Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và những lưu ý bạn cần biết

Theo thống kê, trung bình cứ 100 người phụ nữ thì sẽ có 13 người bị mắc căn bệnh ung thư vú. Vậy ung thư vú là bệnh gì? Hôm nay hãy cùng với Khơi Xuân Khang Linh cùng đi tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là một tình trạng bệnh lý trong đó có xuất hiện các khối u ác tính xuất hiện ở vùng ngực và vú của bệnh nhân. 

Đối tượng mà có thể mắc phải căn bệnh này chủ yếu là nữ giới, nhưng cũng có một số trường hợp người mắc bệnh là nam giới. 

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ung thư vú đều có nguồn gốc từ ống dẫn sữa. Bên cạnh đó cũng có một phần khác bắt đầu phát triển từ túi sữa hay tiểu thùy của vú. 

Ung thư vú có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu như càng để lâu sẽ có thể dẫn đến việc khối u di căn vào xương hay các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể.Điều này có thể gây đau đớn tột cùng và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

ung thu vu
Ụng thư vú

2. Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo ung thư vú

2.1. Đau vùng ngực hay tức ngực

Vùng ngực của bệnh nhân ung thư vú có cảm giác đau âm ỉ, nhiều khi không theo quy luật rõ ràng. 

Và rất có thể đây chính là tín hiệu cảnh báo ung thư vú ác tính giai đoạn sớm. 

Nếu như bạn cảm thấy đau và nóng rát tại vùng ngực đau liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi tìm đến bác sĩ ngay lập tức.

2.2. Ngứa ở ngực: 

Khi các tế bào ung thư ở bệnh nhân phát triển nhanh sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu ở ngực. Dẫn đến hiện tượng kích thích da khiến cho da nổi mẩn đỏ và gây tình trạng đau ngứa.

2.3. Thay đổi sắc tố da vùng ngực

Hầu hết những bệnh ung thư vú thường bị thay đổi màu sắc và tính chất của da ở vùng ngực. 

Vùng da ở vị trí này thường có thể xuất hiện các nếp nhăn hoặc lõm giống như lúm đồng tiền. Đồng thời xung quanh vùng da ngực còn có thể xuất hiện mụn nước và ngứa lâu không dứt điểm.

2.4. Sưng hoặc nổi hạch

Sưng hạch hay nổi hạch bạch huyết không chỉ là dấu hiệu của một số bệnh thông thường như cảm cúm, nhiễm trùng mà còn có thể là triệu chứng của bệnh ung thư vú. 

Nếu như bạn phát hiện có khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng da kéo dài trong vài ngày mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh.

2.5. Đau lưng hoặc vai gáy

Ở một số trường hợp bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này thay vì đau ngực thì thường có cảm giác đau lưng hoặc vai gáy. 

Những cơn đau này thường xảy ra ở phía lưng trên hoặc giữa 2 bả vai. Do đó, nhiều bệnh nhân có thể nhầm lẫn với tình trạng giãn dây chằng hoặc các bệnh liên quan trực tiếp đến cột sống.

2.6. Hình dạng và kích thước vú thay đổi 

Ở những bệnh nhân bị ung thư vú thì sẽ có sự thay đổi kích thước vú một cách bất thường. 

Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo ung thư vú đặc biệt đối với những phụ nữ có mô vú dày.

2.7. Núm vú thụt vào trong và tiết dịch

Trong một số trường hợp, bệnh nhân khi phát hiện núm vú thụt vào trong và có dịch kèm máu thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

 

3. Các giai đoạn ung thư vú

Ung thư vú gồm có 5 giai đoạn như sau:

3.1. Ung thư vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư được bác sĩ phát hiện ra ở vị trí các ống dẫn sữa. 

Đây là giai đoạn mà ung thư vú chưa có sự xâm lấn, hay còn gọi là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. 

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bệnh để ngăn chặn sự di căn của bệnh ung thư. Thường thì người bệnh chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị để điều trị bệnh.

3.2. Ung thư vú giai đoạn 1

Giai đoạn này được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn đó là 1A và 1B.

  • Ở giai đoạn 1A, các khối u ở vú của bệnh nhân vẫn có kích thước nhỏ khoảng 2cm và các hạch bạch huyết vẫn chưa bị ảnh hưởng. 
  • Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B thì sẽ không chỉ có khối u ở vú mà còn phát hiện được các khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. 

Có thể nói, đây vẫn là giai đoạn phát hiện bệnh sớm. Do đó, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp trị liệu khác để điều trị bệnh.

3.3. Ung thư vú giai đoạn 2

Khi bệnh đã bước sang giai đoạn 2, các khối u bắt đầu phát triển lớn hơn có kích thước từ 2 đến 5cm và có thể chưa có sự lây lan sang hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. 

Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ đó là 2A và 2B.

  • Giai đoạn 2A: 

Chưa có sự xuất hiện khối u nguyên phát và chưa đi chuyển đến hạch bạch huyết. 

Khối u từ có kích thước từ 2 đến 4cm và chưa có sự lây lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.

  • Giai đoạn 2B: 

Ở giai đoạn, kích thước của khối u là từ 2 đến 4cm và cũng đã bắt đầu tìm thấy các tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1 đến 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. 

Hoặc là khi kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết thì cũng được xếp vào giai đoạn này.

Bệnh nhân ung thư vú khi được phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 thì nên kết hợp nhiều các liệu pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố.

3.4. Ung thư vú giai đoạn 3

Khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u đã lan rộng từ 4 đến 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc các hạch bạch huyết khác ở bên trong vú.

Ở giai đoạn này, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu như bác sĩ phát hiện ra có khối u lớn, thì bạn sẽ phải sẽ được chỉ định dùng biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.

3.5. Ung thư vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn này là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. 

Lúc này, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều các cơ quan trong cơ thể của bệnh nhân. 

Ung thư vú thường có thể di căn đến các cơ quan như xương, não, phổi và gan. 

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị tích cực. Đây là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.

4. Nguyên nhân gây ra ung thư vú

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm ra được các yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết với bệnh ung thư:

  • Những người phụ nữ sinh con muộn, những người không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
  • Do gen di truyền: 

Nếu như trong gia đình có người thân bị mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng rất cao. Do vậy, bạn cũng nên đi bệnh viện thăm khám, bởi vì căn bệnh này có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

  • Những người mà có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh có liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,…
  • Những đối tượng mà sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng có thể phát sinh ung thư vú.
  • Béo phì, lười tập thể dục, ăn không đủ các chất dinh dưỡng, 
  • Có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ bị ung thư vú.

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do một số các yếu tố sau:

  • Tuổi tác: 

Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ bị mắc bệnh càng cao.

  • Tiền sử gia đình: 

Nếu  như mẹ, con gái hoặc chị gái bị mắc bệnh ung thư vú thì khả năng mắc bệnh sẽ lớn hơn.

  • Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2.
  • Uống nhiều đồ uống có cồn.
  • Đã từng phải xạ trị vùng ngực để điều trị một căn bệnh khác trước đó.
  • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn: trước 12 tuổi và sau 55 tuổi.
  • Sinh con lần đầu sau tuổi 35 hoặc không sinh con.
  • Những người mà dùng các loại hormone sinh dục như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
  • Béo phì
  • Đối tượng mà có tiền sử ung thư vú hoặc tăng sinh biểu mô tuyến vú không điển hình 

6. Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:

6.1. Khám tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình

Bác sĩ sẽ khám tổng quát cơ thể của bạn, bao gồm việc xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. 

Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình bạn.

6.2. Kiểm tra vú

Các bác sĩ sẽ kiểm tra vú để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.

6.3. Chụp nhũ ảnh tuyến vú

Những đối tượng phụ nữ từ trên 40 tuổi được các chuyên gia khuyến cáo nên chụp nhũ ảnh hàng nắm để tầm soát ung thư vú. 

Khi các bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú thì các bác sĩ sẽ chỉ định chụp nhũ ảnh trước khi làm những xét nghiệm khác.

6.4. Siêu âm vú

Việc siêu âm vú có thể giúp các bác sĩ xác định được các bất thường trong vú. 

Siêu âm vú là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán phân biệt một u đặc và u nang.

6.5. Chụp MRI (cộng hưởng từ)

Ảnh chụp cộng hưởng từ sẽ giúp bác sĩ theo dõi các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

6.6. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. 

Nồng độ bất thường của một chất nào đó trong máu có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

6.7. Sinh thiết

Nếu bác sĩ phát hiện có khối u ở vú, các bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.

7. Điều trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú thích hợp dựa trên các yếu tố sau:

  • Loại ung thư vú
  • Giai đoạn bệnh
  • Kích cỡ khối u
  • Sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân

Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:

7.1. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật bảo tồn vú

Loại phẫu thuật này chỉ nhằm mục đích loại bỏ khối u trong vú và một phần mô tuyến vú xung quanh.

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tiết kiệm da. 

Loại phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú nhưng vẫn giữ lại da nhằm mục đích phục vụ cho việc tái tạo tuyến vú thẩm mỹ sau đó.

  • Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư. 

Loại phẫu thuật này có mục đích là loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết vùng nách, lớp da cùng với các mô mỡ dưới da của thành ngực.

  • Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác. 

Phẫu thuật này giúp xác định tế bào ung thư đã di căn đến hạch nách hay chưa. 

Loại phẫu thuật này có thể được thực hiện ở một số giai đoạn bệnh. Nó giúp làm giảm bớt các biến chứng vùng tay so với phẫu thuật nạo lấy toàn bộ hạch bạch huyết vùng nách.

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên đối diện 

Phẫu thuật này giúp phòng ngừa ung thư vú. Có thể được chỉ định thực hiện ở những người mà có nguy cơ ung thư vú cao như đột biến gen chẳng hạn.

7.2. Xạ trị

Xạ trị là biện pháp mà sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn ngừa chúng phát triển.

Trước đây xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. 

Sau này, một tiến bộ mới là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi thực hiện phẫu thuật lấy khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ có chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian nhất định để nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

7.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh trong cơ thể. 

Phương pháp hoá trị có thể được sử dụng với mục đích để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.

Phương pháp cũng có thể là được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát được. 

Tuy nhiên, các thuốc hóa trị có thể gây ra cho bệnh nhân nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

7. 4. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone đồng thời không cho khối ung thư phát triển. Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú mà có nguyên nhân liên quan đến hormone.

7.5. Liệu pháp điều trị trúng đích

Đây là phương pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh. 

Những loại thuốc có thể sử dụng ở phương pháp này bao gồm:

  • Kháng thể đơn dòng.
  • Thuốc ức chế tyrosine kinase.
  • Chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết.

8. Phòng ngừa ung thư vú như thế nào?

8.1. Khám sàng lọc ung thư vú, và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Vì giai đoạn khởi phát bệnh của ung thư vú kéo dài từ 8 đến 10 năm nên việc khám sàng lọc ung thư có giá trị cao trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. 

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên tới hơn 80%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ này sẽ là 60%, đồng thời có thể bảo tồn được vú. 

Ở giai đoạn 3 thì khả năng khỏi hẳn bệnh là rất thấp. 

Đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ nhằm mục đích để kéo dài cuộc sống và giảm bớt sự đau đớn.

8.2. Xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau xanh và bổ sung thêm các thực phẩm giàu phytoestrogens.
  • Cân nhắc kỹ việc điều trị bằng hormone ở giai đoạn mãn kinh: 

Việc tăng bổ sung thêm lượng hormone estrogen vào cơ thể có thể làm tăng sự phân chia tế bào vú. Điều đó có thể dẫn đến làm tăng thêm nguy cơ kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường gây ung thư vú.

  • Bên cạnh đó một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hay thuốc lợi tiểu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh ung thư vú mà có thể đe dọa đến tính mạng của các chị em. Khơi Xuân Khang Linh hy vọng rằng những thông tin trên có thể hữu ích cho chị em trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.