Đặt vòng tránh thai được xem một biện pháp để tránh thai tuy nhiên trong một số trường hợp đặt vòng tránh thai mà vẫn mang thai. Vậy mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không? Các chị em hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Vòng tránh thai là gì?
Đặt vòng tránh thai là một trong biện pháp giúp tránh thai tạm thời và hiện đang được sử dụng nhiều ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Vòng tránh thai là một dụng cụ tương đối nhỏ thiết kế hình chữ T và được đặt bên trong tử cung của người phụ nữ tạo ra hiệu quả giúp ngừa thai trong một thời gian nhất định.
Để làm tăng hiệu quả tránh thai thì vòng tránh thai có thể được quấn dây đồng. Thời gian có tác dụng của vòng tránh thai thường kéo dài từ trong khoảng từ 5 đến 10 năm tùy thuộc vào từng loại vòng và hiệu quả của nó lên đến 98%.
Cơ chế hoạt động của biện pháp ngừa thai này là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc của tử cung. Dẫn đến là làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc và tránh để trứng đã được thụ tinh làm tổ ở trong tử cung.
2. Vì sao đặt vòng tránh thai vẫn mang thai?
Để có thể trả lời được câu hỏi “Mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không” thì trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao đặt vòng đặt vòng mà vẫn mang thai.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:
2.1. Cơ địa không hợp
Cơ địa của một số chị em có thể sẽ không phù hợp với phương pháp đặt vòng tránh thai.
Khi đó, khi đưa vòng vào trong cơ thể thì sẽ rất dễ gây ra một số phản ứng phụ. Nhiều chị em có khi còn bị lệch, bị tuột hay bị rơi vòng tránh thai ra ngoài.
Với những trường hợp này thì việc đặt vòng mà vẫn mang thai ngoài là vấn đề khó tránh khỏi.
Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi bạn đặt vòng ngừa thai, bao gồm:
- Tính cách thay đổi thất thường
- Tăng cân, nổi mụn
- Thay đổi nội tiết tố
- Đau bụng hay chảy máu âm đạo
2.2. Vòng tránh thai bị lệch
Có nhiều trường hợp các chị em sau khi đặt vòng tránh thai dù không bị rơi ra nhưng trong cơ thể vòng lại có thể bị xô lệch, nằm sai vị trí hay ở vị trí quá thấp.
Việc vòng tránh thai không được đặt đúng vị trí thì sẽ không thể phát huy được tốt vai trò ngừa thai.
Vòng tránh thai bị lệch có thể là do các nguyên nhân:
- Nữ giới phải làm việc nặng nhọc
- Quan hệ tình dục quá sớm
- Trình độ tay nghề của bác sĩ đặt vòng chưa tốt
- Vòng kém chất lượng
Khi đặt vòng tránh thai bị lệch thì các chị em sẽ vẫn có nguy cơ mang thai rất cao. Hơn nữa tình trạng này còn có thể dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biến chứng phải kể đến như là chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, vòng tránh thai chui vào ổ bụng…
2.3. Để vòng tránh thai quá thời hạn sử dụng
Nhiều chị em phụ nữ do quá bận rộn hay lầm tưởng việc đặt vòng tránh thai là biện pháp lâu dài nên không chú ý đến thời gian có tác dụng của vòng.
Việc để vòng tránh thai hết thời hạn sẽ làm mất đi tác dụng ngừa thai. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo rằng sau khoảng 3 – 5 năm nên thay chiếc vòng khác để có thể đảm bảo hiệu quả ngừa thai.
2.4. Vòng tránh thai bị rơi hay tuột
Vòng tránh thai bị rơi, tuột sau khi đặt vòng có thể là do tay nghề của bác sĩ chưa cao nên thực hiện các thao tác chưa chuẩn. Hoặc cũng có thể là do thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh còn quá sớm. Lúc đó tử cung còn chưa trở về kích thước bình thường nên việc vòng ngừa thai bị tuột là khó tránh khỏi.
Mặc dù vòng có thể đã bị rơi ra ngoài nhưng nhiều chị em phụ nữ không phát hiện ra. Và nếu như quan hệ tình dục vào lúc này mà không có biện pháp khác bảo vệ thì sẽ rất dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
2.5. Quan hệ sớm khi đặt vòng tránh thai nội tiết
Các chuyên gia về sức khỏe sinh sản nữ giới cho biết vòng tránh thai chữ T thường sẽ có hiệu quả ngay lập tức.
Tuy nhiên, các vòng tránh thai nội tiết khác thì có thể phải mất đến 7 ngày để có tác dụng.
Do đó, những trường hợp mà đặt vòng tránh thai nội tiết nhưng quan hệ tình dục quá sớm và không sử dụng bao cao su thì nữ giới rất dễ bị mang thai ngoài ý muốn.
3. Dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng
Số liệu thống kê cũng đã chỉ ra rằng, theo ghi nhận thì chỉ có dưới 1% nữ giới bị có thai trong khi đang đặt vòng. Trong số đó, vòng tránh thai chứa đồng thì con số này là hơn 0.8% còn vòng tránh thai nội tiết thì chỉ hơn 0.1%.
Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy, dấu hiệu của việc có thai khi đang đặt vòng cũng tương tự như các trường hợp nữ giới mang thai khi không đặt vòng.
Do đó, chị em cần chú ý để sớm nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây:
3.1. Chảy máu báo thai
Trứng sau khi gặp tinh trùng thì xảy ra hiện tượng thụ tinh và sẽ nhanh chóng làm tổ trong tử cung nữ giới. Khi đó âm đạo của nữ giới thường có một lượng máu nhỏ tiết ra. Hiện tượng này trong y học được gọi là chảy máu báo thai.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 20% trường hợp nữ giới sau khi thụ thai sẽ thấy xuất hiện máu báo thai.
Chị em cần đặc biệt phải chú ý bởi vì dấu hiệu của máu báo thai hoàn toàn không giống như máu của kỳ hành kinh.
Có thể nhận biết máu báo thai thông qua một vài đặc điểm sau:
- Lượng máu tiết ra thường ít hơn máu kinh
- Thời gian ra máu có thể kéo dài trong trong một hay vài ngày
- Máu báo thai cũng có khi chỉ là 1 vệt nhỏ dính vào quần lót
- Màu sắc có thể là nâu đậm hoặc đỏ nhạt hay hồng
3.2. Mất chu kỳ kinh nguyệt
Mất kinh nguyệt là một triệu chứng rất đặc trưng của việc mang thai. Do đó, các chị em cũng có thể nhận biết tình trạng đặt vòng vẫn mang thai thông qua triệu chứng mất chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, các chị em cũng vẫn cần phải chú ý bởi một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh. Bao gồm:
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Làm việc quá lao lực
- Rối loạn nội tiết tố
- Chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không phù hợp
Để có kết quả chắc chắn xem có phải mang thai hay không thì chị em nên dùng que thử thai để kết quả chính xác cho bản thân.
3.3. Bị chuột rút nhẹ ở bụng
Chuột rút nhẹ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang có thai sau khi đặt vòng tránh thai.
Ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, tử cung thường sẽ có những thay đổi nhất định như giãn nở ra. Hiện tượng này nhằm giúp tạo môi trường thuận lợi cho em bé phát triển. Nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn chuột rút ở bụng. Triệu chứng này có thể gây ra cảm giác tương tự như bị kéo hay véo ở vùng bụng.
3.4. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn hay nôn cũng là một trong những dấu hiệu rất điển hình giúp chị em có thể nhận biết tình trạng mang thai ngoài ý mặc dù đã đặt vòng.
Tình trạng buồn nôn này thường kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 trở về sau thì triệu chứng này có thể nhanh chóng biến mất.
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ thì nồng độ 2 hormone progesterone và hormone estrogen trong cơ thể người mẹ thường sẽ bị đột ngột tăng. Chính điều này khiến cho dạ dày trở nên nhạy cảm và gây ra các triệu chứng buồn nôn hay nôn mửa.
Tình trạng buồn nôn ở nữ giới khi mang thai thường xuất hiện phổ biến hơn vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên các mẹ cũng có thể gặp phải cảm giác này ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
3.5. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Để nhận biết mình có đang mang thai hay không sau khi đặt vòng thì chị em cần chú ý đến thể trạng của bản thân.
Nếu như bị mang thai ngoài ý muốn thì phụ nữ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Điều này được giải thích là do khi đó nồng độ hormone progesterone đột ngột tăng cao.
Cùng với đó, người mẹ lúc này cũng nhiều năng lượng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Vì thế khi mang thai, phụ nữ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi giống như đang phải hoạt động gắng sức.
3.6. Nhạy cảm hơn với mùi vị
Khi mang thai nữ giới sẽ nhạy cảm với mùi vị. Trong các loại mùi thì mùi thức ăn, nước hoa hay mùi thuốc lá là các mùi sẽ dễ khiến cho phụ nữ nhạy cảm hơn cả.
Khi ngửi thấy các loại mùi kể trên thì nữ giới sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đôi khi đây còn là nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn hoặc thậm chí là bị nôn. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể giảm dần hay mất đi khi thai kỳ bước qua tháng thứ 4.
3.7. Vòng 1 có sự thay đổi
Thay đổi ở vòng 1 là có thể được coi là một dấu hiệu rất điển hình khi mang thai ở hầu hết các chị em phụ nữ.
Khi mang thai, phần ngực ở nữ giới có thể trở nên mềm mại hơn và rất dễ bị kích thích.
Ngoài ra, nhiều chị em khi mang thai còn nhận thấy vòng 1 bị sưng đau, to hơn hay nặng hơn. Thêm vào đó còn thấy xuất hiện một số biểu hiện khác như quầng vú trở nên sẫm màu hơn.
3.8. Một số dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu nêu trên thì nhiều chị em có thể gặp phải các biểu hiện khác như:
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên
- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
- Đi tiểu thường xuyên và rất dễ bị táo bón
- Chóng mặt và ngất xỉu
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Cảm giác thèm ăn nhiều hơn
- Khó thở, hụt hơi
- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ
- Dễ đạt hơn khoái cảm khi quan hệ
- Màu sắc âm đạo và âm hộ bị sẫm màu hơn
- Tóc dễ bị gãy rụng
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là mang thai trong khi đang đặt vòng tránh thai thì chị em nên chủ động đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này có thể gây ra rất nhiều rủi ro và biến chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
4. Mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên thì việc mang thai ngay cả khi đặt vòng là vẫn có khả năng xảy ra. Vậy thì mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không?
Dưới đây là những rủi ro cũng như biến chứng có thể gặp khi mang thai ngoài ý mặc dù có đặt vòng tránh thai:
- Sảy thai
- Mang thai ngoài tử cung
- Nhau bong non
- Sinh non
- Nhiễm trùng màng ối
- Trọng lượng trẻ sơ sinh thấp
- Phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh
5. Đặt vòng vẫn mang thai nên xử lý như thế nào?
Việc mang thai khi đặt vòng tránh thai có thể gây ra rất nhiều rủi ro nghiêm trọng và nguy hiểm. Và điều này khiến rất nhiều các chị em hoang mang không biết nên xử lý như thế nào.
Trong trường hợp này các mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể.
Nếu như có thai mà không phải là thai ngoài tử cung thì ngay cả khi đã đặt vòng thì các mẹ bầu không cần quá lo lắng.
6. Làm sao để tránh được việc đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?.
Để ngăn ngừa tình trạng có thai dù đã đặt vòng ngừa thai thì sau khi đặt vòng, các chị em nên nghỉ ngơi một vài ngày cũng như tránh làm việc nặng trong vòng một tuần, để tránh hiện tượng tuột vòng.
Cùng với đó, sau khi đã đặt vòng nếu phát hiện thấy triệu chứng bất thường như sau thì các chị em cần đi khám sớm, vì rất có thể vòng đã bị lệch:
- Rong kinh hay ra huyết bất thường
- Đau bụng dưới
- Ra huyết trắng quá nhiều
- Bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những chu kỳ trước
Bên cạnh đó, sau khi đặt vòng một tháng thì các chị em cần tuân thủ đúng lịch thăm khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để kiểm tra xem vòng có còn nằm đúng vị trí hay không.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về vấn đề mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không. Hy vọng rằng những kiến thức đó sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.