Phụ nữ sau khi sinh thường mắc bệnh gì và cách chữa trị?

Sau sinh, cơ thể chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi. Vì vậy, việc biết được những vấn đề thường gặp sau sinh con sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần sau khi mang thai. Hãy đọc bài viết này của Khơi Xuân Khang Linh để biết được phụ nữ sau khi sinh thường mắc bệnh gì nhé!

Xem thêm: 

I. Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh gì?

1. Xuất huyết sau sinh

Phụ nữ trong và sau khi sinh thường sẽ bị chảy máu, tuy nhiên nếu lượng máu ồ ạt quá nhiều thì được gọi là xuất huyết (băng huyết) sau sinh. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong. Xuất huyết sau sinh xảy ra ở khoảng 50% các ca sinh, đặc biệt nếu ca sinh kéo dài hoặc sinh đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba).

Biện pháp chữa trị:

Có một số phương pháp điều trị xuất huyết sau sinh. Ví dụ như tăng cường xoa bóp tử cung, co chân lên cao ngang ngực và hỗ trợ thở bằng mặt nạ dưỡng khí. Một số loại thuốc điều trị có thể sử dụng như methergine và hemabate, nhưng nếu những thuốc này không có tác dụng thì có thể thực hiện phẫu thuật

2. Nhiễm trùng thận sau sinh

Nhiễm trùng thận xảy ra nếu vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ cổ tử cung vào bàng quang, tiết niệu. Các biểu hiện là tiểu nhiều lần, sốt, mệt mỏi, đau lưng dưới, khó đi tiểu và táo bón.

Biện pháp chữa trị:

Nếu đã chẩn đoán bị nhiễm trùng thận, phương án điều trị trước hết sẽ là uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh. Bệnh nhân có thể cần uống nhiều nước hơn để duy trì mức độ hydrat hóa trong cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu cũng rất cần thiết ở giai đoạn trong và cuối phác đồ điều trị.

3. Đau vết mổ sau khi sinh

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật bao gồm việc cắt mở ổ bụng và tử cung để đưa em bé ra ngoài. Vết mổ sau đó được khâu lại bằng chỉ khâu y tế. Vết thương này sẽ mất một thời gian để lành lặn và có thể sẽ đau đớn khi vận động hoặc chạm vào vết thương trong một vài tuần sau đó.

Biện pháp chữa trị:

Sau khi sinh mổ, phụ nữ nên nằm nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn. Bệnh nhân có thể được kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh để nhanh chóng hồi phục. Nếu bị táo bón hoặc căng tức bụng, mẹ có thể sẽ bị đau nhiều hơn. Để hạn chế vấn đề này, phụ nữ nên ăn chậm, nhai kĩ và tránh các món ăn quá mặn vì có thể có nguy cơ giữ nước, sưng vết mổ.

4. Ra sản dịch sau sinh

phu-nu-sau-sinh-thuong-mac-benh-gi-2
Ra sản dịch sau sinh là một trong những bệnh sau sinh chị em phụ nữ thưoowngf gặp phải

Sản dịch là máu chảy ra từ âm đạo sau khi sinh. Sản dịch sẽ thường xảy ra trong vài tuần sau sinh. Trong sản dịch bao gồm cả các mảnh nhau thai sót lại, dịch âm đạo và những cục máu đông. Sản dịch thường có màu đỏ thẫm trong tuần đầu tiên, dần dần trở thành màu hồng, vàng và trắng theo thời gian.

Biện pháp chữa trị:

Đây là một hiện tượng không thể tránh khỏi, chỉ có thể đợi cho đến khi hết sản dịch. Sản dịch sẽ chảy ra nhiều khi cho con bú và vận động tập thể dục. Sản dịch thường sẽ giảm dần cho tới khi ngừng hoàn toàn. 

5. Đi tiểu không tự chủ sau sinh

Sau khi sinh, các cơ vùng chậu giúp đẩy em bé ra ngoài trong khi sinh sẽ bị đau mỏi. Đây cũng chính là các cơ giúp cơ thể kiểm soát thời điểm tiểu tiện. Chính vì thế, sau sinh các cơ này sẽ yếu hơn, việc nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi thực hiện các hoạt động cười hay đi bộ là điều không hiếm gặp.

Biện pháp chữa trị:

Hồi phục chức năng bàng quang sau khi sinh có thể mất từ vài tuần đến vài tháng. Các phương pháp điều trị được khuyến cáo là tập các bài tập Kegel, giúp tăng cường sức bền các cơ vùng chậu. Phụ nữ có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày để tránh những tình huống bất ngờ khi đi ra ngoài.

6. Viêm vú sau sinh

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng ở vú gây các triệu chứng như các sưng đỏ ngực, buồn nôn, sốt, nhức đầu và ớn lạnh. Nguyên nhân là do bị nhiễm vi khuẩn và khả năng miễn dịch bị giảm sút do căng thẳng sau sinh. Nứt đầu vú khi cho con bú cũng có thể gây nhiễm trùng.

Biện pháp chữa trị:

Khi phát hiện ra các dấu hiệu bị viêm vú, mẹ cần tới bác sĩ khám và chẩn đoán. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh như Cephalexin và Dicloxacillin. May mắn rằng cho con bú không bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng và mẹ vẫn có thể cho con bú khi bị viêm vú. Để giảm đau, có thể chườm nóng và lạnh xen kẽ tại các vùng bị đau. Mẹ nên mặc quần áo rộng trong thời gian này để tránh ma sát hoặc tích tụ mồ hôi.

7. Tắc tuyến sữa

Tắc sữa là do bị tắc nghẽn trong ống dẫn sữa và triệu chứng tương tự như viêm vú như: đau nhói, đỏ và sưng ngực.

Biện pháp chữa trị:

Cách điều trị hiệu quả nhất là massage vú và vắt sữa thường xuyên, có thể dùng một chiếc khăn ấm để làm dịu cảm giác khó chịu và sưng tấy.

8. Rạn da vùng bụng, đùi

Các vết rạn da là các đường màu đỏ, vàng hoặc nâu xuất hiện trên da khi da giãn căng ra. Hiện tượng này khá phổ biến trong khi mang thai và sau sinh, thường là ở đùi, bụng, hông và ngực.

Biện pháp chữa trị:

Những vết rạn da này chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, chứ không hề gây đau đớn hay nguy hiểm gì tới cơ thể. Tuy nhiên rất nhiều phụ nữ rất đau buồn vì vấn đề này, họ sẽ thường mua kem bôi chống rạn để dùng với mong muốn xóa sạch những vết rạn đã hình thành. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đó không hề có tác dụng. 

9. Táo bón  

Táo bón là một vấn đề thường xảy ra trong những tuần cuối của thai kỳ, khi thai nhi đang phát triển nhanh gây áp lực lên ruột, làm chậm lại quá trình đẩy phân ra ngoài cơ thể. Vấn đề này thường sẽ vẫn tiếp tục xảy ra sau khi sinh và gây cho mẹ đau đớn, khó chịu kéo dài. Táo bón cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu không tự chủ.

Biện pháp chữa trị:

Táo bón sau sinh thường tự hết sau một tuần hoặc lâu hơn, nhưng có một vài cách để giảm nhẹ tình trạng này như tăng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống của bạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc và đậu lăng. Uống ít nhất ba lít nước mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể cải thiện tiêu hóa, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ. 

Trong những trường hợp bị nặng, táo bón có thể dẫn đến trĩ, trong trường hợp này mẹ có thể được kê toa sản phẩm hỗ trợ làm mềm phân để giảm áp lực khi đại tiện

10. Căng tức sữa sau sinh 

Vài ngày đầu tiên sau sinh, sữa “về” có thể khiến vú bị căng tức, thậm chí là sưng lên. Vì khi đó lượng sữa mới sẽ khiến kích thước và trọng lượng vú của mẹ tăng lên đột ngột.

Biện pháp chữa trị:

Căng tức sữa thường sẽ tự biến mất sau khi lịch trình cho con bú đã ổn định. Nếu cần thiết, bạn có thể giảm bớt áp lực bằng cách hút bớt sữa bằng máy hút sữa. Nếu quá khó chịu, có thể dùng biện pháp chườm lạnh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc giảm đau.

11. Rụng tóc sau khi sinh con

Khi mang thai, tóc và da của mẹ thường ở giai đoạn đẹp nhất, do mức độ hormone tăng lên ở mức cao nhất. Sau khi sinh, hormone giảm sẽ khiến mẹ bắt đầu rụng tóc đáng kể.

Biện pháp chữa trị:

Vì hormone sẽ trở lại trạng thái bình thường trong vòng 4 đến 6 tháng, lượng tóc rụng sẽ giảm dần tự nhiên mà không cần bất cứ tác động nào. Ngoài ra, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ rụng tóc bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Tránh sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao vì có thể gây hỏng tóc và rụng tóc nhiều hơn. 

12. Viêm nội mạc tử cung sau khi sinh

Viêm nội mạc tử cung là một trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn ở nội mạc tử cung. Các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm sốt cao, đau bụng, tiết dịch âm đạo mùi hôi, v.v… Các nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do thời gian sinh kéo dài gây vỡ hoặc rách tử cung. Nếu không được kiểm soát kịp thời, viêm nội mạc tử cung có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, áp xe vùng chậu và sốc nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đặc biệt, có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Biện pháp chữa trị:

Quy trình điều trị chuẩn bao gồm dùng thuốc kháng sinh như clindamycin và gentamicin. Ngoài ra, những bệnh nhân này nên được nghỉ ngơi và ăn chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để nhanh hồi phục.

13. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh được phát hiện ở rất nhiều phụ nữ do sự thay đổi trong mức độ hormone cũng như do áp lực từ việc chăm sóc em bé. Khoảng 1/10 phụ nữ sau sinh có dấu hiệu mắc trầm cảm và họ thường có những cảm xúc như lo lắng, tuyệt vọng và hoảng sợ. Các triệu chứng khác như mất hứng thú trong các hoạt động, sút cân, mệt mỏi, cảm giác tội lỗi, có khuynh hướng tự sát,…

Biện pháp chữa trị:

Nếu bạn cảm thấy tâm trạng của mình rất tồi tệ sau sinh, hãy nhớ ba việc tốt nhất bạn nên làm lúc này: nghỉ ngơi, tập thể dục và ăn chế độ lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ ăn các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, nghỉ ngơi đủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ như đị bộ, bơi lội có ít khả năng bị trầm cảm hơn. Ngoài ra, nếu đang cảm thấy rất tồi tệ và áp lực, hãy nhờ sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè chăm sóc em bé để có thể có thời gian nghỉ ngơi và chữa bệnh.

14. Nhiễm trùng tử cung sau khi sinh 

Nếu bạn sinh em bé thành công, nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể trong khoảng nửa giờ sau khi sinh. Nhưng có những trường hợp nhau thai vẫn còn sót lại một ít trong tử cung và có thể dẫn đến nhiễm trùng các mô tử cung. Túi ối cũng có thể bị nhiễm trùng trong quá trình chuyển dạ và có thể gây ra các biến chứng sau sinh như giảm miễn dịch, sốt cao, tim đậu nhanh, đau bụng và sản dịch có mùi hôi,…

Biện pháp chữa trị:

Nếu bị chẩn đoán là bị nhiễm trùng, mẹ sẽ được kê toa thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch để kiểm soát lây lan và biến chứng như sốc nhiễm khuẩn có thể gây tử vong. 

  1. Khó khăn khi quan hệ vợ chồng

Để đời sống tình dục được trọn vẹn, bạn nên chú trọng tới thể chất và cảm xúc của chính bản thân mình. Điều này có nghĩa là sau sinh 5 đến 7 tuần, hoặc cho tới khi sản dịch hoàn toàn hết, bạn mới nên quan hệ tình dục. Thậm chí có thể bạn sẽ không hứng thú với quan hệ tình dục trong nhiều tháng sau sinh. Đó là do sự biến động của các nội tiết tố trong cơ thể.

Biện pháp chữa trị:

Hãy nhớ rằng, những vấn đề này không phải là vĩnh viễn. Hãy chia sẻ với chồng bạn về những suy nghĩ và cảm xúc của mình để gắn kết và được thông cảm.

16. Sa tử cung sau khi sinh 

phu-nu-sau-sinh-thuong-mac-benh-gi-1
Sa tử cung là một trong những bệnh thường gặp sau sinh

Việc mang thai quá nặng nề hoặc mang đa thai có thể khiến các cơ quan như trực tràng, tử cung hoặc bàng quang bị chèn ép lệch khỏi vị trí. Các triệu chứng sa tử cung hoặc trực tràng, bàng quang có thể bao gồm: cảm giác bị kéo ở bụng, đại tiện và tiểu tiện khó khăn.

Biện pháp chữa trị:

Nếu chỉ bị ở tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn tránh nâng các vật nặng và cai thuốc lá. Tập các bài tập kegel cũng có thể giúp các cơ vùng chậu khỏe mạnh hơn. Trong một số trường hợp, có thể cần thiết phải can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh vị trí các cơ quan bị lệch vị trí. 

17. Đau âm hộ sau khi sinh

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn là một thủ thuật rạch một khe nhỏ để giúp quá trình sinh thường thuận lợi hơn. Sau khi sinh, bạn có thể bị đau nhức ở vùng đó trong một thời gian.

Biện pháp chữa trị:

Một vài phương pháp có thể làm dịu đau vết rạch tầng sinh môn như: tắm bồn nước ấm. Chị em nên đảm bảo giữ sạch sẽ và tránh ma sát ở khu vực đó. Hãy mặc quần lót rộng để không khí có thể lưu thông, giúp nhanh lành vết thương hơn. Nếu vùng đó có biểu hiện sưng hoặc ngứa, hãy tới bác sĩ khám ngay khi có thể.

18. Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp hay xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con lần đầu, đây là do sự gia tăng kháng thể kháng giáp trong máu. Có hai loại bệnh tuyến giáp hay gặp: Suy giáp (bướu cổ) có biểu hiện giảm cân, buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút,…Và cường giáp có những biểu hiện như mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, tim đập nhanh,… 

Biện pháp chữa trị:

Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp, cần thực hiện các xét nghiệm phóng xạ I ốt. Điều trị bệnh tuyến giáp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như tuổi tác, sức khỏe và mức độ bệnh. Ở giai đoạn đầu của bệnh không cần có biện pháp điều trị cụ thể, còn nếu sau đó bệnh tiến triển, có thể dùng liệu pháp hormone tuyến giáp để điều trị.

19. Khó tiểu

Bạn có thể thấy khó đi tiểu ngay sau khi sinh. Một số nguyên nhân gây nên hiệu tượng này như: tác dụng phụ của thuốc gây mê và giảm nhạy cảm bàng quang do áp lực trong quá trình chuyển dạ.

Biện pháp chữa trị:

Uống đủ nước sẽ giúp thiết lập lại hệ thống tiết niệu của bạn sau vài giờ. Nếu vẫn tiếp tục đi tiểu khó khăn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ đặt ống truyền và túi đựng nước tiểu. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để xác định bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

20. Đau nhức đầu 

Đau đầu liên tục hoặc mãn tính là tác dụng phụ của quá trình gây mê được sử dụng trong khi sinh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là triệu chứng của tiền sản giật, khi đó có thể kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn và nôn, sưng chi, tăng huyết áp, mờ mắt, v.v.

Biện pháp chữa trị:

Nếu bạn gặp nhiều hơn một vài triệu chứng trên, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

II. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Chị em nên chú ý đến cơ thể của bạn trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh, và đi khám ngay nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào được mô tả dưới đây, vì chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau sinh:

  • Chảy máu quá nhiều hoặc đau dai dẳng ở vùng âm đạo.
  • Sốt cao và đau vùng bụng dưới.
  • Thấy đau ở các vị trí chân tay, ngực hoặc bụng
  • Xuất hiện suy nghĩ tự tử, bạo lực hoặc trầm cảm sau sinh.
  • Âm đạo có mùi hôi sau hai tuần sau khi sinh con.

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cungbuồng trứng đa nang

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Trên đây là bài viết về phụ nữ sau khi sinh thường mắc bệnh gì? Giai đoạn hậu sản là một giai đoạn rất quan trọng.. Lúc này có thể với bạn, con là điều đặc biệt nhất nhưng hãy đừng quên tự chăm sóc sức khỏe của chính mình bạn nhé.