Ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch là hiện tượng xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là những chị em thấy có những biểu hiện mang thai. Tình trạng này có thể là bình thường cũng có thể là bất thường nên chị em cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó. Hãy cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu về ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch để giúp chị e giải đáp những thắc mắc về vấn đề này và có chuẩn bị tốt nhất.
XEM THÊM:
- Bị trễ kinh 3 ngày thử que được chưa? Cách thử que chính xác nhất
- Chậm kinh 15 ngày thử que 1 vạch đậm: Có thai hay không?
- Thực hư vấn đề 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không?
- Thực hư việc tiêm thuốc nội tiết để dưỡng thai
1. Hiện tượng ra máu báo thai là gì?
Theo dân gian, máu báo thai hay còn được gọi là máu “hỷ” vì nó mang đến tin vui. Máu báo thai được xem là hiện tượng sớm nhất cho biết quá trình thụ tinh thành công của trứng và đã được làm tổ. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và di chuyển dần xuống âm đạo. Tại nơi phôi được làm tổ trong buồng tử cung, lớp niêm mạc sẽ dần bị tổn thương và có tình trạng xuất huyết gây nên hiện tượng chảy máu, được gọi là máu báo thai. Bình thường, sau khoảng 7 – 14 ngày tính kể từ thời điểm quan hệ, nếu trứng được thụ tinh thành công thì máu báo thai sẽ xuất hiện. Nhưng do lượng máu báo thai này xuất huyết rất ít nên nhiều chị em có thể sẽ không để ý thấy khi máu được đẩy ra ngoài âm đạo.
Máu báo thai được coi là cơ chế sinh lý bình thường của chị em khi bắt đầu cho quá trình mang thai. Vì vậy, nếu chị em nào đang mong có thai thì đây chính là dấu hiệu báo tin vui, hoàn toàn không cần phải can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, hiện tượng ra máu báo thai không quá phổ biến và không phải ai khi mang thai cũng xuất hiện dấu hiệu này. Theo thống kê gần đây, có khoảng từ 20 đến 25% phụ nữ mang thai có xuất hiện hiện tượng này.
Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thành công, phụ nữ có thể gặp tình trạng đau bụng dưới ở mức độ nhẹ và vừa, đồng thời âm đạo tiết ra những đốm máu màu hồng nhạt hoặc nâu ở quần lót.
Có nhiều nguyên nhân làm nhiều người nhầm tưởng rằng máu báo thai là máu kinh tới sớm và không biết là mình đang có thai nên thường bỏ qua dấu hiệu này.
Thời gian có máu báo thai ở mỗi người sẽ khác nhau, nó có thể xuất hiện trong vài giờ hoặc một vài lần trong ngày. Rất ít khi gặp trường hợp ra máu báo kéo dài nhiều ngày, nếu có tình trạng niêm mạc tử cung bị tổn thương nhiều thì lượng máu báo thai cũng càng lớn. Vì thế mà có một số người chỉ có vài giọt máu nhưng cũng có người lại ra lượng lớn như máu khi đến kỳ kinh do đó nhiều người thường nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt.
Cũng như không phải người phụ nữ nào cũng ra máu báo thai khi có thai. Nếu muốn biết một cách chắc chắn, sử dụng que thử thai sẽ có độ tin cậy cao hơn hoặc cũng có thể chờ thêm một thời gian nữa để siêu âm hay xét nghiệm thai cho kết quả chính xác hơn.
Nếu thực sự ra máu do mang thai nhưng máu báo thai kéo dài quá lâu hay đi kèm với những triệu chứng bất thường khác, chị em cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra, tránh nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng tới phôi thai hoặc sảy thai.
2. Phân biệt máu báo thai và máu chu kỳ kinh nguyệt
Nếu phụ nữ có kỳ kinh nguyệt ổn định hoặc thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và thời gian sinh hoạt tình dục sẽ dễ nhận ra máu báo thai và máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em nhầm lẫn hiện tượng máu báo thai và máu kinh nguyệt.
2.1. Những đặc điểm của máu báo thai
Máu báo có thai thường có những đặc điểm sau đây:
- Máu có dạng đốm nhỏ màu hồng nhạt hoặc nâu, có thể đỏ tươi.
- Không có những cục máu đông và không kèm theo dịch nhầy, có thể lẫn dịch âm đạo.
- Lượng máu chảy thường rất ít, chỉ vài giọt và kéo dài 1 – 2 ngày.
- Máu chảy kèm theo các triệu chứng chậm kinh, thèm ngủ, thèm ăn,…mà không có các triệu chứng kinh nguyệt.
- Trong một số trường hợp, chị em cơ địa yếu có thể kèm theo tình trạng đau bụng nhẹ nhưng cơn đau thường ngắn và nhanh chóng qua đi trong ngày.
2.2. Những đặc điểm ra máu do kinh nguyệt
Trong khi đó, máu do đến kỳ kinh lại có những đặc điểm như:
- Máu có màu đỏ sậm hoặc thâm đen, có thể chứa những cục máu đông, niêm mạc tử cung.
- Lượng máu chảy nhiều, ồ ạt, tăng dần từ ngày thứ 2, sau đó giảm dần.
- Máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày tùy cơ địa của từng người.
- Có mùi tanh đặc trưng.
- Có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội, đau lưng, căng ngực,…
Như vậy, chỉ cần chú ý đến đặc điểm máu ra, chị em hoàn toàn có thể phân biệt được máu báo thai với máu do đến kỳ kinh nguyệt.
3. Khi nào mới có hiện tượng máu báo thai?
Việc có xuất hiện máu báo thai hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thông thường thời gian máu báo thai xuất hiện là 7 đến 14 ngày sau khi quan hệ tình dục mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì sẽ xuất hiện máu báo thai ở quần lót.
Quá trình này sẽ được diễn ra như sau:
- Ngày thứ nhất được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Từ ngày thứ 14 đến ngày 16: Đây là thời điểm rụng trứng diễn ra và có quan hệ tình dục.
- Từ ngày 18 đến ngày 20: Quá trình thụ tinh diễn ra hợp thành phôi thai.
- Từ ngày 26 đến ngày 28: Phôi thai bám vào tử cung và xuất hiện hiện tượng máu báo thai, hiện tượng này thường chỉ xảy ra vào khoảng 2 ngày trở xuống.
Khi xuất hiện tình trạng ra máu báo thai, cơ thể chị em sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: thèm ăn hơn so với bình thường, thân nhiệt tăng, đi tiểu nhiều lần, cơ thể mệt mỏi… đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm nhất, vì vậy chị em cần lưu ý để có thể nhận biết và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.
Ngoài ra, nếu tình trạng máu ra quá nhiều và kéo dài hơn 2 ngày thì đây có thể là dấu hiệu bất thường. Lúc này, ngoài việc thử thai thì chị em cần phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra thật kỹ và xử lý đúng cách.
4. Ra máu báo thai có dùng que thử được không?
Ra máu báo thai dùng que thử được chưa là điều mà nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. Bởi vì máu báo thai thường xuất hiện sau từ 7 – 14 ngày kể từ ngày chậm kỳ kinh nên với chị em có thể dùng que thử thai để biết được kết quả chính xác hơn. Không cần thiết phải chờ đợi các dấu hiệu ốm nghén, nôn mửa bởi vì những dấu hiệu báo thai này xuất hiện khá trễ. Trong trường hợp có máu báo thai, chị em hoàn toàn có thể dùng que thử thai để biết có mang bầu hay không.
Đặc biệt với những chị em đang mong có con thì đây là tín hiệu báo tin mừng đầu tiên. Thông thường, tâm lý của chị em là sẽ mua que thử luôn. Nhưng có không ít trường hợp que thử thai chỉ lên 1 vạch, khiến chị em buồn bã hay lo lắng.
5. Hiện tượng ra máu báo thai nhưng thử que lên 1 vạch là do những nguyên nhân nào?
Nhiều chị em gặp phải tình trạng ra máu báo nhưng khi thử que lên 1 vạch thường rất lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này thường hay gặp và gây nên bởi các nguyên nhân sau:
5.1. Ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch do thời gian thử thai quá sớm
Nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng này là do nồng độ hCG có trong nước tiểu khi ấy chưa đạt nồng độ để thử. Do đó mà kết quả sau khi thử thai chỉ là 1 vạch. Hoặc trường hợp này cũng có thể xảy ra do chị em đã thử thai không đúng thời điểm như không phải lúc sáng sớm mới thức dậy hoặc trước khi thử thai đã uống quá nhiều nước khiến cho nước tiểu bị pha loãng.
Ra máu báo thử thai nhưng que thử 1 vạch do có sự ảnh hưởng của nồng độ Beta hCG trong nước tiểu là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên và khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang, lo lắng. Có thể xử lý tình trạng này bằng cách chọn mua 1 que thử và thử lại vào đúng thời điểm lúc sáng sớm khi vừa thức dậy để kết quả được chính xác hơn.
Ngoài ra, nếu thời điểm thử thai của chị em quá sớm khi cơ thể chưa tiết đủ lượng hormone cần thiết để que thử thai có thể nhận biết thì chị em có thể chờ đợi thêm vài ngày sau đó và thử lại để cho kết quả chính xác nhất.
5.2 Ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch do tình trạng xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo được coi là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Tình trạng này khiến cho nhiều chị em phụ nữ lầm tưởng đây là máu báo thai. Nguyên nhân gây ra xuất huyết âm đạo là do viêm nhiễm âm đạo, có vật thể lạ ở âm đạo hay do chấn thương, quan hệ tình dục quá mạnh. Ngoài hiện tượng ra máu âm đạo, người bệnh còn có tình trạng đau bụng dữ dội, chậm kinh hay rong kinh… Vì vậy, để biết chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm và khám bệnh cụ thể.
5.3. Sử dụng que thử thai không đúng cách
Trong quá trình dùng que thử thai, nếu chị em dùng que thử thai chưa đúng cách thì que thử cũng cho kết quả 1 vạch. Vì vậy, chị em cần đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng que thử thai sao cho đúng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những que thử thai đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng là điều cần thiết
Đồng thời, chỉ cần đáp ứng đủ khoảng thời gian đã đề cập đến ở trên và thử đúng thời điểm chị em hoàn toàn có thể sử dụng que thử thai để xác nhận. Các bước sử dụng que thử thai như sau:
- Bước 1: Lấy nước tiểu vào cốc, tốt nhất là nước tiểu buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.
- Bước 2: Lấy que thử ra khỏi bao, túi đựng.
- Bước 3: Nhúng đầu que thử thai vào cốc nước tiểu trên theo hướng mũi tên chỉ xuống, phải đảm bảo nước tiểu không ngập quá đến vạch giới hạn của nước tiểu.
- Bước 4: Để nước tiểu thấm dần lên que, sau đó lấy que thử thai ra, để trên bề mặt sạch, khô và đợi 5 phút để đọc kết quả trên que thử. Nếu que thử có 2 vạch là có thai còn 1 vạch là chưa có thai.
Chú ý: Cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để kết quả được chính xác nhất.
5.4. Thử que khi nước tiểu loãng
Nếu uống quá nhiều nước sẽ khiến cho nồng độ hCG trong nước tiểu bị giảm và gây ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, thời điểm tốt nhất để chị em thử thai là vào buổi sáng khi mới thức dậy và nên hạn chế uống nước bởi vì đây là lúc nồng độ hCG trong cơ thể đang ở mức cao nhất.
Ngoài ra, nếu hiện tượng ra máu âm đạo kèm theo mùi hôi khó chịu và sốt cao, đau bụng dưới thì có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa hoặc do sảy thai, thai ngoài tử cung… Để tránh các biến chứng nguy hiểm, chị em nên thăm khám để phát hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị đúng cách, hiệu quả.
5.5. Nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu chu kỳ kinh nguyệt
Máu báo thai và máu kinh nguyệt thường dễ bị nhầm với nhau do chúng có dấu hiệu tương đối giống nhau nên dic nhiên kết quả thử thai báo về âm tính. Chị em nên đợi thêm khoảng 1-2 tuần rồi kiểm tra lại cho chính xác hoặc cũng có thể đến các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra một cách chính xác mình có thai hay không.
Bên cạnh đó, có một số chị em phụ nữ vẫn chưa thực sự nắm rõ được đặc điểm của máu báo thai với kinh nguyệt nên dễ nhầm lẫn, dẫn đến sử dụng que thử thai và chỉ xuất hiện 1 vạch. Vì vậy, nếu đúng là xuất hiện tình trạng ra máu báo thai mà thử que vẫn chỉ lên 1 vạch thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
5.6. Do tình trạng sử dụng thuốc
Một số thuốc sẽ kèm theo tác dụng phụ như: thuốc giảm đau, thuốc giảm cân, thuốc nội tiết đặc biệt là những thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ dẫn đến nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt rất cao. Vì vậy mà hiện tượng chậm kinh, ra chút máu màu nâu chính là minh chứng cho tình trạng rối loạn kinh đang xảy ra.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết có một số loại thuốc làm ảnh hưởng tới kết quả thử thai như: các thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau trong thành phần có chứa paracetamol, thuốc an thần,…
Thế nên, nếu bạn đang sử dụng một trong số những loại thuốc kể trên thì tốt nhất bạn nên ngừng những loại thuốc này sau đó thử lại để kết quả chính xác.
6. Khi có hiện tượng ra máu cần làm gì?
Khi ra máu âm đạo, chị em nên dùng băng vệ sinh để theo dõi tình trạng máu. Chị em cần quan sát các đặc trưng về màu sắc, lượng máu để biết được có bất thường nào khác hay không. Máu báo thai là hiện tượng bình thường nếu như có những đặc điểm đã được nêu ở trên.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện những tình trạng bất thường sau đây cần phải đi khám ngay lập tức:
- Ra máu âm đạo kèm theo đau bụng dữ dội và hiện tượng sốt cao. Trong trường hợp này, có khả năng chị em đang bị động thai hoặc sảy thai.
- Ra máu âm đạo đồng thời bị chuột rút và đau một bên bụng, đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung.
- Ra máu âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu mắc những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
7. Cách xác nhận có thai chính xác nhất sau khi có máu báo thai
Tính đến thời điểm hiện tại, cách để biết rõ chính xác là mình có mang thai hay không chính là làm xét nghiệm máu Beta-HCG. Nếu thực sự mang thai, hàm lượng HCG sẽ tăng lên gấp đôi theo mỗi ngày. Đây được xem là xét nghiệm phát hiện có thai chuẩn nhất.
Tiên lượng nồng độ Beta-HCG như sau:
- Nếu nồng độ Beta-HCG lớn hơn hoặc bằng 25U/L: Kết quả chắc chắn có thai
- Nếu nồng độ Beta-HCG lớn hơn 5U/L và nhỏ hơn 25U/L: Nghi ngờ có thai.
- Nếu nồng độ Beta-HCG nhỏ hơn 5U/L: Không có thai.
Nếu xét nghiệm này cho kết quả bạn không có thai thì chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch để chị em phụ nữ tham khảo và nắm rõ được tình trạng cơ thể mình. Từ đó, đưa ra những biện pháp cũng như cách xử lý tốt nhất để đảm bảo sức khỏe sinh sản đặc biệt là khi mang thai.
Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.
– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…
– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.
– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.
– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.
– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục.
– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa.
– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ
– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.
– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…
Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí