Hiện nay tỷ lệ chị em bị mắc buồng trứng đa nang nang ngày một tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Bài viết này Khơi Xuân Khang Linh mong rằng chị em sẽ hiểu rõ hơn về buồng trứng đa nang để có cách phòng tránh cho mình và người thân nhé!
Xem thêm:
-
Suy buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
-
Viêm buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và những lưu ý
-
U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.
Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.
Nguyên nhân nào khiến chị em bị buồng trứng đa nang
Hiện nay nguyên nhân buồng trứng đa nang vẫn chưa tìm được lý do chính xác nhưng những yếu tố có thể là nguy cơ gây bệnh. Đó là:
- Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang thì bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng đột biến gen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
- Chế độ ăn uống: quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng.
- Dư thừa Insulin: Insulin là một loại hormone được sản xuất trong các tế bào tuyến tụy cho phép sử dụng đường(glucose), cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nếu có đề kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả bị suy giảm và tuyến tụy insulin nhiều hơn để chuyển hóa cho các tế bào.
Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng sản xuất Androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.
Dấu hiệu nhận biết buồng trứng đa nang
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Dấu hiệu thường gặp đó là chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, biểu hiện như: kinh thưa từ 2 – 3 tháng/lần, vô kinh.
Nếu như bạn thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu kể trên thì hãy sắp xếp thời gian đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe của bạn và kết quả xét nghiệm đã chẩn đoán bệnh.
Da mặt hay nổi mụn
Người mắc bệnh đa nang buồng trứng có thể gặp tình trạng da thâm sạm hoặc có nhiều mụn. Các nốt mụn thường xuất trên da mặt, vùng lưng hoặc ngực khiến bệnh nhân cảm thấy rất tự ti.
Ngoài ra, làn da của người bị đa nang buồng trứng có dấu hiệu sạm, không căng bóng và khỏe như những người bình thường.
Cơ thể mọc nhiều lông
Khi tìm hiểu bệnh đa nang buồng trứng là gì, chắc hẳn nhiều người cũng biết rằng một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là người phụ nữ có nhiều lông trên cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự mất cân bằng hormone, trong đó hormone nam vượt trội hơn nhiều.
Trong đó, lông sẽ mọc đen, rậm và cứng ở một số bộ phận trên cơ thể, ví dụ như: chân, tay, lưng, bụng và mặt. Người bệnh rất xấu hổ và ngại khi để lộ những vùng da này.
Bệnh cạnh những dấu hiệu kể trên, người phụ nữ khi mắc bệnh cũng thấy cơ thể có nhiều biểu hiện lạ. Một số người gặp tình trạng tóc ngày một mỏng đi và rụng rất nhiều mặc dù họ đã tìm mọi cách để cải thiện.
Cân nặng của người bệnh cũng không hề ổn định, họ thường bị tăng cân mất kiểm soát, gây ra nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, tâm lý của người phụ nữ khả bất ổn, họ thường nóng giận hoặc buồn vô cớ. Thậm chí một số người còn bị mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.
Nhóm đối tượng nguy cơ cao
Theo nhiều thống kê cho thấy phụ nữ có người trong gia định từng bị buồng trứng đa nang thì tỷ lệ mắc buồng trứng đa nang cũng cao hơn những người khác.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khả năng mắc buồng trứng đa nang cũng cao hơn phụ nữ ở ngoài độ tuổi này.
Chẩn đoán buồng trứng đa nang như thế nào?
- Tiêu chuẩn lâm sàng
- Nồng độ testosterone, hóc môn kích thích nang noãn- FSH, prolactin, và hóc môn kích thích tuyến giáp- TSH tăng
- Siêu âm vùng khung chậu
Rối loạn chức năng phóng noãn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, hậu quả gây vô kinh nguyên phát; do đó, hội chứng này sẽ không xảy ra ở những bệnh nhân kinh nguyệt đều xuất hiện một thời gian sau khi bắt đầu có kinh.
Khám thường phát hiện thấy chất nhầy cổ tử cung nhiều, phản ánh nồng độ estrogen cao. PCOS được nghi ngờ nếu phụ nữ có ít nhất hai triệu chứng điển hình.
Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm phát hiện thai; đo lượng huyết thanh testosterone toàn phần, hóc môn kích thích nang trứng (FSH), prolactin, và hóc môn kích thích tuyến giáp (TSH); và siêu âm vùng khung chậu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng. Nồng độ testosterone tự do huyết thanh nhạy hơn testosterone toàn phần nhưng về mặt kỹ thuật thì khó đo hơn . Nồng độ bình thường đến tăng nhẹ testosterone và mức FSH bình thường hoặc giảm nhẹ gợi ý chẩn đoán PCOS.
Việc chẩn đoán cần ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:
- Rối loạn chức năng phóng noãn gây ra kinh nguyệt không đều
- Bằng chứng lâm sàng hoặc sinh hóa về tăng sinh androgen
- > 10 nang trứng mỗi buồng trứng (phát hiện bằng siêu âm vùng khung chậu), thường xuất hiện ở ngoại vi và giống như một chuỗi ngọc trai
Ở phụ nữ có các tiêu chí này, nồng độ cortisol huyết thanh được đo để loại trừ hội chứng Cushing, và huyết thanh 17-hydroxyprogesterone vào buổi sáng sớm được đo để loại trừ sự nam tính hóa tuyến thượng thận. Đo nồng độ DHEAS huyết thanh. Nếu DHEAS bất thường, phụ nữ được đánh giá như vô kinh.
Phụ nữ trưởng thành bị PCOS được đánh giá hội chứng chuyển hóa bằng cách đo BP và làm xét nghiệm glucose và lipid huyết thanh.
Phương pháp điều trị buồng trứng đa nang hiện nay
- Thuốc ngừa thai progesteron dùng không liên tục hoặc uống thuốc ngừa thai
- Điều trị chứng rậm lông, và ở phụ nữ trưởng thành, các nguy cơ lâu dài của các bất thường hóc môn
- Điều trị vô sinh ở phụ nữ mong muốn mang thai
Điều trị nhằm mục đích
- Đánh giá chính xác các bất thường hormon và do đó làm giảm nguy cơ thừa estrogen (ví dụ quá sản niêm mạc tử cung) và thừa androgen (ví dụ rối loạn tim mạch)
- Giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng sinh sản
Giảm cân và tập thể dục thường xuyên được khuyến khích. Chúng có thể giúp phóng noãn, làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, tăng nhạy cảm insulin, và giảm bệnh sạm đen da và chứng mọc lông quá nhiều. Giảm cân cũng có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên, giảm cân không có lợi cho những phụ nữ trọng lượng bình thường có PCOS.
Các biện pháp tránh thai nội tiết là phương pháp điều trị hàng đầu điều trị các bất thường kinh nguyệt, rậm lông và mụn trứng cá ở những phụ nữ có PCOS và những người không mong muốn mang thai. Phụ nữ thường dùng progestin không liên tục (ví dụ, medroxyprogesterone 5-10 mg uống một lần / ngày từ ngày thứ 10 đến 14 (mỗi một đến 2 tháng) hoặc thuốc ngừa thai uống để giảm nguy cơ quá sản nội mạc tử cung và ung thư. Những phương pháp điều trị này cũng làm giảm androgens huyết thanh và thường giúp làm chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.
Metformin 500 đến 1000 mg dùng hai lần /ngày được sử dụng để giúp tăng nhạy cảm insulin ở phụ nữ có PCOS, kinh không đều và đái tháo đường hoặc kháng insulin nếu việc thay đổi lối sống không có hiệu quả hoặc nếu họ không thể dùng hoặc không thể dung nạp thuốc ngừa thai nội tiết. Metformin cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone tự do. Khi dùng metformin, nên đo nồng độ glucose huyết thanh, và phải làm xét nghiệm chức năng thận và gan theo định kỳ. Vì metformin có thể gây phóng noãn nên tránh thai nếu không mong muốn có thai Metformin giúp điều chỉnh các bất thường về chuyển hóa và đường huyết và làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, nhưng nó có ít hoặc không có tác động nhiều lên chứng rậm lông, mụn trứng cá hoặc vô sinh.
Phụ nữ không mong muốn mang thai thường được dùng progestin không thường xuyên (ví dụ, medroxyprogesterone 5-10 mg uống một lần / ngày từ ngày thứ 10 đến 14 (mỗi một đến 2 tháng) hoặc các thuốc ngừa thai uống để giảm nguy cơ quá sản niêm mạc tử cung và ung thư. Những phương pháp điều trị này cũng làm giảm androgens huyết thanh và thường giúp làm chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.
Đối với phụ nữ mong muốn mang thai, điều trị vô sinh clomiphene được sử dụng. Clomiphene hiện đang là liệu pháp điều trị đầu tiên cho vô sinh. Giảm cân cũng có thể hữu ích. Điều trị bằng hóc môn có thể có tác dụng tránh thai. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ cao về các biến chứng trong thai kỳ, bao gồm đái tháo đường thai kỳ, sinh non, và tiền sản giật, các biến chứng này sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có béo phì. Đánh giá trước khi thụ thai về chỉ số khối cơ thể (BMI), BP và nghiệm pháp dung nạp glucose được khuyến cáo.
Đối với chứng mọc lông quá nhiều, các biện pháp vật lý (ví dụ như tẩy trắng, điện phân, nhổ lông, tẩy lông, làm rụng lông) có thể được sử dụng. Kem Eflornithine 13,9% bôi hai lần một ngày, có thể giúp loại bỏ lông không mong muốn ở mặt. Ở phụ nữ trưởng thành không mong muốn mang thai, liệu pháp hormone làm giảm nồng độ androgen hoặc thuốc spironolactone có thể được thử.
Mụn trứng cá có thể được điều trị bằng các loại thuốc thông thường (ví dụ như benzoyl peroxide, kem tretinoin, kháng sinh tại chỗ và kháng sinh uống).
Những biến chứng có thể xảy ra
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.
Nồng độ Estrogen tăng cao, tăng nguy cơ quá sản nội mạc tử cung, và cuối cùng là ung thư nội mạc tử cung.
Nồng độ Androgen thường tăng, làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa và gây ra chứng mọc lông qua nhiều. Tăng nồng độ insulin trong máu do kháng insulin có thể có mặt và có thể góp phần làm tăng lượng androgen của buồng trứng. Theo thời gian, tăng androgen quá mức làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và tăng lipid máu. Nguy cơ thừa androgen và các biến chứng của nó có thể cũng cao như nhau ở phụ nữ không thừa cân như ở những người thừa cân.
Buồng trứng đa nang có con được không?
Chị em không nên quá lo lắng bởi buồng trứng đa nang cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, do đó bạn vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Thực tế nhiều nghiên cứu đã cho thấy không phải trường hợp nào mắc buồng trứng đa nang cũng không thể mang thai, vẫn có những trường hợp mang thai được nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn đã lâu thì nguy cơ hiếm muộn, vô sinh càng cao.
Với sự phát triển của y học hiện đại, những người bị buồng trứng đa nang đã được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với nhu cầu từng người. Điều trị buồng trứng đa nang thường nhằm mục đích điều hòa kinh nguyệt là điều trị để mang thai.
Nên có lối sống như thế nào để dự phòng buồng trứng đa nang
Để làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh buồng trứng đa nang, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo như sau:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Giảm cân có thể làm giảm nồng độ insulin và androgen, từ đó có thể khôi phục sự rụng trứng theo đúng chu kỳ. Người bệnh cần được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và khuyến khích thực hiện chế độ ăn phù hợp với thể trạng để đạt được mục tiêu giảm cân nặng.
- Hạn chế carbohydrate: Chế độ ăn ít chất béo, carbohydrate cao có thể làm tăng mức độ insulin. Nên lựa chọn chế độ ăn có carb phức tạp giúp làm tăng chậm lượng đường trong máu.
- Rèn luyện thể dục giúp hàng ngày làm giảm lượng đường trong máu. Nếu người bệnh buồng trứng đa nang, gia tăng các hoạt động hằng ngày và tham gia luyện tập thường xuyên, định kỳ sẽ làm ngăn cản hoặc chậm lại quá trình kháng insulin của cơ thể, kiểm soát cân nặng và phòng tránh bệnh tiểu đường.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trên đây là những chia sẻ về buồng trứng đa nang. Hy vọng bài viết đã giúp chị em có thêm nhiều kiến thức để phát hiện sớm và phòng bệnh từ bây giờ, tránh bệnh diễn biến nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.