẹp da, kéo dài tuổi xuân cho phụ nữ.
Đối tượng sử dụng của sản phẩm trải rộng từ các bạn gái 18 tuổi đến phụ nữ 50 tuổi bị thiếu hụt nội tiết tố hay người bị tiền mãn kinh, mãn có các vấn đề như khô da, nám da, bốc hỏa, khô hạn, giảm ham muốn…
Với dạng viêm nang dễ sử dụng, chị em có thể dùng sản phẩm 2 viên/lần và 1-2 lần/ngày với mỗi liệu trình trong tối thiểu 2-3 tháng và duy trì thường xuyên để có hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên không nên sử dụng sản phẩm này cho người bị u xơ tử cung, u xơ tuyến vú hay người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm.
Xem chi tiết và đặt mua tại đây >>>> https://khoixuankhanglinh.vn/san-pham/khoi-xuan-khang-linh/
Sản phẩm Kobayashi của Nhật
Là một sản phẩm không thể không nhắc tới khi nói đến các viên uống hỗ trợ bổ sung nội tiết tố nữ của Nhật Bản. Viên uống nội tiết Kobayashi được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như hoa mẫu đơn, takusha, củ từ, cà rốt… giúp đỡ chị em giải quyết các vấn đề liên quan đến nội tiết tố một cách hiệu quả.
Tuy nhiên sản phẩm này có giá thành khá cao cùng với có nhiều hàng nhái, trôi nổi trên thị trường. Do đó bạn nên cẩn thận lựa chọn địa chỉ bán hàng uy tín khi quyết định sử dụng sản phẩm này.
Viên uống Evening Primrose 1300mg with GLA của Mỹ
Với thành phần chính chiết xuất tinh dầu hoa anh thảo, sản phẩm này là một trong các lựa chọn được nhiều chị em tin dùng. Công dụng nổi bật là giúp cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện chức năng sinh lý và giữ gìn vẻ đẹp cho phụ nữ.
Sản phẩm Blackmores Vitex Agnus Castus – Úc
Được biết đến là một sản phẩm nội tiết tố của Úc với nhiều công dụng dành cho phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Với thành phần chính là Vitex agnus-castus có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng progesterone từ đó giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt, các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị rối loạn kinh nguyệt
Khi sử dụng thuốc để điều trị thì chị em phụ nữ nên chú ý một số điều sau:
- Cho dù là sử dụng thuốc đông y hay tây y để điều trị thì chỉ nên dùng thuốc khi đã thăm khám và có chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng do có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, nhất là khi lạm dụng thuốc.
- Dùng thuốc đúng theo liều và thời gian bác sĩ đã kê đơn. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết triệu chứng hoặc chưa thấy tác dụng, nhất là với các bài thuốc đông y thường có hiệu quả chậm.
- Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện lạ, khó chịu hay không thấy hiệu quả thì nên báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Bên cạnh việc dùng thuốc thì phải kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý thì mới có hiệu quả tốt nhất.
5. Biện chữa rối loạn kinh nguyệt không dùng thuốc
5.1. Các mẹo dân gian chữa kinh nguyệt không đều
Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều mẹo có thể chữa được chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ hiệu quả. Một vài cách bạn có thể tham khảo như là:
- Dùng lá ngải cứu phơi khô, rồi pha trà uống hàng ngày. Ngải cứu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu từ đó giúp ổn định kinh nguyệt, giảm cảm giác đau khi đến tháng.
- Gừng tươi: Có vị cay, tính ấm, không chỉ có khả năng chống viêm mà còn có thể thúc đẩy lưu thông máu và ức chế sự co thắt tử cung. Do đó, nó giúp cho quá trình cung cấp máu đến tử cung được diễn ra thuận lợi, khắc phục rối loạn kinh nguyệt. Có nhiều cách để sử dụng gừng như pha trà uống, đắp lên vùng bụng dưới, nấu nước gừng tắm hoặc xông hơi.
- Ích mẫu: Lấy khoảng 20g ích mẫu, sắc lấy nước uống trong 10 ngày hoặc trước khi đến kì kinh khoảng 2 tuần.
- Mướp đắng: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích máu lưu thông. Sử dụng mướp đắng ép lấy nước sẽ cải thiện được rối loạn kinh nguyệt.
5.2. Điều chỉnh chế độ ăn
Một chế độ ăn hợp lý không chỉ hỗ trợ cho thuốc mà còn có khả năng làm biến mất tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Khi gặp các vấn đề kinh nguyệt không ổn định, chị em nên ăn các thực phẩm như:
- Các thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm B như cá hồi, thịt bò, sữa, trứng, hàu, trai, hến…
- Các loại hoa quả tươi hay nước ép hoa quả như cam, táo, dừa…
- Các loại ngũ cốc, hạt như đậu nành, vừng, mè…
Đồng thời, nên kiêng các loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán, nướng hay đồ ăn có nhiều gia vị cay nóng.
- Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.
5.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
- Giữ vệ sinh cơ thể cũng như môi trường sống sạch sẽ.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh áp lực lớn, kéo dài.
- Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
- Rèn luyện thể lực, tăng độ bền bỉ, dẻo dai cho cơ thể bằng các bài tập hợp lý như yoga, chạy bộ, dưỡng sinh.
6. Biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn kinh nguyệt
Một cách hữu hiệu để không phải đối mặt với các vấn đề rối loạn kinh nguyệt đó chính là chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như đã nói ở trên không chỉ giúp điều trị mà còn có thể phòng ngừa các nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.
- Quan hệ tình dục an toàn, điều độ, không lạm dụng các chất kích dục, chất kích thích khác.
- Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ, đúng cách.
- Khi đến kỳ kinh nguyệt không nên quan hệ.
- Khám phụ khoa khi có các dấu hiệu lạ hoặc định kỳ 3-6 tháng một lần.
Như vậy, có thể thấy khi bị rối loạn kinh nguyệt có thể sử dụng rất nhiều các loại thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải phù hợp với tình trạng của mỗi người và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đến đây, Khơi Xuân Khang Linh hy vọng các bạn đọc đã tìm được gợi ý cho câu hỏi rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?